phone

TOP 13 vấn đề sức đề sức khỏe cần lưu ý sau tuổi 40

TOP 13 vấn đề sức đề sức khỏe cần lưu ý sau tuổi 40

Tác giả:

Theo nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ), sau tuổi 40, cơ thể con người bắt đầu dần dần trải qua những thay đổi về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng cho thấy bản thân đang suy yếu ngày càng bộc lộ rõ rệt. Chính vì vậy, việc hiểu những vấn đề sức khỏe cần lưu ý sau tuổi 40 là điều cần thiết, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. 

1. Những thay đổi sinh lý sau tuổi 40

Dưới đây là 4 thay đổi sinh lý chủ yếu khi bạn bước sang tuổi 40: 

1.1 Suy giảm nội tiết tố

Sau tuổi 40, nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, khiến cho hormone estrogen và progesterone thay đổi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, hệ tim mạch cũng như xương khớp. Trong khi đó, nam giới cũng bước đầu giảm nồng độ testosterone, dẫn đến giảm ham muốn tình dục, mất cơ bắp và tăng mỡ bụng. 

Sau tuổi 40, cơ thể con người bị suy giảm nội tiết tố

Sau tuổi 40, cơ thể con người bị suy giảm nội tiết tố

1.2 Giảm chức năng trao đổi chất

Do khối lượng cơ bắp ở tuổi 40 giảm nên cơ thể có xu hướng giữ lại chất béo, dẫn đến giảm tỷ lệ trao đổi chất và thừa calo. Hậu quả là cơ thể dễ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường, tim mạch,...

1.3 Suy giảm hệ miễn dịch

Theo Hiệp hội miễn dịch học Nhật Bản, sức đề kháng của con người đạt đến đỉnh cao ở độ tuổi 20. Sau đó, hệ miễn dịch suy yếu dần và chỉ còn một nửa ở tuổi 40, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tự miễn, bệnh lây truyền,... 

1.4 Giảm mật độ xương

Tình trạng suy giảm mật độ xương xảy ra ở cả nam giới và nữ giới sau tuổi 40. Đặc biệt đối với phụ nữ, sau khi bước sang độ tuổi này, mật độ xương giảm 0.25% đến 1% sau một năm, khiến tỷ lệ mắc loãng xương tăng cao. 

2. Những vấn đề sức khỏe thường gặp của nam, nữ giới sau tuổi 40

Dưới đây là 12 căn bệnh mà nam nữ giới thường gặp sau tuổi 40, bạn cần tham khảo để lưu ý: 

2.1 Bệnh đột quỵ

Theo thống kê, các ca mắc đột quỵ ở tuổi 40 - 45 chiếm ⅓ tổng số ca đột quỵ. Điều này khiến không ít người bước sang tuổi tứ tuần phải sợ hãi. Do đó, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình sau tuổi 40 cẩn thận để tránh tai biến mạch máu não. 

Tỷ lệ đột quỵ tăng cao khi bạn bước sang tuổi 40

Tỷ lệ đột quỵ tăng cao khi bạn bước sang tuổi 40

2.2 Bệnh tim mạch

Theo thời gian, các động mạch trở nên xơ cứng và hẹp dẫn, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, đối với phụ nữ, nồng độ mức estrogen giảm sau tuổi 40 cũng khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

2.3 Chứng phình mạch não

Phì mạch não hay còn gọi là phì động mạch não. Trong đó, lão hóa và tuổi tác là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này. Theo thời gian, các mạch máu trở nên yếu hơn và kém đàn hồi hơn, làm tăng khả năng hình thành các vùng phình ra trong các mạch máu não. Ngoài ra, sự tích tụ mảng bám cholesterol trong mạch máu não lâu ngày cũng làm tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến phình mạch. 

2.4 Bệnh sỏi mật

Khi bước sang tuổi tứ tuần, chức năng của túi mật có thể giảm, khiến giảm khả năng làm rỗng túi mật một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến tích tụ các chất cặn và hình thành sỏi mật. Bên cạnh đó, sỏi mật cũng đến từ một vài nguyên nhân khác dễ xảy ra ở tuổi 40 như tiểu đường, thay đổi hormone,... 

Sỏi mật là căn bệnh thường gặp ở tuổi 40

Sỏi mật là căn bệnh thường gặp ở tuổi 40

2.5 Bệnh sỏi thận

Tương tự như bệnh sỏi mật, sỏi thận sau tuổi 40 cũng có thể xuất phát từ việc chức năng thận suy giảm, khiến cho khả năng đào thải và lọc chất suy giảm, dẫn đến sự tích tụ các khoáng chất và muối, hình thành sỏi thận.

2.6 Viêm tụy cấp tính

Viêm tụy cấp tính là tình trạng đau vùng gan và bụng đột ngột, có thể lan ra sau lưng và kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn. Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu khiến viêm tụy cấp tính. Chính vì vậy, nguy cơ mắc sỏi mật sau tuổi 40 cao cũng làm cho nguy cơ bị viêm tụy cấp tính cao sau tuổi 40. 

2.7 Viêm phổi

Ở độ tuổi trung niên, hầu như hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến khó chống chọi với các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, kết hợp với các căn bệnh mạn tính, dẫn đến viêm phổi. Tại Việt Nam, người trung niên có nguy cơ mắc viêm phổi đứng thứ 2, chỉ sau cao huyết áp. 

2.8 Bệnh xương khớp

Theo các chuyên gia, trong độ tuổi từ 40 đến 60, xương khớp không còn mềm và dẻo như trước, dẫn đến các bệnh như thoái hóa khớp, đau xương khớp,... Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Tiến sĩ Grayson Wickham - Chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, sau 40 tuổi, cơ thể con người dễ gặp chấn thương tại xương do hệ thống cơ xương thay đổi. 

Bạn dễ mắc các bệnh về xương khớp khi ngoài 40 tuổi

Bạn dễ mắc các bệnh về xương khớp khi ngoài 40 tuổi

2.9 Bệnh gout

Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% bệnh nhân bị Gout là nam trên 40 tuổi. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ sinh hoạt không lành mạnh như rượu bia, thuốc lá, khẩu phần ăn nhiều đạm,... Ngoài ra, nhóm phụ nữ cũng có nguy cơ bị gout do rối loạn nội tiết tố, hoặc do thói quen ăn uống không khoa học. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới sau tuổi 40 mắc gout ít hơn nam giới rất nhiều. 

2.10 Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương cũng là một bệnh lý phổ biến ở giai đoạn trung niên. Nguyên nhân mắc bệnh thường do các bệnh lý khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp,... ảnh hướng đến lượng máu lưu thông tới dương vật. Đối với căn bệnh này, bạn nên đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. 

2.11 Ung thư da

Đến độ tuổi 40, bạn có thể gặp bệnh ung thư da do thời gian tiếp xúc với các tia nắng độc hại trong ánh nắng mặt trời đủ nhiều. Bạn có thể nhận biết sơ bộ căn bệnh này qua sự xuất hiện của các nốt ruồi mời. Bên cạnh đó, ung thư da cũng được phòng tránh qua việc bôi kem chống nắng, che chắn làn da khi đi ngoài trời. 

2.12 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Đến độ tuổi tứ tuần, nhiều người lo âu vì áp lực cuộc sống, tự ti vì ngoại hình,... dẫn đến rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Triệu chứng của căn bệnh bao gồm: hay tiêu cực, gắt gỏng, tập trung kém, khó ngủ,... Khi này, bạn nên tập luyện thể dục thể thao và chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với bạn bè để cải thiện tình trạng bệnh. 

Tuổi 40 trở đi dễ đối mặt với rối loạn lo âu và trầm cảm

Tuổi 40 trở đi dễ đối mặt với rối loạn lo âu và trầm cảm

3. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh mãn tính sau tuổi 40

Để hạn chế mắc các bệnh mãn tính sau tuổi 40, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây: 

3.1 Chế độ ăn uống hợp lý

Sau tuổi 40, bạn nên tránh các chất kích thích, hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất béo và cholesterol cao. Thay vào đó, hãy ưu tiên thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất béo tốt như đậu, cá, rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt,...

3.2 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Bạn nên tập các bài tập giúp tăng độ dẻo dai và tăng cường cơ để như yoga, thiền, chạy bộ, … Duy trì cân nặng trong mức độ vừa phải (chuẩn BMI). Ngoài ra, hãy dành ra mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập luyện thể dục thể thao nhé. 

3.3 Duy trì cân nặng hợp lý

Sau độ tuổi 40, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình ở mức hợp lý. Đó chính là mức khiến cho chỉ số BMI ở mức phù hợp, trong đó, BMI được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg) / Bình phương chiều cao (m)

Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý sau tuổi 40

Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý sau tuổi 40

Dưới đây là bảng chỉ số BMI để bạn tham khảo:

Chỉ số BMI

Đánh giá

< hoặc = 18.5

Nhẹ cân

18.5 - 24.9

Bình thường

25 - 30

Thừa cân

30 - 34.9 

Béo phì độ I

> hoặc = 35

Béo phì độ II

3.4 Ngủ đủ giấc

Bạn nên dành ra từ 7 đến 8 tiếng một ngày cho việc ngủ. Đặc biệt, nên ngủ trưa khoảng 30 phút để nạp năng lượng cho buổi chiều. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, giúp bạn có tinh thần sảng khoái và thoải mái hơn.

3.5 Khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ dù ở trong bất cứ độ tuổi nào. Khoảng thời gian phù hợp nếu sức khỏe chưa có gì bất thường là 6 tháng/ lần. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết sớm các vấn đề tiềm ẩn của sức khỏe, từ đó có biện pháp y tế phù hợp để can thiệp. 

3.6 Sử dụng liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốclà một phương pháp trị bệnh tiên tiến hiện nay như: Tiểu đường tuýp 1&2, Viêm khớp gối, Trẻ hóa - làm đẹp da, Hói (mất tóc), Suy giảm trí nhớ, Parkinson, Rối loạn cương dương, Các bệnh nội tiết, Viêm nhiễm, Hỗ trợ điều trị ung thư,... Hiện nay, các cơ sở Việt Nam áp dụng liệu pháp này chưa nhiều. Do đó, nếu bạn quan tâm, hãy tới ngay Mirai Care - đơn vị liên kết điều trị tế bào gốc tại Nhật Bản để tham khảo thêm nhé. 

Trên đây là top 13 vấn đề sức khỏe cần lưu ý sau tuổi 40. Với những thông tin mà Mirai Care chia sẻ cùng cách phòng ngừa bệnh phù hợp, chúng tôi chúc bạn có một sức khỏe tốt khi bước sang tuổi tứ tuần. 

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi