phone

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp
miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một trong những tiến bộ mới nhất trong việc hỗ trợ điều trị ung thư với tiềm năng thay đổi cuộc sống của hàng triệu người đã và có nguy cơ mắc ung thư trên thế giới.

Số liệu về ung thư tại Việt Nam

Theo GLOBOCAN - năm 2020

0

Lượt khám chữa bệnh

0

Ca tử vong do ung thư

0

Người sống chung với ung thư

Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư

liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch - Giải pháp cho bệnh nhân ung thư

liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch sử dụng sức mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư, mang lại nhiều hy vọng chữa khỏi và cải thiện tình trạng cho bệnh nhân ung thư.

Liệu pháp miễn dịch có thể hỗ trợ điều trị một số loại ung thư và có thể sử dụng kết hợp với các hóa trị liệu hoặc các liệu pháp khác trong quá trình điều trị ung thư.

"Vũ khí" hiệu quả nhấttừng có
để chống lại ung thư

tế bào miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn, nấm, sinh vật trong cuộc sống hằng ngày.

Hệ thống miễn dịch có khả năng liên tục thích ứng để theo kịp tốc độ đột biến và phát triển của tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch được xem là một loại "phương pháp đặc biệt" hoạt động nhờ vào bộ nhớ của hệ thống miễn dịch, cho phép theo dõi và tiêu diệt tế bào ung thư.

tế bào miễn dịch

2 loại hệ thống miễn dịch
của cơ thể

Miễn dịch bẩm sinh

Là hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhận gây hại từ môi trường bằng phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.

Trong hệ miễn dịch bẩm sinh, Tế bào tiêu diệt tự nhiên NK là tế bào duy nhất trong cơ thể tự tìm tới các tế bào ung thư để triệt tiêu.

Miễn dịch thu được

Là trạng thái miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (có thể được đưa vào ngẫu nhiên hoặc chủ động như vaccine).

Các loại liệu pháp miễn dịch tại Mirai Care

Tại Mirai Care, Khách hàng được tư vấn các loại liệu pháp miễn dịch và quy
trình thực hiện phù hợp với tình trạng riêng

Mirai Care
number

Tăng khả năng miễn dịch bẩm sinh chống lại ung thư với Liệu pháp tế bào NK

Liệu pháp tế bào NK là phương pháp phân tách tế bào NK sau đó nuôi cấy, tăng sinh và hoạt hóa bên ngoài cơ thể đến khi đạt độ tăng trưởng về số lượng và hoạt tính của tế bào, sau đó truyền lại vào cơ thể.

number

Liệu pháp tế bào NK/NKT/ γδT

Là phương pháp phân tách tế bào NK/NKT/γδT sau đó nuôi cấy ở môi trường ngoài nhằm hoạt hóa chức năng – gia tăng về số lượng các tế bào miễn dịch rồi đưa trở lại vào bên trong cơ thể.

Liệu pháp này đem lại hiệu quả cao, giúp cơ thể tăng khả năng chiến đấu với tế bào ung thư của hệ miễn dịch tự nhiên.

banner
banner
number

Vaccine tế bào đuôi gai

Vaccine tế bào đuôi gai là liệu pháp miễn dịch sử dụng khả năng "trình diện kháng nguyên" của tế bào đuôi gai để tập trung tiêu diệt các tế bào ung thư và vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác.

number

Liệu pháp Hybrid

Liệu pháp Hybrid ứng dụng việc bổ sung tế bào NK và kích hoạt tế bào tiêu diệt T.

Hầu hết các tế bào ung thư sẽ bị tấn công, tiêu diệt giúp cơ thể đẩy lùi ung thư và nguy cơ tái phát.

Quy trình thực hiệnliệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư khoa học, hiệu quả, chuyên biệt

icon

01

Tư vấn

Bác sĩ nắm rõ tình hình khách hàng bao gồm: các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan khác.

Từ đó đưa ra liệu trình, quy trình thực hiện phù hợp nhất cho từng khách hàng.

02

Thử nghiệm ban đầu

Thực hiện xét nghiệm để đảm bảo cơ thể khách hàng phù hợp với liệu pháp miễn dịch.

03

Lấy mẫu máu

Một lượng máu tĩnh mạch nhỏ được lấy ra để chuẩn bị cho việc nuôi cấy tế bào.

04

Nuôi cấy tế bào

Tùy loại liệu pháp y tế, các loại tế bào miễn dịch khác nhau sẽ được lấy từ mẫu máu của khách hàng, và được nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt trong 2 tuần để đạt số lương tối ưu (khoảng 2 tỷ tế bào).

05

Truyền lại vào cơ thể

Tế bào miễn dịch tương ứng sau khi nuôi cấy sẽ được truyền lại vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

Sau đó khách hàng được lấy máu cho lần truyền tiếp theo. Mỗi liệu trình được khuyến cáo thực hiện 3 - 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần để đạt hiệu quả mong đợi.

06

Theo dõi sau liệu pháp thực hiện miễn dịch

Sau khi truyền tế bào miễn dịch, khách hàng cần ở lại bệnh viên để nghỉ ngơi. Khi trở về nhà, khách hàng tiếp tục được theo dõi, hỗ trợ sau khi điều trị xong.

Ưu điểm liệu pháp tế bào miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch có những ưu điểm vượt trội so với nhiều
phương pháp điều trị ung thư hiện nay

Có thể kết hợp trong quá trình điều trị

Liệu pháp miễn dịch có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị hoặc xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Hiệu quả lâu dài và có thể làm tăng khả năng chữa khỏi một số loại ung thư

Do liệu pháp này giúp hệ miễn dịch nhận biết và tấn công tế bào ngay cả khi quá trình điều trị kết thúc

Hiệu quả cao

Hiệu quả được kiểm chứng trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm một số loại ung thư khó điều trị bằng hóa trị liệu như...

Ít gây tác dụng phụ với cơ thể

Hạn chế được các tác dụng phụ nghiêm trọng với cơ thể như rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi...

Tiềm năng điều trị cá nhân hóa

Bằng cách điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống miễn dịch của từng bệnh nhân, điều này giúp tăng hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Chỉ tiêu diệt tế bào ung thư

Không ảnh hưởng tế bào khỏe mạnh

icon
Hạn chế
  • Hạn chế khả năng tiếp cận

    Hiện nay, liệu pháp miễn dịch tự chỉ mới được cấp phép sử dụng và thực hiện ở một số quốc gia trong đó có Nhật Bản.

  • Chi phí

    Chi phí thực hiện cũng là một nguyên nhân khiến nhiều khách hàng chưa tiếp cận được liệu pháp làm đẹp và hỗ trợ điều trị tiên tiến này.

Dịch vụ tư vấn, giới thiệu và kết nối Liệu pháp tế bào miễn dịch của Mirai Care

Liệu pháp tế bào miễn dịch được tư vấn, giới thiệu, kết nối bởi Mirai Care

  • Chi phí điều trị hợp lý
  • Quy trình điều trị không xâm lấn
  • Đa dạng các loại trị liệu phù hợp
Dịch vụ tế bào miễn dịch được tư vấn bởi Mirai Care
Đặc quyền của khách hàng Mirai Care

Đặc quyền của khách hàng Mirai Care

  • Được bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối
  • Được tư vấn bởi Chuyên viên tư vấn cao cấp có chuyên môn cao
  • Được hỗ trợ kết nối đến đơn vị trị liệu phù hợp nhất và tin cậy nhất

Liên hệ với chúng tôi

Để được tư vấn về dịch vụ hoặc nhận thêm thông tin, vui lòng để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn

contact
Tên của bạn
Số điện thoại
Email
Lời nhắn

Câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến dịch vụ tế bào gốc

Tác giả: , Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Khác với các phương pháp truyền thống, liệu pháp miễn dịch kích hoạt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Điều trị miễn dịch không chỉ giúp giảm nguy cơ tái phát mà còn mang lại cơ hội sống lâu hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy vậy, việc nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư cần được tiếp tục phát triển để đem đến hy vọng chữa khỏi ung thư một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp trị liệu sinh học giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch (được tạo nên từ tế bào bạch cầu và cơ quan, mô của hệ bạch huyết) để tiêu diệt tế bào ung thư. Với phương pháp này, bạn sẽ dùng chính các tế bào tạo ra từ bản thân để cải thiện, khôi phục chức năng miễn dịch của chính mình.

Liệu pháp miễn dịch là một trong những phương pháp điều trị ung thư đầy triển vọng hiện nay. Liệu pháp sử dụng các tế bào được thu nhận từ cơ thể, sau đó hoạt hoá trong phòng thí nghiệm để tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.

liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch “ăn” các tế bào ung thư

Như vậy, liệu pháp miễn dịch có thể được ứng dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng liệu pháp này một cách độc lập hoặc kết hợp cùng hóa trị, xạ trị, phẫu thuật để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Khác với các phương pháp truyền thống, liệu pháp miễn dịch kích hoạt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Điều trị miễn dịch không chỉ giúp giảm nguy cơ tái phát mà còn mang lại cơ hội sống lâu hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy vậy, việc nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư cần được tiếp tục phát triển để đem đến hy vọng chữa khỏi ung thư một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

1. Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong chữa ung thư

Trong những năm qua, phẫu thuật, xạ trị và hóa trị được coi là ba trụ cột chính trong điều trị ung thư, nhưng với sự thành công trong việc sử dụng phương pháp điều trị miễn dịch đơn độc hoặc kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư khác, liệu pháp miễn dịch đã nổi lên như trụ cột quan trọng thứ tư trong chống lại bệnh tật.

Không giống như các phương pháp điều trị ung thư khác, liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để nhận biết và tấn công các tế bào ung thư, từ đó đưa ra một phương pháp tự nhiên trong việc kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư liên quan đến phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị đều cho thấy hiệu quả trong điều trị khối u nguyên phát, nhưng tái phát bệnh vẫn là một vấn đề điển hình do sự hiện diện của các tế bào ác tính còn sót lại hoặc khối u di căn. Do đó, liệu pháp miễn dịch đóng vai trò là một trong những phương pháp thay thế hoặc bổ sung, sử dụng các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR) và vắc-xin ung thư để điều trị ung thư .

Các loại liệu pháp miễn dịch khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau. Một số phương pháp điều trị bằng liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Những loại khác giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

2. Hệ thống miễn dịch chống lại ung thư như thế nào?

Hệ thống miễn dịch có khả năng phát hiện, tiêu diệt các tế bào bất thường, đồng thời ngăn chặn hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Đã có trường hợp các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện sự xuất hiện của các tế bào miễn dịch trong và xung quanh các khối u. Những tế bào này gọi là tế bào lympho xâm nhập khối u, sự xuất hiện của chúng tại vị trí này là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng với khối u ác tính.

Mặc dù hệ thống miễn dịch có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, thế nhưng các tế bào ung thư cũng ngày càng thông minh hơn khi có nhiều “chiêu” để tránh bị hệ thống miễn dịch phá hủy. Do đó sự can thiệp của liệu pháp miễn dịch sẽ giúp cho “hàng phòng thủ” của cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng cường rà soát chính xác vết tích khối u để tiêu diệt triệt để. 

3. Các loại liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

3.1 Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư
Kháng thể đơn dòng được tạo ra để tăng cường kháng thể tự nhiên của cơ thể

Khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra thứ gì đó có hại, chúng sẽ tạo ra kháng thể. Kháng thể là các protein chống nhiễm trùng gắn vào các kháng nguyên. Về kháng nguyên, đây là các phân tử bắt đầu phản ứng miễn dịch trong cơ thể chúng ta.

Các kháng thể đơn dòng được tạo ra trong phòng thí nghiệm để tăng cường các kháng thể tự nhiên của cơ thể hoặc tự chúng sẽ hoạt động như một kháng thể thực thụ. Kháng thể đơn dòng có khả năng chống lại ung thư theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, chúng được sử dụng để ngăn chặn hoạt động của các protein bất thường trong tế bào ung thư. Đây cũng được coi là một loại liệu pháp nhắm mục tiêu, là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng thuốc nhắm vào các gen, protein cụ thể của bệnh ung thư hoặc môi trường mô khiến khối u phát triển và tồn tại.

Bên cạnh đó, kháng thể đơn dòng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế hoặc dừng các điểm kiểm soát miễn dịch. Các điểm kiểm tra miễn dịch được cơ thể sử dụng để ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên và ngăn hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh. Các tế bào ung thư có thể tìm cách trốn khỏi hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các trạm kiểm soát này. Do đó với liệu pháp kháng thể đơn dòng, các trạm kiểm soát này không còn “tiếp tay” cho tế bào ung thư được nữa.

Chất ức chế điểm kiểm tra ngăn chặn các tế bào ung thư ngăn chặn hệ thống miễn dịch. Các điểm kiểm tra phổ biến mà các chất ức chế này ảnh hưởng là con đường PD-1/PD-L1 và CTLA-4.

Ví dụ về các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch bao gồm:

  • Atezolizumab (Tecentriq)
  • Avelumab (Bavencio)
  • Dostarlizumab (Jemperli)
  • Durvalumab (Imfinzi)
  • Ipilimumab (Yervoy)
  • Nivolumab (Opdivo)
  • Pembrolizumab (Keytruda)

Nhiều chất ức chế điểm kiểm soát được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt đối với các bệnh ung thư cụ thể. Ngoài ra còn có 2 chất ức chế điểm kiểm tra được sử dụng để điều trị các khối u ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể nếu chúng có những thay đổi di truyền cụ thể. Cách tiếp cận này được gọi là "điều trị bất khả tri về khối u".

Ví dụ, pembrolizumab (Keytruda) được phê duyệt để điều trị bất kỳ khối u nào đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể nếu chúng có một thay đổi phân tử cụ thể được gọi là độ bất ổn định vi vệ tinh cao (MSI-H) hoặc thiếu hụt sửa chữa sai khớp DNA (dMMR). Một ví dụ khác là dostarlimab (Jemperli) có thể được sử dụng cho bệnh ung thư giai đoạn cuối hoặc ung thư tái phát nếu có dMMR. 

3.2 Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu

liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu
Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư

Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là các chất điều hòa miễn dịch không đặc hiệu, có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch của bạn tiêu diệt tế bào ung thư. Dưới đây là một số loại liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu hoạt động theo những cách khác nhau.

Cytokine là một phần của hệ thống miễn dịch. Chúng là những protein gửi thông điệp giữa các tế bào để kích hoạt hệ thống miễn dịch. Có hai loại cytokine được sử dụng để điều trị ung thư:

  • Interferons: Những protein này được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để cảnh báo cơ thể rằng có mầm bệnh, điển hình là virus trong cơ thể bạn. Interferon có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm để giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại ung thư và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Interleukin: Là các protein truyền thông điệp giữa các tế bào. Ví dụ, interleukin-2 (IL-2) hoặc aldesleukin (Proleukin) do phòng thí nghiệm tạo ra có thể điều trị ung thư thận và khối u ác tính. 
  • Trực khuẩn Calmette-Guerin (BCG) là loại liệu pháp miễn dịch tương tự như vi khuẩn gây bệnh lao. Chúng được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang thông qua việc đặt trực tiếp trực khuẩn vào bàng quang bằng ống thông. Các trực khuẩn khi đó sẽ bám vào lớp lót bên trong của bàng quang và kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các tế bào khối u. 

3.3 Liệu pháp virus oncolytic

Liệu pháp vius oncolytic trong điều trị ung thư
Virus xâm nhập vào tế bào ung thư khiến tế bào ung thư vỡ ra và chết

Liệu pháp virus oncolytic sử dụng virus đã được biến đổi trong phòng thí nghiệm để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi virus xâm nhập vào các tế bào ung thư, chúng sẽ tạo ra một bản sao của chính nó. Kết quả làm các tế bào ung thư vỡ ra và chết. Khi các tế bào chết đi, chúng giải phóng các protein kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn nhắm mục tiêu vào bất kỳ tế bào ung thư nào trong cơ thể có cùng protein với các tế bào ung thư đã chết. Điểm mạnh của phương pháp này chính là virus không xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh, do đó bảo toàn sức khoẻ cho cơ thể.

3.4 Liệu pháp tế bào T

Tế bào T là tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng. Trong liệu pháp tế bào T, bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào T khỏi máu. Sau đó, đưa vào phòng thí nghiệm để bổ sung các thụ thể vào tế bào. Thụ thể sẽ giúp các tế bào T nhận ra tế bào ung thư một cách chính xác.
Các tế bào T sau đó được đưa trở lại cơ thể để tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Loại liệu pháp này được gọi là liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên khảm (CAR). Phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu. 

3.5 Vắc-xin ung thư

Vắc-xin ung thư cũng có thể giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Vắc-xin đưa hệ thống miễn dịch của bạn tiếp xúc với một loại protein lạ được gọi là kháng nguyên. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt kháng nguyên đó hoặc các chất liên quan. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin ung thư là vắc-xin phòng ngừa và vắc-xin điều trị.

các loại liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư

Có hai loại vắc-xin gồm vắc-xin phòng ngừa và vắc-xin điều trị ung thư

Một ví dụ về vắc-xin ngừa ung thư là Gardasil - Vắc-xin bảo vệ chống lại virus gây u nhú ở người (HPV). Một ví dụ khác về vắc-xin điều trị là spuleucel-T (Provenge) giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển không đáp ứng với liệu pháp hormone. Tác dụng phụ của cả hai loại vắc-xin ung thư này là khiến cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng giống như cúm.

4. Các phương pháp đưa liệu pháp miễn dịch vào cơ thể điều trị ung thư

Các con đường đưa liệu pháp miễn dịch vào cơ thể người bệnh có thể khác nhau tùy vào phương pháp điều trị. Điều quan trọng là các phương pháp đưa liệu pháp miễn dịch vào cơ thể khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của liệu pháp. Ví dụ, việc phân phối tại chỗ bằng cách tiêm trong khối u hoặc cấy ghép trực tiếp có thể dẫn đến tích lũy thuốc trong khối u cao hơn, nhưng nó có thể không khả thi đối với các khối u không dễ tiếp cận. Do đó, phương pháp đưa liệu pháp miễn dịch vào cơ thể là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi đánh giá các công nghệ phân phối liệu pháp miễn dịch đối với các loại ung thư cụ thể.

Một số phương pháp phổ biến để đưa liệu pháp miễn dịch vào cơ thể là: 

  • Tiêm hoặc cấy ghép trực tiếp vào khối u
  • Tiêm tĩnh mạch (IV): Đường truyền tĩnh mạch là cách nhanh nhất để cung cấp thuốc và thay thế chất lỏng trên khắp cơ thể, bởi vì tuần hoàn sẽ mang chúng đi.
  • Đường uống (dưới dạng viên nang): Liệu pháp miễn dịch có dạng viên hoặc viên nang hay còn gọi là thuốc miễn dịch mà bạn có thể nuốt.
  • Kem bôi da (được sử dụng cho ung thư da giai đoạn sớm): Liệu pháp miễn dịch có dạng kem mà bạn có thể thoa lên da. Loại liệu pháp miễn dịch này có thể được sử dụng cho bệnh ung thư da rất sớm.
  • Bơm hóa chất vào bàng quang

5. Chi phí điều trị liệu pháp miễn dịch chữa ung thư

Ưu điểm của liệu pháp miễn dịch giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên để người bệnh giảm bớt cảm giác mệt mỏi khi điều trị, nâng cao hệ miễn dịch để chống lại tế bào ung theo cơ chế tự nhiên.

Chi phí của các phác đồ trị liệu miễn dịch khác nhau tùy thuộc vào phương pháp và cá nhân hóa về phác đồ điều trị. Chi phí cho phương pháp này sẽ giao động trong khoảng từ 60 đến 100 triệu đồng/loại.

6. Liệu pháp miễn dịch có tác dụng phụ không?

Tham vấn chuyên môn từ,  TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene, khi điều trị bệnh bằng liệu pháp miễn dịch, người bệnh cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ nhẹ không mong muốn. Về nguyên tắc, các tác dụng phụ liên quan đến miễn dịch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ mô hoặc cơ quan nào trong cơ thể. Những tác dụng phụ này có thể từ nhẹ đến trung bình như: Tiêu chảy, Mệt mỏi, Ho khan, Khó thở, Phát ban da, Đau cơ và khớp, Tay chân yếu, sốt, ớn lạnh, đỏ bừng mặt...

May mắn thay trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến liệu pháp miễn dịch có thể được kiểm soát một cách an toàn bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch như steroid, miễn là các tác dụng phụ tiềm ẩn đó được nhận biết và giải quyết sớm. Do đó, điều cực kỳ quan trọng trong điều trị chính là bệnh nhân phải thông báo cho đơn vị điều trị càng sớm càng tốt nếu chẳng may gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong hoặc sau khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch ung thư.

Không chỉ giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể tự đấu tranh với tế bào ung thư, liệu pháp miễn dịch còn đem lại những kết quả ấn tượng khi mang lại ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp truyền thống. Điều này mở ra hy vọng mới cho hàng triệu người mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu và đào sâu hơn nữa trong tương lai.

7. Những câu hỏi về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

7.1 Không bị ung thư có nên làm liệu pháp miễn dịch không?

Quý khách hàng, nên sử dụng liệu pháp miễn dịch, đặc biệt với người có hệ miễn dịch kém. Thực tế. việc tăng cường miễn dịch luôn cần thiết để cơ thể chống chọi với bệnh tật, phòng ngừa phát sinh và tái phát ung thư.

7.2 Liệu pháp miễn dịch có giúp chữa khỏi ung thư không?

Tham vấn chuyên môn từ TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene, Không chắc chắn liệu pháp miễn dịch có thể chữa khỏi ung thư, nhưng đây là phương án có thể hy vọng, đặc biệt với ung thư ở nhưng khu vực không thể phẫu thuật / xạ trị / hóa trị. Liệu pháp miễn dịch NK cũng có thể kết hợp với các phương pháp khác giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư.

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều loại ung thư, nhưng không phải tất cả các loại ung thư. Và không phải ai bị ung thư cũng đáp ứng với điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Các nhà nghiên cứu y tế đang tìm ra những cách mới để sử dụng liệu pháp miễn dịch để nó có thể làm được nhiều việc hơn trong việc kiểm soát bệnh ung thư và giúp mọi người sống lâu hơn. Nếu bạn bị ung thư và thắc mắc liệu liệu pháp miễn dịch có hiệu quả hay không, hãy liên hệ Mirai Care để được tư ấn cụ thể

7.3 Ung thư giai đoạn nào thì có thể làm liệu pháp miễn dịch NK?

Thông thường, liệu pháp miễn dịch được khuyến khích cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn . Trong một số trường hợp hiếm hoi, như trường hợp của Tổng thống Carter, liệu pháp miễn dịch giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh ung thư, mục tiêu của liệu pháp miễn dịch trong ung thư là kiểm soát căn bệnh này.

Tuy nhiên, Giai đoạn nào cũng có thể sử dụng liệu pháp tế bào NK, Nhưng ở giai đoạn đầu, hiệu quả của liệu pháp NK sẽ khả quan hơn. Trường hợp ung thư ở giai đoạn cuối, nếu không còn giải pháp chữa trị, thì liệu pháp NK hy vọng giúp bệnh nhân duy trì tình trạng bệnh, kéo dài thời gian sống và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân trong giai đoạn đó.

----

Tài liệu tham khảo:

  • 1. https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/how-cancer-treated/immunotherapy-and-vaccines/what-immunotherapy
  • 2. https://www.cancerresearch.org/immunotherapy-side-effects
  • 3. https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/types/immunotherapy
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi