Triệu chứng và cách hỗ trợ rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ
Table of Contents
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ là một trong những vấn đề phổ biến nhưng ít được chú ý. Việc nhận biết sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa nâng cao chất lượng sống cho trẻ. Vậy, trẻ tự kỷ rối loạn thị lực là gì? Có những triệu chứng và ảnh hưởng ra sao? Hãy cùng Mirai Care tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tự kỷ ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?
Tự kỷ hay Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder, ASD) là một nhóm những rối loạn phức tạp của não bộ, đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Theo CDC Hoa Kđ, cứ 36 trẻ em thì có 1 trẻ được chẩn đoán mắc ASD, với tỷ lệ gặp ở bé trai cao hơn so với bé gái. ASD thể hiện qua các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng đa dạng.
Và đặc điểm nổi bật của phổ tự kỷ là sự xuất hiện của các rối loạn trong quá trình xử lý cảm giác, trong đó có những vấn đề liên quan đến thị giác. Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ không chỉ là vấn đề về độ rõ ràng của tầm nhìn mà còn là khả năng não bộ xử lý và phản ứng với các kích thích thị giác như quá nhạy cảm với ánh sáng hoặc ngược lại, không phản ứng đủ với các hình ảnh.
Điều này có thể dẫn đến các hành vi như tránh tiếp xúc, nhìn chằm chằm vào ánh sáng hoặc vật thể, hoặc không thể theo dõi các vật thể chuyển động. Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và giao tiếp của trẻ, tạo ra một thách thức lớn trong quá trình phát triển.
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp
2. Triệu chứng khi trẻ tự kỷ bị rối loạn thị lực
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu mà phụ huynh cần lưu ý:
- Khó tập trung vào vật thể: Trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì ánh nhìn vào một điểm cố định. Dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
- Phản ứng bất thường với ánh sáng: Trẻ thường nhạy cảm quá mức với ánh sáng mạnh (photophobia). Hay thích nhìn chằm chằm vào ánh sáng hoặc các nguồn sáng nhấp nháy.
- Khó khăn trong nhận diện hình ảnh hoặc chi tiết: Trẻ có thể không nhận biết được khuôn mặt, đồ vật, hoặc chi tiết nhỏ. Thường xuyên nhìn lướt qua mà không tập trung vào chi tiết cụ thể.
- Thiếu nhận thức chiều sâu: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách hoặc định vị các vật thể trong không gian, dẫn đến khó khăn trong việc di chuyển hoặc tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
- Các hành vi thị giác bất thường: Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ khiến chúng có thể nhìn xoáy vào các vật thể chuyển động (ví dụ: quạt quay). Quan sát vật thể ở góc độ bất thường (ví dụ: cúi sát hoặc nghiêng đầu).
- Không phản ứng với các kích thích thị giác: Trẻ có thể không phản ứng khi nhìn thấy những đồ vật chuyển động hoặc những thay đổi rõ ràng trong môi trường, dường như không chú ý đến người hoặc sự vật trước mặt.
Một số triệu chứng khác như:
- Nhìn đôi: Trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh chồng lên nhau hoặc mờ nhoè, khiên việc phân biệt các vật thể trở nên khó khăn.
- Nhức đầu: Trẻ có thể cảm thấy đau đầu thường xuyên, đặc biệt khi phải tập trung vào các hoạt động đòi hỏi sự chú ý về thị giác như đọc sách hoặc nhìn lâu vào màn hình điện tử.
- Mỏi mắt: Trẻ có thể cảm thấy mỏi mắt nhanh chóng, đặc biệt khi phải nhìn lâu hoặc theo dõi các vật thể di chuyển.
- Chóng mặt: Các vấn đề về thị lực có thể gây chóng mặt hoặc mất thăng bằng khi trẻ di chuyển hoặc thay đổi vị trí.
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ làm trẻ nhạy cảm quá mức với ánh sáng mạnh
3. Ảnh hưởng của rối loạn thị lực đến trẻ tự kỷ
Rối loạn thị lực không chỉ là vấn đề về mắt mà còn gây ra nhiều tác động sâu rộng đến cuộc sống của trẻ tự kỷ. Những ảnh hưởng chính bao gồm:
- Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội.
Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết và phản hồi các tín hiệu phi ngôn ngữ như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt hoặc cử chỉ. Khi gặp khó khăn trong xử lý hình ảnh, trẻ tự kỷ có thể trở nên lúng túng trong các tình huống xã hội, làm tăng khoảng cách giữa trẻ và người xung quanh. Hệ quả là trẻ thường trở nên thu mình, ít tham gia vào các mối quan hệ, và giảm khả năng phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết.
- Gây khó khăn trong học tập và phát triển các kỹ năng.
Các hoạt động học tập như đọc, viết, hoặc nhận diện hình ảnh đều đòi hỏi khả năng quan sát và thị giác tốt. Rối loạn thị lực có thể làm giảm hiệu quả học tập của trẻ tự kỷ, cản trở sự phát triển các kỹ năng cơ bản và nâng cao. Trẻ có thể mất nhiều thời gian hơn để hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản như sao chép chữ cái, phân biệt màu sắc, hoặc nhận diện đồ vật.
Ngoài ra, rối loạn thị lực còn làm cho sự phối hợp giữa thị giác và các giác quan khác cũng bị ảnh hưởng, trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, cầm thìa, hoặc chơi trò chơi. Những hạn chế này cũng khiến trẻ tự kỷ bị cô lập hoặc tự ti khi không thể thực hiện các nhiệm vụ mà người khác dễ dàng hoàn thành.
- Tăng nguy cơ lo âu, căng thẳng và các vấn đề về hành vi.
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ thường làm tăng nguy cơ lo âu và căng thẳng do trẻ khó xử lý các kích thích thị giác một cách hiệu quả. Những hạn chế trong việc nhận biết khuôn mặt, biểu cảm hoặc thông tin từ môi trường khiến trẻ cảm thấy mất kiểm soát và dễ bị choáng ngợp. Trẻ có thể bối rối, khó chịu hoặc phản ứng mạnh mẽ như: cáu gắt, né tránh hoặc tự làm tổn thương bản thân để thể hiện sự bất mãn. Những căng thẳng không được giải tỏa kịp thời sẽ gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.
Khi trẻ gặp khó khăn, cả gia đình cũng chịu tác động đáng kể. Phụ huynh phải dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để chăm sóc, hỗ trợ trẻ, đôi khi dẫn đến cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Sự căng thẳng này có thể gây ra mâu thuẫn, ảnh hưởng đến sự gắn kết trong gia đình và làm giảm chất lượng cuộc sống chung của mọi thành viên.
Rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trẻ và gia đình
4. Cách phục hồi rối loạn thị lực cho trẻ tự kỷ
Việc phục hồi rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ đòi hỏi một phương pháp toàn diện, kết hợp nhiều yếu tố hỗ trợ thị giác và phát triển thần kinh.
- Điều chỉnh môi trường sống
Việc tạo dựng một không gian sống an toàn và gọn gàng sẽ giúp trẻ tựu kỷ tập trung tốt hơn vào thế giới xung quanh. Bằng cách giảm bớt ánh sáng chói và loại bỏ những hình ảnh gây rối mắt, trẻ cảm thấy yên tâm và dễ dàng tham gia vào các hoạt động liên quan đến thị giác.
- Sử dụng kính lọc màu
Một số trẻ tự kỷ bị rối loạn thị lực có thể nhạy cảm với màu sắc hoặc ánh sáng. Kính lọc màu giúp điều chỉnh tầm nhìn của trẻ, giảm bớt sự phân tâm và tạo ra môi trường thị giác dễ chịu hơn. Việc chọn kính lọc phù hợp giúp trẻ tập trung vào các chi tiết cần thiết hơn trong môi trường xung quanh.
- Khám mắt định kỳ
Trẻ tự kỷ có thể gặp các vấn đề về thị lực như tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) hoặc những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến thị giác. Khám mắt định kỳ là cách quan trọng để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ
- Liệu pháp thị giác
Liệu pháp thị giác là một phương pháp hữu ích giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức hình ảnh, định hướng không gian và phối hợp mắt tay một cách hiệu quả. Thông qua các hoạt động như quan sát, phân tích hình ảnh, khám phá màu sắc, liệu pháp này không chỉ nâng cao khả năng thị lực mà còn khiến trẻ tự kỷ tự tin hơn trong việc tương tác và khám phá thế giới xung quanh.
- Liệu pháp tế bào gốc
Dù không tác động trực tiếp đến thị lực, liệu pháp tế bào gốc đang được nghiên cứu như một cách cải thiện các triệu chứng cốt lõi của tự kỷ như tăng động, giảm chú ý và rối loạn hành vi. Khi các triệu chứng này thuyên giảm, trẻ có thể tập trung tốt hơn vào các hoạt động thị giác, giúp nâng cao hiệu quả của các bài tập trị liệu. Chẳng hạn, việc giảm tăng động và cải thiện khả năng chú ý sẽ hỗ trợ trẻ tập trung vào hình ảnh, màu sắc, tối ưu hóa được các phương pháp hỗ trợ thị giác.
Quá trình điều trị rối loạn thị lực ở trẻ tự kỷ cần được giám sát và thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Hãy kiên nhẫn đồng hành, thấu hiểu và quan tâm đến trẻ, bởi những nỗ lực hôm nay sẽ xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của con. Đừng quên theo dõi Mirai Care để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ!
Bài viết phổ biến khác