phone

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là phương pháp chữa trị ung thư khả quan và tích cực ngày nay. Liệu pháp này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về pháp đồ điều trị trên.

Nội dung bài viết


1. Liệu pháp miễn dịch là gì?

Liệu pháp miễn dịch có tên gọi khác là liệu pháp sinh học. Liệu pháp miễn dịch có 2 nhóm: sử dụng tế bào ở cơ thể hoặc tế bào trong phòng thí nghiệm để khôi phục và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Với nhóm thứ nhất: Tế bào miễn dịch (lympho, đại thực bào, tế bào đuôi gai,...) được kích thích bởi các thuốc đích như: Pembrolizumab, Durvalumab, Atezolizumab,... Với nhóm thứ hai, tế bào miễn dịch được lấy ra khỏi cơ thể, trải qua quá trình “huấn luyện” để tìm diệt tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa trở lại trong người bệnh.  
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Khái niệm về liệu pháp miễn dịch 

2. Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Cơ thể con người được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch, chúng làm việc như một “hàng rào” bảo vệ con người khỏi những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tế bào ung thư lại có khả năng “lách” được hàng rào này bằng nhiều cơ chế khác nhau. Nhờ đó, chúng lại ngày càng phát triển mạnh và gây ra căn bệnh ung thư nguy hiểm. 

Chính vì vậy, liệu pháp miễn dịch là phương pháp khuếch đại sức mạnh của hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây được xem là chìa khóa, mang lại cơ hội chữa trị ung thư một cách an toàn và lành tính. Phương pháp miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc chữa trị ung thư với 3 tác dụng chính: 

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 
  • Hạn chế tế bào ung thư phát triển sang các cơ quan khác của cơ thể.
  • Khuếch đại, tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư. 

Ngày nay, phương pháp miễn dịch có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị, xạ trị,... và mang lại kết quả vượt trội so với các phương pháp khác. Nhờ có liệu pháp này, người mắc ung thư có thể kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống, cũng như có thêm hy vọng chữa trị bệnh. 

3. Phân loại liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư gồm những loại sau: 

3.1 Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u

Liệu pháp kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u hoạt động như một kháng thể chống lại sự nhiễm trùng trong cơ thể. Những “kháng thể” này sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách giết protein trong các tế bào đó. Đặc biệt, các kháng thể này được tạo ra trong phòng thí nghiệm. 
Liệu pháp miễn dịch dựa trên kháng thể đơn dòng hiện được coi là thành phần chính của liệu pháp điều trị ung thư, bên cạnh phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Kháng thể đơn dòng sở hữu một tập hợp đa dạng các cơ chế hoạt động có liên quan đến lâm sàng. Ngoài ra, kháng thể có thể nhắm mục tiêu trực tiếp vào các tế bào khối u đồng thời thúc đẩy việc tạo ra các phản ứng miễn dịch chống khối u lâu dài. Các đặc tính đa diện của kháng thể như một nền tảng trị liệu đã dẫn đến sự phát triển các chiến lược điều trị ung thư mới sẽ có tác động lớn đến việc chăm sóc ung thư.  

chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịchKháng thể đơn dòng là một trong các loại liệu pháp miễn dịch

3.2 Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu

Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu giống như các kháng thể đơn dòng, cũng giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch được sử dụng sau hoặc cùng lúc với các phương pháp chữa trị ung thư khác như hóa trị, xạ trị,... Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu lại có thể được ứng dụng như phương pháp chính để chữa các căn bệnh này, gồm có:

  • Interferon: Interferon giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và làm tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch để chống lại căn bệnh này. Interferon có các tác dụng phụ như: nhiễm trùng, phát ban, rụng tóc, một vài triệu chứng giống cúm.
  • Interleukin: Cách thức hoạt động tương tự như Interferon. Phương pháp này được sử dụng để chữa trị ung thư thận, ung thư da, các khối u ác tính. Khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu Interleukin, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như: tăng cân, huyết áp thấp, một vài triệu chứng giống cúm. 

3.3 Liệu pháp virus oncolytic

Liệu pháp Virus Oncolytic là cách tiêm một loại virus biến đổi gen vào khối u của cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Các virus này sẽ tạo ra các bản sao của chính nó làm các tế bào vỡ ra và chết. Kết quả là một loại kháng nguyên được giải phóng ra kích hoạt hệ thống miễn dịch của người bệnh. Loại virus này sẽ chỉ nhắm vào các tế bào ung thư trong cơ thể có kháng nguyên đó mà không làm hại đến các tế bào khác.

điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịchLiệu pháp virus Oncolytic giúp tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hại tế bào khác 

1.4 Liệu pháp tế bào T

Liệu pháp tế bào T có tên gọi khác là liệu pháp miễn dịch thay đổi gen của tế bào T trong điều trị ung thư. Liệu pháp tế bào T sẽ làm biến đổi gen của loại tế bào này, từ đó giúp chúng có khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Theo đó, quá trình diễn ra như sau:

  • Tế bào T được lấy ra từ trong máu của bệnh nhân.
  • Đem các tế bào T này vào trong phòng thí nghiệm nuôi cấy, “huấn luyện” khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Đem các tế bào đã được thay đổi cấu trúc tiêm lại vào cơ thể người bệnh. 

Hiện nay, liệu pháp tế bào T được ứng dụng để điều trị một số bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, phương pháp vẫn được nghiên cứu thêm để điều trị mở rộng thêm nhiều căn bệnh ung thư khác. 

3.4 Vắc xin trị liệu ung thư

Hiện nay, có 2 loại vắc xin đó là vắc xin phòng ngừa và vắc xin điều trị. Vắc xin ung thư làm lộ kháng nguyên, qua đó tiêu diệt kháng nguyên hay vật thể lạ trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. 

Cụ thể, vacxin sẽ kích hoạt tế bào T gây độc để tạo ra kháng thể liên kết với các phân tử trên bề mặt tế bào ung thư, từ đó tiêu diệt tế bào ung thư. Vacxin trị liệu ung thư giúp làm chậm lại hoặc ngăn cản quá trình phát triển của các tế bào này, khiến khối u co lại để phòng tránh ung thư tái phát. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các nước  u, Mỹ. Vào tháng 4/2010, loại vắc xin điều trị ung thư đầu tiên đã được FDA phê chuẩn. 
Vắcxin này có tên là sipuleucel-T (Provenge®), được ứng dụng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến di căn ở nam giới. Vắc xin sipuleucel-T (Provenge®) kích hoạt phản ứng miễn dịch với kháng nguyên phosphatase (PAP) được tìm thấy trên mặt tế bào ung thư tiền liệt tuyến, từ đó hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Loại vắc xin này được chứng minh là đã làm tăng cơ hội sống sót của nam giới mắc ung thư tiền liệt tuyến. Chính vì vậy, vào tháng 10/2015, vắc xin sipuleucel-T (Provenge®) đã được FDA chấp thuận phương pháp điều trị vi rút ly giải khối u đầu tiên. Ngoài ra, vắc xin Talimogene laherparepvec (T-VEC, hoặc Imlygic®) cũng được công nhận trong việc điều trị một số bệnh nhân u hắc tố di căn không thể phẫu thuật.

Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịchVắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung 

3.5 Chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch

Tế bào ung thư có khả năng “giả vờ không hoạt động”, từ đó “thoát” khỏi hàng rào miễn dịch của cơ thể. Chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch sẽ ngăn chặn khả năng này của tế bào ung thư, giúp hệ thống miễn dịch nhận ra và tiêu diệt chúng. 
Chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch phổ biến là thể kháng PD-1/PD-L1 và kháng CTLA-4. Liệu pháp này được sử dụng trong việc điều trị các căn bệnh ung thư ác tính như: ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung,... 

4. Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch có tác dụng phụ không?

Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch có tác dụng phụ đến người bệnh. Các triệu chứng của tác dụng phụ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ tiến triển bệnh, phương pháp điều trị,... cũng như rất nhiều các yếu tố khác. Tuy nhiên, tác dụng phụ được ghi nhận nhiều nhất là phản ứng da tại vị trí tiêm với hiện tượng sưng đỏ, ngứa, phát ban,... Một số rất hiếm trường hợp bị dị ứng, thậm chí tử vong. 
Các phương thức chữa ung thư bằng phương pháp miễn dịch

Chữa ung thư bằng phương pháp miễn dịch sẽ gồm 3 phương thức đó là: 

  • Tiêm qua đường tĩnh mạch.
  • Uống thuốc dạng viên nén, viên nang.
  • Kem bôi da: Dành cho người mắc ung thư giai đoạn đầu. 

5. Mirai Care - Kết nối chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tại Nhật Bản uy tín

Hiện nay, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được ứng dụng tại những bệnh viện, cơ sở có chuyên môn vững và đầy đủ cơ sở vật chất mới đảm bảo được. Nhằm giúp người bệnh tìm được địa chỉ uy tín mà không cần mất công sức, thời gian và chi phí, Mirai Care hiện là địa chỉ kết nối chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch Nhật Bản uy tín với các bệnh viện hàng đầu tại Nhật như:

  • Viện ung thư quốc tế Osaka: Đây là bệnh viện tuyến đầu của Nhật trong việc chữa trị ung thư và các bệnh về tim mạch. Bệnh viện là thành viên của  UICC - tổ chức phi chính phủ hợp tác với WHO và WEF về phòng chống, nghiên cứu về các căn bệnh ung thư nên rất uy tín, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây. 
  • Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản với hơn 60 năm kinh nghiệm trong việc chữa trị các bệnh ung thư. Trung tâm được trang bị cơ sở vật chất tiên tiến nhất trên thế giới như máy xạ trị proton. Tại đây, hơn 5000 bệnh nhân ung thư đã điều trị thành công.
  • Bệnh viện đa khoa Tokyo - NCGM với kinh nghiệm sâu sắc và chuyên môn giỏi. Tại đây, bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh trên tinh thần tôn trong quyết định và nhân cách của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn hãy hoàn toàn yên tâm với bệnh viện đa khoa Tokyo bởi những dịch vụ y tế tốt và tiên tiến nhất. 

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là một phương pháp mang tính đột phá và nhiều cơ hội sống tích cực cho bệnh nhân ung thư. Nếu bạn hay người nhà của bạn đang băn khoăn chưa biết điều trị ung thư thế nào, hãy liên hệ ngay đến Mirai Care để được tư vấn nhé. 

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi