Những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến nhất
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh mãn tính, ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này đã dẫn đến các quan niệm sai lầm, gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ điểm danh những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp nhất, cùng tham khảo để không mắc phải nhé!
Nội dung bài viết:
1. Những hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose). Mặc dù đã có nhiều thông tin về bệnh này, nhưng vẫn còn nhiều hiểu lầm tồn tại. Dưới đây là những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến:
>> Xem chi tiết: Một số triệu chứng tiểu đường tuýp 1 người bệnh thường gặp
1.1 Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
Một vài ý kiến ý kiến cho rằng những người bị tiểu đường tuýp 1 là do ăn quá nhiều đường. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực tế không phải vậy. Bởi 100% carbohydrate chúng ta ăn (ngũ cốc, trái cây, sữa, thậm chí cả rau) được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng.
Insulin mở khóa các tế bào của chúng ta để glucose có thể đi vào bên trong. Ở bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào sản xuất insulin bị phá hủy nên lượng glucose trong máu (đường) tăng lên mức nguy hiểm.
Vì thế, trên thực tế,người bị tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có thể ăn đường. Tuy nhiên, cần đảm bảo lượng insulin dung nạp vào cơ thể vừa đủ để chuyển hóa đường và năng lượng ăn vào.
Sai lầm khi nghĩ ăn nhiều ngọt gây tiểu đường tuýp 1
[LƯU NGAY]: Hướng dẫn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1
1.2 Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do lối sống không lành mạnh
Một trong những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến nhất hiện nay chính là nguyên nhân gây bệnh do lối sống không lành mạnh. Thực tế, trong tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch của cơ thể lại “tấn công nhầm” các tế bào beta trong tuyến tụy.
Các tế bào beta này có nhiệm vụ sản xuất insulin – một hormone quan trọng giúp điều hòa lượng đường trong máu. Khi tế bào beta bị phá hủy, lượng insulin trong cơ thể suy giảm trầm trọng dẫn đến tăng đường huyết. Và lối sống không đóng vai trò trực tiếp trong việc gây ra tình trạng tự miễn này.
Một số yếu tố gây ra tiểu đường tuýp 1 bên cạnh nguyên nhân tự miễn phải kể đến:
- Di truyền:Nếu gia đình có bố mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ bạn bị bệnh cũng cao. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân quyết định.
- Môi trường:Virus, vi khuẩn,... ngoài môi trường có thể kích hoạt hệ miễn dịch tấn công các tế bào beta dẫn đến bị tiểu đường tuýp 1.
- Bệnh tự miễn khác:Người mắc bệnh Hashimoto, bệnh Celiac,... có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 cao.
1.3 Người mắc tiểu đường tuýp 1 không thể ăn đường
Một trong những hiểu lầm về bệnh tiểu đường loại 1 là không thể ăn đường. Thế nhưng, điều này không hoàn toàn đúng. Quản lý lượng đường trong máu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc điều trị bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu của một người.
Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Vì liều lượng insulin hàng ngày dựa trên tỷ lệ insulin và carb hàng ngày nên những người mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng carb nạp vào.
Điều này không có nghĩa là người bệnh phải tránh hoàn toàn carbohydrate mà cần lên kế hoạch trước và duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Thực phẩm có đường mà người tiểu đường tuýp 1 có thể ăn:
Các loại thực phẩm bệnh tiểu đường có thể ăn
- Trái cây:Táo, lê, cam, bưởi, dâu tây...
- Rau củ:Khoai lang, bí đỏ, cà rốt...
- Sữa:Sữa không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường
- Các loại hạt:Hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
Một số thực phẩm chứa đường mà người bị tiểu đường tuýp 1 không nên ăn gồm:
- Các loại tinh bột tinh chế:Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống trắng, các loại bánh mì ngọt, bánh quy, bánh ngọt.
- Nước ngọt có ga:Các loại nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, nước tăng lực.
- Các loại bánh kẹo:Kẹo, socola, mứt, thạch.
- Thực phẩm chế biến sẵn:Các loại đồ ăn nhanh, xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp.
- Một số loại trái cây quá ngọt:Chuối chín, nhãn, xoài, mít.
Người bị tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có thể ăn đường
1.4 Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể chữa khỏi hoàn toàn
Nhiều người lầm tưởng vềbệnh tiểu đường tuýp 1có thể chữa khỏi nhưng thực tế không phải như thế. Bởi bệnh lý này là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vậy nên, người bệnh cần tiêm insulin, thường xuyên kiểm tra đường huyết và tái khám định kỳ để kiểm soát lượng đường trong máu cũng như giảm thiểu các biến chứng.
Hiện để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh cần kết hợp các biện pháp sau:
- Bổ sung insulin và kiểm soát đường huyết.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp, đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, đường, muối khoáng, nước, vitamin,....
- Thường xuyên tập thể dục vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt.
- Đối với trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, cấy ghép tụy và tế bào đảo để bình thường hóa nồng độ glucose, giảm nhẹ biến chứng mạch máu nhỏ.
1.5 Người bệnh tiểu đường tuýp 1 sống không được lâu
Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình từ 63-65 năm, ít hơn 20 năm so với tuổi thọ của một người bình thường. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong điều trị như hiện nay cùng gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, nam giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 năm và nữ giới bị giảm 13 năm. Như vậy, kiểm soát đường huyết là chìa khóa vàng để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường.
Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, các mạch máu trong cơ thể sẽ bị tổn thương. Việc kiểm soát đường huyết hiệu quả giúp:
- Ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của các biến chứng, giúp bảo vệ tim, thận, mắt và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giảm các triệu chứng khó chịu như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, giúp người bệnh hoạt động và làm việc hiệu quả hơn.
- Giảm nguy cơ tử vong do các biến chứng của bệnh tiểu đường, giúp kéo dài tuổi thọ.
1.6 Béo phì gây ra tiểu đường tuýp 1
Như đã đề cập ở trên, tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản sinh insulin. Bởi vậy, căn bệnh này không liên quan trực tiếp đến béo phì và ăn kiêng. Tuy nhiên, mẹ bầu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở thai nhi.
1.7 Người lớn không thể mắc tiểu đường tuýp 1
Đây là một trong những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến nhất. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sau lầm bởi bệnh tuýp nào cũng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được biết đến là căn bệnh của tuổi trẻ vì khởi phát chủ yếu ở người dưới 30 tuổi nhưng nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, gần nửa người mắc bệnh chỉ được chẩn đoán sau 30 tuổi.
Ngoài ra, người lớn thường bị chẩn đoán nhầm mắc bệnh tiểu đường loại 2 thay vì bệnh tiểu đường loại 1 vì tuổi tác, cân nặng hoặc chủng tộc. Có thể dễ dàng phân biệt bệnh tiểu đường loại 1 với bệnh tiểu đường loại 2 bằng xét nghiệm kháng thể và đo nồng độ C-peptide.
1.8 Trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ tự khỏi khi lớn lên
Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em làm một loại bệnh tự nhiễm, không có thuốc chữa trị hoàn toàn. Vì thế, trẻ mắc bệnh này không thể tự khỏi khi lớn. Thực tế chưa có phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em rõ ràng mà chỉ dừng ở mức kiểm soát bằng cách đảm bảo lượng insulin cung cấp cho cơ thể.
Theo đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu để bổ sung lượng insulin phù hợp bằng phương pháp tiêm hoặc thực hiện liệu pháp bơm. Cùng với đó, trẻ phải có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng những loại thức ăn theo lời khuyên của chuyên gia và luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.
Trẻ bị tiểu đường tuýp 1 không thể tự khỏi khi lớn
1.9 Tiểu đường tuýp 1 là di truyền
Những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 còn có nguyên nhân gây bệnh là do di truyền. Mặc dù, các nhà khoa học đã chứng minh tiểu đường có tính di truyền nhưng đây không phải yếu tố duy nhất và quyết định việc mắc bệnh hay không.
Nếu bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ di truyền sang con là 1/17. Với mẹ mắc tiểu đường tuýp 1, nếu sinh con trước 25 tuổi thì tỷ lệ di truyền sang con là 1/25, còn nếu sinh sau 25 tuổi thì nguy cơ con mắc bệnh là 1/100.
Trường hợp cả bố mà mẹ cùng bị tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ con bị lây truyền là từ 1/10- 1/4. Như vậy, có thể khẳng định di truyền không phải là yếu tố quyết định đến việc trẻ bị lây bệnh tiểu đường tuýp 1 từ bố mẹ.
1.10 Chất tạo ngọt nhân tạo tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 1
Hiện nay, một số chất tạo ngọt nhân tạo được quảng cáo tốt cho người bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 1 nói riêng. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những sản phẩm này có tác dụng ngược lại. Cơ thể phản ứng với chất tạo ngọt nhân tạo khác với đường thông thường, dẫn đến đường nhân tạo có cơ hội đi vào cơ thể làm tăng đường huyết.
Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng bất dung nạp glucose, chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp giảm cân hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Thế nhưng, nếu muốn chuyển hoàn toàn sang sử dụng loại đường này thì vẫn cần kiểm soát lượng đường hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày.
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng chỉ số đường huyết
1.11 Tiêm insulin chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiêm insulin chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 là một trong những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 mà nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất, đây chỉ là cách bổ sung lượng insulin thiếu hụt trong cơ thể, giúp hạ đường huyết và kiểm soát bệnh, không phải là chữa khỏi bệnh.
Hơn nữa, bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguyên nhân từ hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin ở tuyến tụy. Việc tiêm insulin chỉ là cách khắc phục triệu chứng, không thể chữa khỏi nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
1.12 Tiểu đường tuýp 1 có thể chữa khỏi bằng ăn kiêng và tập thể dục
Hoàn toàn ngược lại! Trên thực tế, hoạt động thể chất thường xuyên cũng quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường cũng như đối với bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, có những cân nhắc bổ sung liên quan đến thể chất khi bạn mắc bệnh tiểu đường.
Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên là một yếu tố khác làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp giảm lượng đường trong máu trong hoặc sau khi tập thể dục. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến phản ứng của lượng đường trong máu khi tập thể dục, bao gồm:
- Lượng đường trong máu của bạn trước khi tập thể dục
- Cường độ hoạt động bạn đã chọn
- Thời lượng tập luyện
- Liều insulin của bạn
Để tập thể dục an toàn với tư cách là người mắc bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục, đồng thời chuẩn bịđiều trị lượng đường trong máu thấphoặc hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, một vài người cho rằng, ăn kiêng cũng có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Mặc dù, ăn kiêng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường, cả tuýp 1 và tuýp 2. Thế nhưng, ăn kiêng không thể thay thế insulin mà chỉ là một phần trong quá trình điều trị.
Tập thể dụng không thể chữa khỏi tiểu đường tuýp 1
2. Tác hại khi hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1
Những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Dưới đây là một số tác hại phổ biến:
- Kiểm soát đường huyết kém:Khi không hiểu rõ về bệnh, người bệnh có thể không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, dẫn đến đường huyết dao động thất thường. Điều này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, hạ đường huyết đột ngột, thậm chí tử vong.
- Ảnh hưởng tâm lý:Hiểu sai về tình bệnh khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng, dễ rơi vào trạng thái tự cô lập bản thân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Giảm tuổi thọ:Từ những lầm tưởng về tiểu đường tuýp 1, người bệnh có thể lựa chọn sai phương pháp điều trị khiến bệnh tiến triển nặng nhanh hơn. Điều này làm tuổi thọ bị rút ngắn đáng kể.
Không chỉ tác hại đối với người bệnh, hiểu sai về tiểu đường tuýp 1 còn ảnh hưởng trực tiếp đến người thân. Thời gian điều trị bệnh tiểu đường kéo dài, tốn thời gian và chi phí, gây áp lực kinh tế cho gia đình. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không kiểm soát tốt sẽ tăng lên đáng kể, gây áp lực cho hệ thống y tế.
Hiểu lầm về tiểu đường tuýp 1 gây mất kiểm soát đường huyết của cơ thể
3. Làm thế nào để có cái nhìn đúng đắn về bệnh tiểu đường tuýp 1?
Để có cái nhìn đúng đắn về bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn cần hiểu rõ về bản chất, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách quản lý bệnh. Ngoài ra, bạn nên:
- Tìm hiểu thông tin từ những nguồn uy tín như chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên khoa hoặc các trang web của tổ chức y tế, sách y khoa,....
- Tham gia các diễn đàn, hội nhóm để giao lưu với những người cũng bị bệnh để chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm.
- Chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến cách điều trị bệnh như tìm hiểu về các loại insulin, cách tính liều và tiêm insulin,....
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát đường huyết và phát hiện sớm các biến chứng.
Trên đây là những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến mà nhiều người dễ gặp phải. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này, từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tránh sai lầm ngoài ý muốn khiến bệnh nặng hơn. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường hay bất kỳ bệnh lý nào, hãy đón đọc các bài viết trên Mirai Care.vn mỗi ngày nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.wakehealth.edu/stories/common-myths-about-type-1-diabetes
- https://www.alto.com/blog/post/five-misconceptions-about-type-1-diabetes
- https://diabetesvoice.org/en/advocating-for-diabetes/top-5-greatest-myths-about-diabetes/
- https://alto.com/blog/post/purpose-of-glucagon-in-diabetes
Bài viết phổ biến khác