phone

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Trong những năm gần đây, điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc đã trở thành một trong những phương pháp tiên tiến được nhiều phụ huynh kỳ vọng mang lại sự thay đổi tích cực cho con em mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình điều trị, những tiến triển đáng để mong đợi, và thời gian cần thiết để thấy được sự cải thiện ở trẻ tự kỷ khi sử dụng liệu pháp tế bào gốc.

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc

1.1 Độ tuổi của trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ tuổi can thiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc. Trẻ em được phát hiện và can thiệp sớm thường có cơ hội cải thiện rõ rệt hơn trong quá trình điều trị. Điều này được lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của não bộ trong giai đoạn đầu đời, cho phép tế bào gốc hoạt động hiệu quả hơn trong việc phục hồi và tái tạo các chức năng thần kinh.

Giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi được xem là “độ tuổi vàng” cho việc điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc. Trong khoảng thời gian này, não bộ trẻ nhỏ có sự linh hoạt cao, khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh chóng, giúp tăng cường hiệu quả của các liệu pháp điều trị. Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng, phát hiện và can thiệp kịp thời trong độ tuổi này sẽ tối ưu hóa kết quả điều trị, giúp trẻ cải thiện các kỹ năng giao tiếp, xã hội và hành vi một cách rõ rệt hơn.

1.2 Mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ

Mức độ nghiêm trọng của tự kỷ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc. Trẻ em có triệu chứng tự kỷ nhẹ thường có khả năng cải thiện cao hơn so với những trường hợp nghiêm trọng. Mỗi trẻ có phản ứng khác nhau với liệu pháp tế bào gốc, nhưng thông thường,sau khoảng 3 tháng điều trị, kết quả sẽ trở nên rõ rệt. Đặc biệt, có những trường hợp chỉ sau 2 tuần điều trị, phụ huynh đã nhận thấy sự thay đổi tích cực ở con em mình.

Mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

Mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

1.3 Chọn loại tế bào gốc có hiệu quả cao

Việc lựa chọn loại tế bào gốc phù hợp đóng vai trò then chốt trong thành công của liệu pháp điều trị. Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, các bác sĩ sử dụng tế bào gốc tủy xương được lấy từ chính cơ thể trẻ. Phương pháp này giúp tăng tỷ lệ thích nghi khi tế bào được truyền vào cơ thể, giảm thiểu nguy cơ bị đào thải so với các phương pháp sử dụng tế bào gốc từ nguồn bên ngoài. Sự phù hợp sinh học cao này giúp cải thiện hiệu quả điều trị và mang lại kết quả lâu dài hơn.

1.4 Kết hợp cho trẻ đi học ở lớp chuyên biệt

Sau khi điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc, việc duy trì môi trường ổn định cho trẻ là rất quan trọng. Bác sĩ Takahiro Honda - Viện trưởng của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo khuyến cáo rằng, phụ huynh không nên thay đổi môi trường sống và học tập của trẻ trong khoảng 6 tháng sau điều trị. Thay vào đó, trẻ nên được tham gia các lớp học chuyên biệt, nơi có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để cải thiện ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội. Sự kết hợp này không chỉ giúp trẻ thích nghi tốt hơn với những thay đổi trong cơ thể mà còn hỗ trợ phát triển toàn diện hơn.

 

Duy trì môi trường ổn định cho trẻ tự kỷ sau khi điều trị phương pháp tế bào gốc

Duy trì môi trường ổn định cho trẻ tự kỷ sau khi điều trị phương pháp tế bào gốc

2. Hơn 500 trẻ tự kỷ Nhật bản điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc đạt hiệu quả > 95%

Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), hơn 500 trẻ em mắc chứng tự kỷ đã được điều trị thành công, đạt hiệu quả trên 95%. Những cải thiện này không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp, mà còn cải thiện rõ rệt trong các khía cạnh quan trọng khác như tương tác xã hội, học tập, và các vấn đề về hành vi. Đáng chú ý, các kết quả tích cực này thường xuất hiện trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi điều trị, mang lại niềm hy vọng lớn cho các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ. 

2.1 Cải thiện chứng tăng động giảm chú ý

Nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ cũng gặp phải tình trạng tăng động giảm chú ý (ADHD), làm giảm khả năng tập trung và kiểm soát hành vi. Sau khi được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, các triệu chứng tăng động giảm chú ý đã giảm đáng kể. Trẻ trở nên điềm tĩnh hơn, khả năng tập trung vào nhiệm vụ và hoàn thành các hoạt động hàng ngày cũng được cải thiện rõ rệt.

2.2 Cải thiện về phát âm, phát ngôn (nói)

Một trong những khó khăn lớn nhất của trẻ mắc chứng tự kỷ là khả năng giao tiếp bằng lời nói. Sau khi được điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc, nhiều trẻ đã có những bước tiến vượt bậc trong việc phát âm và phát ngôn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ được cải thiện, vốn từ vựng, khả năng giao tiếp bằng mắt cũng như khả năng tương tác được gia tăng giúp các em diễn đạt mong muốn và cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn. Điều này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình và giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 

2.3 Cải thiện rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thức giấc giữa đêm hoặc ngủ không sâu. Điển hình như có hành vi bạo lực với cha mẹ vào ban đêm và liên tục la hét, phá phách. Sau khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, giấc ngủ của trẻ được cải thiện rõ rệt, trẻ ngủ sâu hơn và ít bị gián đoạn. Việc có một giấc ngủ chất lượng giúp trẻ phục hồi năng lượng, cải thiện tâm trạng và khả năng học tập trong ngày.

2.4 Cải thiện rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi là một thách thức lớn đối với trẻ tự kỷ, bao gồm các hành vi như vận động thái quá, không kiểm soát được hành động chạy nhảy liên tục, leo trèo không yên, đặc biệt nghiêm trọng hơn là có xu hướng tự gây hại, hành vi lặp lại hoặc không phù hợp xã hội.

Sau khi điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc, do khả năng ức chế phản xạ, nhiều trẻ đã giảm đáng kể các hành vi này. Trẻ trở nên bình tĩnh hơn, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và ít có các hành vi bộc phát, khiến trẻ có thể tập trung vào các hoạt động khác. Sự cải thiện này giúp trẻ dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong môi trường xã hội.

Phương pháp tiên tiến điều trị hơn 500 trường hợp mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ

Phương pháp tiên tiến điều trị hơn 500 trường hợp mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ

Những kết quả tích cực từ hơn 500 trường hợp tại Viện Nghiên cứu Tokyo Nhật Bản đã chứng minh hiệu quả vượt trội của liệu pháp tế bào gốc trong việc điều trị tự kỷ. Đây là một bước tiến quan trọng, mang lại niềm tin và hy vọng cho các gia đình đang tìm kiếm giải pháp cho con em mình.

3. Hành trình thay đổi tích cực của trẻ sau điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc

3.1. Bệnh nhân nam 5 tuổi: Trẻ bị rối loạn giấc ngủ và thường xuyên bộc phát giận dữ

Trước điều trị:

  • Phát âm (Khả năng ngôn ngữ): Không thể phát âm từ nào, gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc giao tiếp bằng lời nói.
  • Chất lượng giấc ngủ: Thường xuyên thức giấc giữa đêm, có biểu hiện mất ngủ kéo dài.
  • Kỹ năng giao tiếp xã hội: Thích chơi một mình, không muốn hoặc không biết cách tham gia vào các hoạt động nhóm. Khi được đưa đến môi trường mới hoặc tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, thường có xu hướng thu mình lại, không tương tác với mọi người xung quanh.
  • Hành vi tập trung quá mức: Có biểu hiện lặp lại một hoạt động duy nhất trong thời gian dài, đôi khi kéo dài hơn một giờ. Khi được yêu cầu chuyển sang hoạt động khác, trẻ không tuân theo, dẫn đến sự căng thẳng và bực bội cho cả trẻ và phụ huynh.

Hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc ở trẻ 5 tuổi

Hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc ở trẻ 5 tuổi

Sau điều trị:

  • Phát âm (Khả năng ngôn ngữ): Sau quá trình điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc, trẻ bắt đầu phát âm được những từ đơn giản. Ban đầu là các từ ngắn 2-3 từ đơn, dần dần trẻ có thể ghép từ để hình thành các câu ngắn, tạo bước đột phá lớn trong khả năng giao tiếp.
  • Chất lượng giấc ngủ: Trẻ không còn hiện tượng thức giấc giữa đêm. Giấc ngủ của trẻ trở nên sâu và liên tục, giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mệt mỏi và tâm trạng cáu gắt vào ban ngày. Phụ huynh cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi thấy con có giấc ngủ ngon.
  • Kỹ năng giao tiếp xã hội: Có thể hòa nhập tốt với nhóm bạn cùng trang lứa, chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể, trò chuyện với bạn bè, và thể hiện sự hào hứng khi được chơi cùng nhóm. Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng xã hội.
  • Hành vi tập trung quá mức: Có khả năng lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn của giáo viên hoặc phụ huynh, dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà không biểu hiện sự bực bội hay căng thẳng như trước.

3.2. Bệnh nhi nam 4 tuổi: Trẻ tăng động quá mức, không tập trung trong giờ học

Trước điều trị:

  • Học tập: Không thể theo kịp bài giảng do không thể tập trung trong thời gian dài. Tình trạng tăng động khiến trẻ thường xuyên di chuyển trong lớp, không thể ngồi yên để tham gia vào các hoạt động học tập cùng các bạn.
  • Trường học: Phải học ở lớp hỗ trợ đặc biệt, nơi có giáo viên và chương trình giảng dạy riêng để giúp trẻ theo kịp, nhưng điều này lại giới hạn cơ hội hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
  • Khả năng giao tiếp: Gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói, dẫn đến việc không thể tạo ra mối quan hệ bạn bè. Thường xuyên bị cô lập và không thể tham gia vào các trò chơi hoặc hoạt động nhóm.
  • Khả năng tự chăm sóc: Không thể tự thực hiện các hoạt động cơ bản như mặc quần áo, đánh răng, hay tự vệ sinh cá nhân. Mỗi lần thực hiện những hoạt động này, trẻ cần sự hỗ trợ của người lớn, gây khó khăn cho việc hình thành thói quen tự lập.

Hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc ở trẻ 4 tuổi

Hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc ở trẻ 4 tuổi

Sau điều trị:

  • Học tập: Đã có thể ngồi yên và tham gia vào lớp học cùng các bạn. Sự tập trung được cải thiện rõ rệt, giúp các em bắt đầu theo kịp bài giảng và tham gia vào các hoạt động học tập một cách chủ động hơn.
  • Trường học: Có thể chuyển về học tại lớp bình thường,điều này không chỉ tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập tốt hơn với môi trường học đường mà còn phát triển kỹ năng xã hội cần thiết.
  • Khả năng hội thoại: Đã có sự cải thiện giao tiếp bằng lời nói rõ ràng hơn, bắt đầu hình thành các câu nói đơn giản để biểu đạt ý kiến của mình. Trong thời gian này, các em cũng bắt đầu có thể chơi cùng các bạn, tham gia vào các hoạt động nhóm, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
  • Nhận biết đồ vật bẩn: Trẻ có thể tự mình thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân như đánh răng, thay quần áo mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn. Điều này cho thấy trẻ đã bắt đầu hình thành thói quen tự lập, mang lại sự tự tin và phát triển cá nhân tốt hơn.

Theo bác sĩ Takahiro Honda, Viện trưởng của TSRI, chia sẻ: “Chứng kiến niềm hạnh phúc của hàng ngàn phụ huynh có con điều trị thành công bệnh tự kỷ, theo dõi sự tiến bộ của các bé từng ngày đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao, thôi thúc tôi tiếp tục hành trình mang lại hy vọng cho hàng triệu trẻ em mắc bệnh tự kỷ trên toàn thế giới.”

Mirai Care đơn vị hợp tác độc quyền với Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo tại Việt Nam

Mirai Care đơn vị hợp tác độc quyền với Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo tại Việt Nam

Cũng xuất phát từ mục tiêu vì trẻ em tự kỷ, Mirai Care là đơn vị hợp tác độc quyền của Viện Nghiên cứu điều trị Cấy ghép Tế bào gốc Tokyo Nhật Bản tại Việt Nam với hy vọng mang đến phương pháp điều trị tiên tiến đến với trẻ em tự kỷ mở ra cơ hội phát triển toàn diện và hòa nhập cộng đồng cho các em.

Liên hệ ngay với Mirai Care qua hotline 18008144 để được tư vấn và tìm hiểu thêm về liệu pháp tế bào gốc cho trẻ tự kỷ!

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi