Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ: Giải pháp hỗ trợ phát triển toàn diện
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nooijdung bài viết:
Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ là một phương pháp can thiệp quan trọng nhằm giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong việc xử lý thông tin giác quan. Nhờ các bài tập trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ, dần dần các con có thể học cách kiểm soát, xử lý thông tin tốt hơn, từ đó giảm bớt căng thẳng, lo âu và cải thiện khả năng tương tác với thế giới xung quanh. Hãy cùng Mirai Care tìm hiểu các phương pháp điều hòa cảm giác hiệu quả giúp trẻ tự kỷ phát triển toàn diện.
1. Những khó khăn khi trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hòa cảm giác
Một người bình thường tiếp nhận thông tin và tương tác thông qua các giác quan như xúc giác, vị giác, thính giác, và khứu giác, nhưng trẻ tự kỷ thì ngược lại, các em thường gặp khó khăn khi hoạt động các giác quan này.
- Thính giác:Trẻ tự kỷ bị rối loạn xử lý thính giác thường phần lớn sẽ có sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng nghe. Trẻ thường không phản ứng khi được gọi tên hoặc có thể nhạy cảm quá mức đối với các âm thanh, tiếng động lớn bên ngoài.
- Thị giác: Khi bị rối loạn điều hòa thị giác thì dường như trẻ tự kỷ sẽ không biết cách sử dụng ánh mắt để tương tác với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này có sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng và luôn có xu hướng tránh né việc tiếp xúc hay giao tiếp với những người bên cạnh.
- Xúc giác:Trẻ bị rối loạn xử lý xúc giác, chúng thường có xu hướng ít gần gũi, ít tương tác với những người xung quanh.
- Vị giác: Một số trẻ bị rối loạn vị giác sẽ trở nên nhạy cảm quá mức với thức ăn, các thực phẩm có mùi vị,... dẫn đến tình trạng kén ăn. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngược lại, trẻ sẽ có xu hướng tìm kiếm các cảm giác vị giác mạnh mẽ, ví dụ như thích ăn các loại thực phẩm chua, cay hoặc có hương vị rất đậm.
- Khứu giác: Trẻ phản ứng quá nhạy với mùi, từ đó gây khó chịu, căng thẳng thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung chính là những biểu hiện tiêu biểu của những trẻ tự kỷ bị rối loạn khứu giác
- Tiền đình: Hệ thống tiền đình bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cân bằng và phối hợp của trẻ như giữ thăng bằng hoặc kiểm soát chuyển động cơ thể. Lâu dài sẽ khiến các con cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi tham gia các hoạt động như leo trèo, thậm chí đi bộ.
Những trở ngại trong việc nghe, nhìn, hay cảm nhận có thể làm hạn chế khả năng nhận thức và gây cản trở cho việc kết nối với mọi người xung quanh. Thêm vào đó, một số trẻ tự kỷ còn đi kèm với các rối loạn khác như tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn lo âu, càng làm cho các sinh hoạt thường ngày của trẻ thêm phần khó khăn.
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương phápđiều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xươngnhé!
Khó khăn của trẻ tự kỷ trong việc điều hành các giác quan
2. Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ
| ||
Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ
3. Lợi ích của điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ
- Cải thiện khả năng tập trung
Điều hòa cảm giác chính là cách duy trì sự tập trung vào các hoạt động tốt nhất dành cho trẻ tự kỷ. Khi nhận thức rõ ràng hơn về các kích thích đến từ môi trường như: âm thanh, ánh sáng, xúc giác,... chúng sẽ giảm được mức độ phân tâm và phản ứng thái quá.
Những bài tập về cảm giác như: nắm tay mạnh, sử dụng đồ chơi xúc giác có thể giúp trẻ tập trung vào các hoạt động nhất định mà không bị gián đoạn.
- Giảm căng thẳng, lo âu
Đối với một số trẻ tự kỷ, âm thanh lớn, ánh sáng chói hoặc những thay đổi bất ngờ chính là tác nhân kích thích gây căng thẳng, lo lắng ở trẻ. Khi được thực hành các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ, trẻ sẽ xử lý tình huống tốt hơn, cảm thấy thoải mái hơn, nhờ đó giảm được các phản ứng căng thẳng và lo âu.
Ví dụ, trẻ có thể thực hiện các hoạt động như đu xích đu nhẹ nhàng, ôm chặt vào một tấm chăn nặng tạo cảm giác an toàn, hoặc thực hiện các bài tập hít thở.
- Nâng cao kỹ năng xã hội
Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ cũng có thể giúp trẻ tự tin và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội. Khi trẻ không cảm thấy lo lắng do các kích thích từ môi trường, chúng sẽ tập trung vào việc học hỏi và thực hành các kỹ năng xã hội. Các con trở nên thoải mái hơn trong việc nhìn thẳng vào mắt, lắng nghe người khác, và phản hồi theo cách phù hợp.
- Hỗ trợ phát triển toàn diện
Cuối cùng, điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ có vai trò lớn trong việc hỗ trợ phát triển các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và nhận thức ở trẻ. Khi trẻ có thể quản lý tốt cảm xúc của mình, chúng sẽ dễ dàng tham gia vào các hoạt động thể chất và học hỏi. Điều này giúp trẻ phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động thô (như chạy nhảy, leo trèo) và vận động tinh (như cầm bút, xâu chuỗi hạt).
Đồng thời, khả năng xử lý cảm giác tốt giúp trẻ học hỏi ngôn ngữ nhanh hơn vì trẻ có thể tập trung lắng nghe và bắt chước cách giao tiếp của người lớn.
Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ mang lợi ích đáng kể
4. Một số lưu ý khi hỗ trợ trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hòa cảm giác
Áp dụng các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp cải thiện những hạn chế của hoạt động giác quan, và khả năng tập trung của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo rằng các bài tập được thực hiện với cường độ và tần suất phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho phụ huynh khi cho trẻ tự kỷ thực hiện các phương pháp điều hòa cảm giác:
- Bắt đầu từ mức độ thấp:Nên thực hiện các bài tập từ cường độ nhẹ, sau đó từ từ tăng dần để trẻ có thể làm quen và thích nghi một cách hiệu quả. Điều này giúp trẻ dễ dàng điều chỉnh và không bị quá tải ngay từ đầu.
- Hạn chế lớn tiếng, chỉ trích:Việc sử dụng đòn roi hay những lời quát mắng khiến trẻ cảm thấy lo lắng hoặc có hành vi kháng cự, làm giảm hiệu quả của quá trình tập luyện. Thay vào đó, khi trẻ gặp khó khăn, phụ huynh nên phân tích nhẹ nhàng, động viên để trẻ có thêm động lực cố gắng.
- Kiên trì:Quá trình học cách điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ thường đòi hỏi thời gian lâu dài để có kết quả. Sự đồng hành kiên trì của cha mẹ chính là động lực giúp trẻ cảm thấy an toàn và sẵn sàng hợp tác trong quá trình tập luyện.
- Không đặt kỳ vọng quá cao:Khả năng và tốc độ tiến triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Vậy nên, thay vì áp đặt kỳ vọng, cha mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tự nhiên.
- Kết hợp với các chuyên gia:Các bậc phụ huynh nên phối hợp với các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn để nắm bắt các phương pháp hiệu quả nhất cho con. Việc trao đổi thường xuyên sẽ giúp cập nhật các tiến bộ của trẻ và điều chỉnh phương pháp can thiệp một cách tối ưu.
Áp dụng những nguyên tắc này không chỉ giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng điều hòa cảm giác mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các kỹ năng khác như giao tiếp và xã hội, mang lại những tiến triển lâu dài trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Lưu ý quan trọng cho phụ huynh khi áp dụng phương pháp trị liệu cảm giác cho trẻ tự kỷ
Việc điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ không chỉ giúp trẻ cải thiện các khó khăn khi xử lý thông tin giác quan mà còn mở ra cơ hội để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Mirai Care tin rằng những bài tập phù hợp với phương pháp can thiệp đúng cách, được thực hiện kiên trì chắc chắn sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập và tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tự tin hơn.
Bài viết phổ biến khác