phone

Bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không? - Mirai Care giải đáp

Bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không? - Mirai Care giải đáp

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Việc trẻ nhỏ không chịu nói theo lời mẹ dạy là điều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và liên tưởng đến bệnh tự kỷ. Liệu, bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không? Hay chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này và đưa ra gợi ý các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói.

1. Tự kỷ và các biểu hiện liên quan đến ngôn ngữ

Trước khi giải đáp thắc mắc bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không, bố mẹ cần hiểu rõcác biểu hiện của tự kỷ liên quan đến ngôn ngữsau

Khó khăn trong giao tiếp xã hội

Kỹ năng giao tiếp của mỗi trẻ tự kỷ khác nhau, có trẻ nói lưu loát, có trẻ nói ít hoặc không thể nói được. Khoảng 25%- 30% trẻ bị tự kỷ nói được một số từ khi ở độ tuổi 12 đến 18 tháng và sau đó mất dần khả năng này. Ví dụ một vài khó khăn trong giao tiếp xã hội trẻ tự kỷ thường gặp điển hình như:

  • Kỹ năng nói và ngôn ngữ phát triển chậm. 
  • Đảo ngược vị trí đại từ, chẳng hạn nói "mẹ" thay vì "ba”. 
  • Khả năng nghe hiểu kém, đưa ra câu trả lời không liên quan đến câu hỏi. 
  • Sử dụng từ ngữ một cách khác lạ, không thể ghép các từ thành câu hoàn chỉnh hoặc nói mỗi lúc một từ. 
  • Không có phản ứng khi người khác ở gọi tên ở 9 tháng tuổi. 

Trẻ bị tự kỷ nói được một số từ khi ở độ tuổi 12 đến 18 tháng

Trẻ bị tự kỷ nói được một số từ khi ở độ tuổi 12 đến 18 tháng

Lặp lại các từ, câu hoặc cụm từ

Hành vi lặp lại từ ngữ là một trong những đặc điểm thường gặp ở trẻ mắc chứng tự kỷ. Điều này có thể biểu hiện qua việc trẻ liên tục lặp lại các từ, câu hoặc cụm từ giống nhau hoặc bắt chước lại lời nói của người khác.Trẻ tự kỷ thường có xu hướng lặp đi lặp lạitừ ngữ, các hành vi, cử chỉ lạ như đi nhón chân, đếm ngón tay, lắc lư người, xoay tròn, bật và tắt đèn nhiều lần,.... Một số hình thức lặp lại từ ngữ thường gặp như: 

  • Lặp lại ngay lập tức (echolalia):Trẻ lặp lại ngay lập tức những gì vừa nghe được.
  • Lặp lại muộn (delayed echolalia):Trẻ lặp lại những gì đã nghe được trước đó, có thể là nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau đó.
  • Lặp lại các từ hoặc cụm từ yêu thích:Trẻ liên tục lặp lại một số từ hoặc cụm từ nhất định.

Thiếu các cử chỉ giao tiếp không lời

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể bị hạn chế các cử chỉ giao tiếp không lời khiến tương tác xã hội gặp nhiều khó khăn. Những cử chỉ giao tiếp không lời thường thấy như: 

  • Tránh hoặc không giữ giao tiếp bằng mắt.
  • Không biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt như vui, buồn, tức giận và ngạc nhiên khi được 9 tháng tuổi.
  • Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ nào khi được 12 tháng tuổi (ví dụ, không vẫy tay tạm biệt).
  • Không hát, nhảy hoặc hành động theo bạn khi được 60 tháng tuổi (5 tuổi).

Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con chỉ đang bị chậm nói chứ không phải tự kỷ. Điều này ảnh hưởng đến việc can thiệp và cải thiện tình trạng của trẻ sớm. Vì thế, bố mẹ cần phân biệt rõ trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ: 

Đặc điểm

Trẻ chậm nói

Trẻ tự kỷ 

Định nghĩa 

Khó khăn trong việc phát triển kỹ năng nói và ngôn ngữ ở độ tuổi dự kiến. Có thể xảy ra đơn lẻ hoặc là triệu chứng của các tình trạng tiềm ẩn khác.

Rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi.

Giao tiếp 

- Trẻ nói được nhưng vốn từ vựng hạn chế, giao tiếp đơn giản và có thể phát âm chưa rõ. 

- Trẻ chậm nói hơn so với trẻ bình thường, nói được từ đơn giản nhưng gặp khó khăn khi diễn đạt câu hoàn chỉnh. 

- Trẻ chưa nói được nhưng vẫn cố gắng giao tiếp bằng cách sử dụng cử chỉ, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể

- Gặp khó khăn trong cả việc giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ. 

- Nói hạn chế, nhưng thường lặp lại các cụm từ hoặc từ (echolalia). 

-Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện qua lại, ngay cả khi chúng có vốn từ vựng tốt.

Tương tác xã hội 

- Thích thú với tương tác xã hội và tìm kiếm các mối quan hệ với mọi người xung quanh. 

- Phản ứng tích cực với sự chú ý và cố gắng bắt chước hành vi của những người xung quanh

- Gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội như tránh né giao tiếp bằng ánh mắt, thích ở một mình, sợ nói chuyện với người khác,....

Các hành vi khác

Đa số không có hành vi bất thường, trẻ vẫn phát triển bình thường ở các lĩnh vực khác. 

- Có thể biểu hiện các hành vi lặp đi lặp lại, sở thích hạn chế và nhạy cảm với giác quan. 

- Có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với thay đổi.

Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con chỉ đang bị chậm nói chứ không phải tự kỷ

Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con chỉ đang bị chậm nói chứ không phải tự kỷ

2.  Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải là tự kỷ không?

Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải là tự kỷ không? Câu trả lời là chưa xác định được chính xác. Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ ngoài việc chậm nói còn có nhiều biểu hiện khác kèm theo và thường kéo dài ít nhất 6 tháng liên tục. 

Như đã đề cập ở trên, trẻ không thích nói có thể xuất phát từ nguyên nhân khác ngoài tự kỷ như chậm nói. Bởi vậy, để trả lời bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải là tự kỷ không hay đơn thuần chỉ là chậm nói, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. 

Mức độ nghiêm trọng của việc chậm nói được đánh giá dựa trên từng độ tuổi của trẻ:   

  • Dưới 18 tháng tuổi:Chậm nói ở giai đoạn này ít lo ngại vì trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Thế nhưng, nếu trẻ hoàn toàn không bập bẹ hoặc có dấu hiệu bất thường thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • 18-24 tháng tuổi:Trẻ ở độ tuổi này thường bắt đầu nói những từ đơn giản. Nếu trẻ chưa nói được từ nào hoặc chỉ nói được rất ít từ, đó có thể là dấu hiệu của chậm nói.
  • 2-3 tuổi:Trẻ ở độ tuổi này thường có thể nói được những câu ngắn gồm 2-3 từ. Trường hợp, trẻ vẫn chỉ nói được những từ đơn lẻ hoặc gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn thì nên đưa trẻ đi kiểm tra. 
  • Trên 3 tuổi:Trẻ trên 3 tuổi chưa nói được hoặc nói rất ít, phát âm không rõ ràng, gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu ngôn ngữ... là những dấu hiệu rất đáng lo ngại, cần phải can thiệp sớm.

Ngoài ra, để đánh giá bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không, phụ huynh có thể xem xét dựa trên các biểu hiện, triệu chứng sau: 

  • Suy giảm khả năng giao tiếp, trẻ không có phản ứng khi được gọi tên và không có nhu cầu giao tiếp với bất kỳ ai. 
  • Giọng nói bất thường, nói nhanh, nói ngọng, nói quá to, khàn giọng.
  • Ít nói, thích chơi một mình, hạn chế tương tác và giao tiếp bằng ánh mắt như thường xuyên né tránh việc nhìn thẳng người đối diện. 
  • Thay vì gắn bó với các thành viên trong gia đình, một số trẻ có sự thân thiết bất thường với các đồ vật vô tri. 
  • Rối loạn ăn uống, trằn trọc khó ngủ, lười nhai và hệ tiêu hóa kém. 
  • Chậm nói kèm rối loạn về cảm xúc, khó khăn trong việc bộc lộ trên gương mặt, nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh,....

Trẻ không thích nói có thể xuất phát từ nguyên nhân khác ngoài tự kỷ

Trẻ không thích nói có thể xuất phát từ nguyên nhân khác ngoài tự kỷ

Góc chia sẻ của Miraicare:

Nhiều phụ huynh thường kỳ vọng việc cho con học các lớp chuyên biệt sẽ "chữa khỏi" bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, các phương pháp can thiệp tâm lý và thực phẩm chức năng chỉ mang lại hiệu quả cải thiện một phần.

Để đạt được kết quả điều trị toàn diện và nhanh chóng hơn, liệu pháp tế bào gốc tủy xương đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất.

Với hơn 500 trường hợp điều trị thành công, phương pháp này đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các triệu chứng như tăng động, giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ và các hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.

>> Tìm hiểu chi tiết: Hiệu quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc Nhật Bản

3. Các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con mình chậm nói, thậm chí tự đặt ra câu hỏi: “Bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không?” Thực tế, trẻ bị tự kỷ có thể chậm nói nhưng trẻ chậm nói chưa chắc đã bị tự kỷ. Với những trẻ tự kỷ chậm nói, phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp hỗ trợ dưới đây để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

3.1 Điều trị trẻ tự kỷ chậm nói bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Điều trị tự kỷ chậm nói bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương ngày càng được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Đây là phương pháp tiên phong mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị các rối loạn thần kinh, cải thiện khả năng ngôn ngữ ở hàng triệu trẻ mắc tự kỷ trên toàn thế giới. 

Liệu pháp này sử dụng tế bào gốc nguồn gốc tủy xương tự thân tiêm vào tĩnh mạch, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo các cơ quan, mô và thần kinh bị tổn thương. Vậy nên, tế bào gốc tủy xương ứng dụng trong điều trị các bệnh lý thần kinh như tự kỷ chậm nói, rối loạn phát triển mang lại hiệu quả vượt ngoài mong đợi. 

Theo thống kê của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, tỷ lệ bệnh nhân thành công sau điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc đạt con số trên 90%. Liệu pháp tế bào gốc đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong điều trị bệnh tự kỷ.

Đặc biệt, hơn 80% người bệnh tiến bộ về khả năng phát âm, phát ngôn giúp giao tiếp tốt hơn. Viện cũng đã ghi nhận sự gia tăng về vốn từ vựng và tần suất phát ngôn, cùng với sự gia tăng trong giao tiếp bằng ánh mắt và khả năng tương tác với các trẻ khác, cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ.

Ngoài ra, cũng có những trẻ mắc chứng rối loạn cảm giác như nhạy cảm ở vùng đầu, khiến cho trẻ không thể đội mũ vì cảm giác bó chặt gây đau. Những triệu chứng này sau khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc cũng đã mất đi.

Hiện nay, tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị độc quyền kết nối điều trị bệnh tự kỷ tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo. Sự hợp tác này không chỉ mang đến công nghệ đột phá mà còn là cơ hội kết nối, chia sẻ và xây dựng cộng đồng vững mạnh hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình. 

Mirai Care kết nối với Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo

Mirai Care kết nối với Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo

3.2 Liệu pháp trị liệu ngôn ngữ 

Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp và tương tác với người khác. Bước đầu tiên trong liệu pháp ngôn ngữ là đánh giá để xác định nhu cầu của trẻ và xây dựng kế hoạch điều trị. Tùy thuộc vào bối cảnh, chuyên gia trị liệu của trẻ có thểáp dụng liệu pháp này theo nhóm hoặc 1:1.

Giai đoạn nên bắt đầu thực hiện trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ lý tưởng là từ 12-36 tháng tuổi, nhìn chung càng sớm càng tốt. Việc chữa trị có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm tùy mức độ giao tiếp và khả năng đáp ứng của trẻ. Gia đình nên đưa con đến các cơ sở chuyên biệt cho trẻ tự kỷ để được chăm sóc và lên phác đồ cải thiện đúng cách nhất. 

3.3 Trị liệu hành vi

Một trong những phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói phụ huynh nên cân nhắc áp dụng chính là trị liệu hành vi. Phương pháp này giúp trẻ giảm các hành vi lặp đi lặp lại, tăng cường các hành vi tích cực. Trị liệu hành vi mang tính các nhân hóa cao, đáp ứng điều trị dài dạn, không chỉ cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn kỹ năng xã hội và trí tuệ của trẻ tự kỷ. 

Trong quá trình trị liệu, trẻ tự kỷ được hướng dẫn nhận thức những hành vi không phù hợp, những suy nghĩ và cảm xúc dẫn đến hành vì đó trong các tình huống cụ thể. Khi đã dần quen, trẻ sẽ giảm những hành vi kỳ quặc và hạn chế tình trạng cáu gắt. Đặc biệt, trẻ có thể tự nhận ra hành vi nào đúng, hành vi nào sai sau khi áp dụng phương pháp trị liệu hành vi. 

Trẻ tự kỷ giảm cáu gắt sau khi thực hiện trị liệu hành vi

Trẻ tự kỷ giảm cáu gắt sau khi thực hiện trị liệu hành vi

3.4 Trị liệu cảm giác

So với trẻ bình thường, thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác của trẻ tự kỷ có nhiều điểm khác. Đa số chúng đều rơi vào tình trạng rối loạn giác quan với mức độ từ nhẹ đến nặng và khác nhau giữa các giác quan. Quá nhạy cảm hoặc không đủ nhạy cảm khiến trẻ dễ bị rối loạn nhận thức và gặp rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. 

Vậy nên, trị liệu cảm giác vô cùng quan trọng trong việc cải thiện sự phát triển toàn diện cho trẻ tự kỷ. Sau khi áp dụng trị liệu, trẻ có thể cảm nhận và kích thích giác quan làm việc. Từ đó, giúp trẻ điều chỉnh cảm giác và cải thiện khả năng tập trung.

3.5 Giáo dục đặc biệt

Phương pháp giáo dục đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ tự kỷ chậm nói. Cung cấp một môi trường học tập phù hợp với nhu cầu giúp trẻ giảm thiểu khó khăn do tự kỷ gây ra như lặp đi lặp lại một/ một vài hành vi, giao tiếp kém, chậm nói,.... 

Phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia và giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt. Thông thường, sau khoảng 1 đến 2 tháng trẻ sẽ được đánh giá lại các chức năng và đưa ra phương pháp can thiệp mới phù hợp với hiện trạng. 

Cung cấp một môi trường học tập phù hợp giúp giảm khó khăn do tự kỷ gây ra

Cung cấp một môi trường học tập phù hợp giúp giảm khó khăn do tự kỷ gây ra

3.6 Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các chuyên gia. Mục tiêu của phương pháp này là tập trung vào việc cải thiện các kỹ năng vận động, nhận thức để hòa nhập cuộc sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Thực hiện phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo những quy tắc sau: 

  • Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện dấu hiệu tự kỷ chậm nói. 
  • Ưu tiên chọn nhóm can thiệp sớm là bác sĩ phục hồi chức năng nhi khoa, chuyên gia tâm lý, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, giáo viên mẫu giáo đặc biệt và bố mẹ. 
  • Lựa chọn chương trình can thiệp phù hợp tùy vào mức độ tự kỷ và khả năng đáp ứng của trẻ. 

Chắc hẳn bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bé không chịu nói theo mẹ dạy có bị tự kỷ không?”. Có thể thấy, bé không nói theo mẹ dạy có thể là dấu hiệu của tự kỷ nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Thay vì lo lắng, phụ huynh nên dành thời gian quan sát biểu hiện của trẻ và trò chuyện, khuyến khích trẻ giao tiếp. Khi thấy dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời. Đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin về trẻ tự kỷ hữu ích hơn nhé!

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi