Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Những thông tin quan trọng cần biết
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Theo thống kế từ Bộ Y tế năm 2023, cả nước ta hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó 5 - 7 % là tiểu đường tuýp 1. Tuy con số này không cao, nhưng tiểu đường tuýp 1 là dạng mãn tính, phải điều trị suốt đời. Bệnh cũng có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nhiều trường hợp phát hiện muộn. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức về đái tháo đường loại 1 là rất quan trọng.
1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường có 3 loại là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường loại 1 là tình trạng cơ thể không sản xuất được hoặc sản xuất ra rất ít insullin, khiến mức insullin bị thiếu hụt trầm trọng.
Insullin có vai trò đưa các glucoso trong máu đến các tế bào để tạo ra năng lượng hoạt động. Do lượng insullin quá ít nên nồng độ glucozo trong máu tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường.
Theo Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo: "Bệnh tiểu đường loại 1 được đặc trưng bởi sự phá hủy vĩnh viễn các tế bào beta tiết insulin trong đảo Langerhans . Bệnh nhân thường mất hơn 80% tế bào beta, dẫn đến không có khả năng sản xuất insulin và điều chỉnh lượng đường huyết trong huyết tương một cách hợp lý. Sự phá hủy các tế bào beta trong bệnh tiểu đường loại 1 thường do cơ chế tự miễn dịch gây ra."
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh có nhiều nguy hiểm tiềm tàng.Lượng đường huyết cao kéo dài không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là:
- Tim mạch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp...
- Thận: Làm tổn thương thận, tiến triển đến suy thận mãn tính.
- Mắt: Gây ra các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc đái tháo đường, có thể dẫn đến mù lòa.
- Thần kinh: Gây ra các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm tê bì chân tay, giảm cảm giác, khó lành vết thương.
- Hệ miễn dịch: Làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng cơ thể không thể hoặc sản xuất ra rất ít insullin
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 được chia làm 2 loại là tuýp 1A và tuýp 1 B. 95% Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn (tiểu đường tuýp 1 A). Chi tiết hơn, hệ miễn dịch của cơ thể nhận dạng nhầm các tế bào sản xuất insullin là tế bào lạ và tấn công chúng, khiến cho cơ thể không thể hoặc sản xuất được rất ít insullin. 5% còn lại chưa xác định rõ nguyên căn (tiểu đường tuýp 1 B).
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng gen di truyền góp phần khiến cho người bệnh bị tiểu đường tuýp 1. Những loại gen nhất định này khiến nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 cao hơn người bình thường.
3. Biến chứng tiểu đường tuýp 1
Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, người bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
3.1 Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính bao gồm hạ đường huyết và nhiễm toan ceton.
3.1.1 Hạ đường huyết
Mức đường huyết bình thường thấp nhất ở cơ thể là giữa bữa ăn - 70-100mg/Dl. Ngoài ra, đường huyết có thể lên đến90-130mg/dL trước khi ăn và dao động khoảng 180 mg/dL sau khi ăn từ 1 - 2 giờ. Hạ đường huyết do tiểu đường là tình trạng độ đường huyết tụt xuống dưới 70mg/ Dl hoặc hoặc 3,9 mmol/L.
Các triệu chứng thường thấy bao gồm: cảm thấy đói, tê bì chân tay, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn, buồn ngủ, đau đầu, run người, choáng, nhìn mờ, mất ý thức, khó tập trung, co giật.
Nguyên nhân đến từ 2 yếu tố phổ biến:
- Sử dụng thuốc giải phóng insullin hoặc insullin.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: ăn quá ít, tập luyện quá sức, uống thuốc quá liều, bỏ bữa,...
Người tiểu đường tuýp 1 hay bị hạ đường huyết
3.1.2 Nhiễm toan ceton do tiểu đường
Việc cơ thể sản xuất ra quá ít insulin khiến cho glucozo không thể đi lên các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này làm cho axit trong máu bị tồn dư nhiều. Khi đó, gan sẽ phân hủy nhanh các chất béo thành các ceton để cung cấp năng lượng cho cơ, tim, dẫn đến máu có tính axit. Đây được gọi là nhiễm toan ceton.
Các biểu hiện của nhiễm toan ceton mà bạn cần lưu ý bao gồm: hay cảm thấy khát do cơ thể mất nước nhanh, thở nhanh và sâu, da khô và đỏ, sụt cân, đi tiểu nhiều, hơi thở thơm mùi trái cây.
Nhiễm ceton nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: phù não, suy thận, suy tim, tim ngừng đập, thậm chí tử vong.
3.2 Biến chứng mạn tính
Ngoài biến chứng cấp tính, người mắc tiểu đường cũng có các biến chứng mạn tính bao gồm:
3.2.1 Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường type 1
Lượng đường trong máu bị dư thừa dẫn đến quá trình tuần hoàn không tốt, kéo theo tổn thương các mạch máu, đặc biệt là mạch máu ở mắt, thận và thần kinh với các biến chứng như:
- Mắt: đục thủy tinh tế, bệnh võng mạc, mất thị lực.
- Thận: Suy thận.
- Thần kinh ngoại biên: ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn chân khiến cho người bệnh đau đơn khi bị nhiễm trùng.
Biến chứng mạn tính khiến thị lực người tiểu đường suy giảm
3.2.2 Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường tuýp 1
Biễn chứng mạch máu lớn bao gồm: thiếu máu não dẫn đến đột quỵ, xơ vữa động mạch vàng, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm mà người bệnh nên để ý.
4. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường loại 1?
Bệnh tiểu đường loại 1 thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh loại 1 thường gầy đến cân nặng bình thường và thường sụt cân trước khi được chẩn đoán. Bệnh tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 5-10% trong số tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần để ý các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 để thăm khám kịp thời.
Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên
5. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 cần lưu ý gì?
Người mắc đái tháo đường tuýp 1 cần lưu ý về chế độ ăn uống, sử dụng insullin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, người mắc tiểu đường tuýp 1 cần để ý các biểu hiện bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng như biến chứng của bệnh để kịp thời nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ:
- Chỉ số lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường (một trong các biểu hiện bệnh tiểu đường tuýp 1 cần quan tâm).
- Tê, ngứa, nhiễm trùng, loét, đau ở lòng bàn chân hoặc cẳng chân.
- Thị lực suy giảm, có vấn đề không rõ nguyên nhân.
- Trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Bị hạ đường huyết: mệt mỏi, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, nhìn mờ, nhịp tim nhanh,...
- Tăng đường huyết: khát nước, khô da, đi tiểu nhiều, suy nhược.
Gọi cấp cứu 115 ngay nếu phát hiện các dấu hiệu: đau thắt ngực, tức ngực, khó thở, mất ý thức, co giật.
6. Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả nhất hiện nay
Điều trị đái tháo đường bằng tế bào gốc
Bệnh tiểu đường loại I gây ra tình trạng mất chức năng bán vĩnh viễn ở các tế bào β tuyến tụy, do đó có thể điều trị dựa trên tế bào tập trung vào các tế bào β bị mất. Tế bào gốc tủy xương có thể điều trị bệnh tiểu đường loại I bằng cách thay thế các tế bào tuyến tụy bị tổn thương không còn khả năng sản xuất insulin bằng tế bào gốc tủy xương, cho phép chúng sản xuất insulin trở lại.
Khi kết hợp liệu pháp tế bào gốc với điều trị bằng insulin thì HBA1c giảm và nguy cơ hạ đường huyết cũng giảm so với khi không kết hợp.
Hiện tại, Viện nghiên cứu và cấy ghép tế bào gốc Kansaibou Tokyo là đơn vị duy nhất tại Nhật Bản cung cấp liệu pháp tế bào gốc tủy xương để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 cho đối tượng thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Trên đây là chia sẻ của Mirai Care về bệnh tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân, biến chứng cũng như cách chữa trị hiện đại ngày nay. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE
Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến
Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường tuýp 1
Bài viết phổ biến khác