phone

Liệu pháp tế bào NK trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Liệu pháp tế bào NK trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Koichi Tanaka Tổng giám đốc Viện nghiên cứu sáng chế y học Tanaka

Trong tên gọi bạch cầu cấp dòng tuỷ, từ “cấp” thể hiện phần nào đặc tính của bệnh, đó chính là khả năng tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị sớm. Do đó, tìm hiểu về các giải pháp để kiểm soát căn bệnh này là điều nên làm để bạn kéo dài thời gian sống khoẻ mạnh. Trong bài viết này, Mirai Care sẽ mang đến những thông tin hữu ích về liệu pháp tế bào NK trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - phương pháp điều trị đang được quan tâm nhất hiện nay.

 

Table of Contents


1. Tìm hiểu về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

1.1 Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là tình trạng các tế bào tăng trưởng mất kiểm soát

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là tình trạng các tế bào tăng trưởng mất kiểm soát

 

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là một loại ung thư máu hiếm gặp. Bệnh xuất hiện khi quá trình sản xuất tế bào máu của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tế bào không phát triển, phân chia đúng cách và tăng trưởng mất kiểm soát. 

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chỉ tính riêng ở Mỹ vào năm 2022 có khoảng 20.000 người mới mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ và 11.500 người tử vong vì căn bệnh này. Đây là một con số không hề nhỏ cho thấy mức độ lan toả của chứng bệnh quái ác này trong cộng đồng.

1.2 Triệu chứng bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Triệu chứng bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ ở giai đoạn đầu thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cúm bởi những dấu hiệu khá phổ biến. Cụ thể, người bệnh sẽ cảm thấy sốt, mệt mỏi, khó thở, đau xương, da nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, cơ thể dễ bầm tím, dễ nhiễm trùng, chảy máu mũi thường xuyên,...

2. Tế bào NK trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Tế bào NK có khả năng tìm diệt tế bào ác tính

Tế bào NK có khả năng tìm diệt tế bào ác tính

Tế bào NK có khả năng gây độc qua trung gian dựa trên chức năng “nhận biết nhân tạo” và “mất nhận biết”. Chức năng này được điều chỉnh bởi một dãy phức hợp các thụ thể ức chế bề mặt. Trong bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ, tế bào ung thư có thể dễ dàng thoát khỏi sự trinh sát của tế bào NK và tế bào bạch cầu vì chính 2 loại tế bào này đang rơi vào trạng thái rối loạn bất thường.

Sự hiện của các tế bào NK rối loạn chức năng trong cơ thể người bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ đã cho các nhà nghiên cứu kết luận: Nếu bổ sung thêm tế bào NK khoẻ mạnh vào cơ thể lúc này, khả năng gây độc tế bào của NK sẽ được khôi phục. Từ đó, người bệnh sẽ được tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật.

3. Liệu pháp miễn dịch tế bào NK trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Với đặc tính tìm diệt tế bào ác tính ngay cả khi chưa từng tiếp xúc qua trước đó, tế bào NK là ứng cử viên sáng giá trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ. Để bổ sung tế bào NK vào cơ thể người bệnh, trước tiên cần thu một lượng nhỏ máu. Máu sau đó sẽ được nuôi cấy, tách chiết trong phòng thí nghiệm để tạo nên lượng lớn tế bào NK. 

Các tế bào NK sau khi đã qua kiểm định chất lượng sẽ được truyền vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch. Khi đó, “hàng phòng thủ” của cơ thể được tăng cường vững mạnh sẽ giúp người bệnh nâng cao miễn dịch, tiêu diệt tốt các tế bào ác tính đang tồn tại.

4. Thử nghiệm lâm sàng của phương pháp điều trị bạch cầu cấp dòng tủy bằng tế bào NK

Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả của tế bào NK trong điều trị bệnh

Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả của tế bào NK trong điều trị bệnh

Một nghiên cứu về hiệu quả của tế bào NK được kích hoạt bằng IK-15, IL-21 thông qua ghép tế bào tạo máu cho thấy kết quả khả quan khi bệnh giảm tiến triển hơn so với người bệnh có ghép tế bào tạo máu nhưng không có tế bào NK. Tiếp đến, một nghiên cứu khác được ghi nhận vào ngày thứ 2, 7 và 28 sau khi ghép tế bào tạo máu có bổ sung NK cũng cho thấy: Hiệu quả kiểm soát việc tái phát bệnh được tăng cao hơn

Về mối tương quan giữa số lượng tế bào NK và tỉ lệ phục hồi của người bệnh, một nghiên cứu đã chứng minh số lượng tế bào NK được truyền có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ sống sót của người bệnh. Do đó, truyền tế bào NK được xem là một phương pháp điều trị bổ trợ và thay thế lý tưởng, có thể kết hợp tốt cùng hoá trị, xạ trị, phẫu thuật để mang lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Những thử nghiệm lâm sàng trên đa số sử dụng tế bào NK từ chính người bệnh. Vậy còn với trường hợp dùng tế bào NK của người hiến tặng? Một nghiên cứu sử dụng tế bào NK từ người hiến truyền cho người bệnh tiên lượng kém bằng hoá trị liệu đã cho kết quả: Hơn 25% người bệnh thuyên giảm hoàn toàn sau khi cấy ghép. Đây là một tín hiệu đáng mừng về việc có thể sử dụng đa nguồn tế bào NK trong điều trị bệnh.

Ngoài ra hiện nay có một phương pháp biến đổi gen tế bào NK trong cấy ghép để tăng hiệu quả điều trị, đó là liệu pháp tế bào CAR-NK. Hoạt động của các tế bào này đang được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều mô hình xử lý khối u ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ. 

Qua bài viết này, Miraicare hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về cơ chế của liệu pháp tế bào NK trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Phương pháp triển vọng của y học tái tạo này đã mang đến cho người bệnh nhiều hi vọng trong việc nâng cao chất lượng sống, giảm thiểu đau đớn, suy nhược do hoá xạ trị gây ra, đồng thời loại trừ khả năng tái phát bệnh trong tương lai.

 

Tham khảo: 

https://www.vinmec.com/vi/ung-buou-xa-tri/thong-tin-suc-khoe/bach-cau-cap-tinh-dong-te-bao-tuy-xuong-aml-trieu-chung-dau-hieu/

https://fclinicglobal.com/wp-content/uploads/2023/06/Li%E1%BB%87u-ph%C3%A1p-t%E1%BA%BF-b%C3%A0o-NK-trong-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%87nh-b%E1%BA%A1ch-c%E1%BA%A7u-c%E1%BA%A5p-d%C3%B2ng-t%E1%BB%A7y-PDF.pdf