phone

Sống thọ hay sống chất lượng? Lựa chọn nào cho người Việt?

Sống thọ hay sống chất lượng? Lựa chọn nào cho người Việt?

Tác giả:

Làm thế nào để sống thọ và khỏe mạnh trong môi trường hiện đại là băn khoăn của rất nhiều người Việt. Theo báo cáo của Cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2023, là 73,7 tuổi nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt chỉ đạt 65 tuổi. Như vậy người Việt có gần 10 năm sống chung với gánh nặng bệnh tật.

1. Nguyên nhân người Việt tăng tuổi thọ nhưng bệnh tật nhiều

Trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt, những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh, đối diện với nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày. Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện nghi, cơ hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và môi trường sống của chúng ta.

1.1 Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực và trí lực, đặc biệt là sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày là nguồn bổ sung năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện tinh thần, thư giãn cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.2 Sự gia tăng của một số loại bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm đang ngày một gia tăng và chiếm tới hơn 2/3 tổng số ca mắc bệnh và tử vong trên toàn quốc.

Sự gia tăng của một số loại bệnh không lây nhiễm

Sự gia tăng của một số loại bệnh không lây nhiễm

 

Một số bệnh không lây nhiễm tiêu biểu ảnh hưởng với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam theo thống kê năm 2021 như sau:

  • Gần 21% dân số từ 15 tuổi trở lên hút thuốc, bao gồm 41% nam giới và 0,6% nữ giới. Ngoài ra, có khoảng 1/3 dân số đã từng tiếp xúc với khói thuốc.
  • Gần 2/3 nam giới (khoảng 64,2%) và 1/10 nữ giới (khoảng 9,8%) hiện có uống rượu, bia. 
  • Khoảng 59% dân số có chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây so với khuyến nghị (khoảng 400g mỗi ngày).
  • Tỷ lệ dân số thường xuyên hoặc luôn luôn thêm mắm, muối hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu hoặc khi ăn là 78%. 
  • Gần 1/4 dân số thiếu hoạt động thể lực thể chất, không đạt mức theo khuyến nghị của WHO.
  • Gần 1/5 dân số bị thừa cân (có chỉ số BMI ≥25 kg/m2), trong đó có 2% béo phì (chỉ số BMI ≥30 kg/m2).

Nhìn chung, có khoảng 15,3% dân số Việt Nam trong độ tuổi 40-69 có nguy cơ cao ≥ 20% trong vòng 10 năm tới bị các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Tuy nhiên, chỉ có khoảng 41% trong nhóm nguy cơ được tư vấn và dùng thuốc hoặc biện pháp phòng ngừa bệnh.

1.3 Ô nhiễm môi trường ở mức nặng

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng lên, từ đó khí thải ô nhiễm và chất thải công nghiệp ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ sinh, làm sạch không gian sống của mọi người còn hạn chế, rất nhiều nơi người dân phải phải sống gần khu rác tập thể. Ngoài ra, tình hình thời tiết cực đoan, bão lũ, hạn hán, bệnh dịch thất thường, khó kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của mọi người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Ô nhiễm môi trường ở mức nặng

Ô nhiễm môi trường ở mức nặng

2. 7 việc làm nhỏ giúp bạn sống thọ, khỏe mạnh hơn

2.1 Thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc nên làm với tất cả mọi người để kiểm soát cơ thể và sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, người dân Việt Nam thường không có thói quen này, năm 2022, chỉ có hơn 2.5 triệu người lao động có kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tất cả mọi người nên kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần, tương ứng với 2 lần/năm. 

2.2 Không nạp quá nhiều đường vào cơ thể

Cơ thể nạp quá lượng đường cho phép làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Do đó, bạn không nên bổ sung quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày, thay vào đó nên chọn thực phẩm lành mạnh như rau củ, hoa quả, hạt ngũ cốc,... Ngoài ra, nên hạn chế ăn vặt, bánh ngọt, nước ngọt mà nên tự nấu ăn tại nhà và kiểm soát lượng đường trong ngày.

2.3 Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn diện và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số nguyên tắc cơ bản giúp bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh như:

 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

  • Cân bằng dinh dưỡng: Đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất,...
  • Đa dạng thực phẩm: Thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày để cân bằng dinh dưỡng và ăn ngon miệng.
  • Kiểm soát khẩu phần: Tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là các chất như dầu mỡ, đường, chất kích thích,...
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để duy trì cơ thể hoạt động tốt.

2.4 Ngồi ít hơn

Theo CBS news, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc ngồi quá lâu trong ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tim mạch, tiểu đường và thậm chí là ung thư. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy những người ngồi từ 6 giờ một ngày trở lên nguy cơ tử vong sớm tăng 19% so với những người ngồi ít hơn 3 giờ.

Lý do là bởi ngồi nhiều khiến xương yếu hơn, mất hàm lượng chất khoáng, đồng thời giảm sự trao đổi và tuần hoàn máu trong cơ thể. 

2.5 Tập thể dục thường xuyên

Bất kỳ một chế độ sinh hoạt lành mạnh nào cũng quan tâm đến yếu tố vận động và tập thể dục. Bạn chỉ cần tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,... khoảng 1 tiếng mỗi ngày là có thể kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, hệ cơ bắp,...

2.6 Hãy nhớ uống đủ nước 

Trung bình một người nên uống khoảng 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào sức khỏe và thể trạng cơ thể. Điều này sẽ giúp điều hòa nhiệt độ, loại bỏ độc tố. duy trì năng lượng và cải thiện cơ bắp, khớp, mô,... Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại nước ép từ trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

2.7 Thực hành lòng biết ơn 

Macpherson từng nói: "Tôi nghĩ lòng biết ơn, sự quan tâm và mối quan hệ xã hội tuyệt vời có thể kéo dài tuổi thọ của bạn thêm nhiều năm, nếu không muốn nói là một thập kỷ". Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thiết thực bởi những ảnh hưởng của lòng biết ơn đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Một người luôn có lòng biết ơn sẽ có cuộc sống lành mạnh và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người giúp họp luôn vui vẻ và hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với những thực trạng và phân tích trên đây, chắc bạn đã có câu trả lời để giải đáp thắc mắc: sống thọ hay sống chất lượng? Lựa chọn nào cho người Việt? Hãy luyện tập những thói quen lành mạnh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE

Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến