phone

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

Tác giả:

Theo thống kê của Bộ Y tế, người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang dần trẻ hóa. Tỷ lệ biến chứng có thể lên tới 55% do người bệnh chưa quan tâm đúng mức tới quá trình kiểm soát bệnh. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 1, người bệnh xem nhẹ và không theo dõi bệnh thường xuyên, chính vì thế rất dễ dẫn đến các biến chứng về mắt, thần kinh, thận,... Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học y tế và những nghiên cứu về tế bào gốc, liệu tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra, đặc biệt là những người mắc bệnh và gia đình của họ.

 

Nội dung bài viết:


1. Tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch, khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Insulin là một hormone quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và khi thiếu hụt, cơ thể không thể duy trì mức đường huyết ổn định. Từ lâu, tiểu đường tuýp 1 được coi là một căn bệnh mãn tính, nghĩa là không thể chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát. Nguyên nhân chính xác gây ra sự tấn công tự miễn này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó có thể liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 KHÔNG NÊN chữa khỏi một cách hoàn toàn, tuy nhiên nếu chúng ta tái khám thường xuyên và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, dùng thuốc, tập thể dục thể thao… thì người bệnh vẫn có cuộc sống như người bình thường. Mặt khác nếu người bệnh bi quan không điều trị tới nơi tới chốn hoặc tin vào những bài thuốc không có tính chính xác thì nồng độ glucose trong máu cao không kiểm soát sẽ gây ra nhiều hậu quả. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên kiểm tra lượng đường trong máu hằng ngày và tuân thủ tiêm insulin với khung thời gian phù hợp để kiểm soát bệnh.

Bạn nghĩ bạn biết tất cả về bệnh tiểu đường tuýp 1? Có những sự thật thú vị mà bạn chưa biết về căn bệnh này. Đừng bỏ lỡ bài viết của chúng tôi về những hiểu nhầm thường gặp về bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em 

2. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể được chữa khỏi bằng chế độ ăn kiêng? 

Chế độ ăn kiêng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các biến chứng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn insulin. Các nghiên cứu về khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 đang được tiến hành, nhưng hiện tại, điều trị vẫn tập trung vào việc kiểm soát bệnh thay vì chữa khỏi.

Lượng đường trong máu và khả năng sản xuất insulin đều có liên quan đến hệ tiêu hóa. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã đề cập đến vấn đề điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Họ chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng là độc nhất đối với từng cá nhân và cần được áp dụng trên từng đối tượng cụ thể, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà đưa ra chế độ ăn phù hợp. Các tiêu chí chung trong thực đơn của người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần tuân thủ:

  • Ăn khẩu phần phù hợp với mục tiêu sức khỏe của bạn
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Giảm thiểu thực phẩm có thêm đường, natri và chất béo không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp điều hòa lượng glucose máu

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp điều hòa lượng glucose máu

3. Cách chữa đái tháo đường tuýp 1 hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm soát hiệu quả bệnh và duy trì chất lượng cuộc sống tốt cho người bệnh. Một số phương pháp kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 1 hiệu quả:

3.1. Sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ

Việc sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều này giúp duy trì mức đường huyết trong ngưỡng an toàn và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý thay đổi liều lượng insulin mà không có sự tham khảo từ bác sĩ. Trong quá trình sử dụng cần theo dõi mức đường huyết trước và sau khi tiêm insulin, đặc biệt khi có sự thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết. Nhược điểm của cách này cần yêu cầu người tiêm hiểu biết kỹ thuật tiêm cơ bản, thường xuyên thay đổi vị trí tiêm, đồng thời biết một số triệu chứng hạ đường huyết để cấp cứu kịp thời.

3.2. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Liệu pháp tế bào gốc tủy xương là một trong những phương pháp mới và tiềm năng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, hiện tại đây vẫn là phương pháp trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Tế bào gốc có thể được thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi hoặc từ các nguồn khác như máu dây rốn. Sau đó các tế bào gốc được xử lý trong phòng thí nghiệm để phân lập và biến đổi thành các tế bào sản xuất insulin. Một vấn đề thách thức là hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể lại tấn công các tế bào beta mới sau khi được cấy ghép nên cần được thử nghiệm lâm sàng trên đa dạng đối tượng hơn và cần thêm thời gian để xác minh tính hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp.

Liệu pháp để bào gốc thực hiện sửa chữa tuyến tụy để tạo hormon insulin

Liệu pháp để bào gốc thực hiện sửa chữa tuyến tụy để tạo hormon insulin

3.3. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu và cải thiện sức khỏe tổng quát.  Ưu tiên các nguồn carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây tươi. Những loại này cung cấp năng lượng lâu dài và không làm tăng đường huyết quá nhanh so với carbohydrate đơn giản từ đồ ngọt hay tinh bột tinh chế. 

Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ chất xơ để làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu, giúp ngăn ngừa đỉnh đường huyết sau bữa ăn. Tuy nhiên một số bệnh  nhân mắc tiểu đường, vì sợ tăng đường huyết mà họ áp dụng chế độ ăn kiêng khắt khe làm cơ thể thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng. Việc hiểu đúng để ăn đúng rất quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ đường trong máu.

3.4. Kiểm tra lượng đường trong máu theo định kỳ

Việc kiểm tra đường huyết định kỳ không chỉ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn mang lại sự an tâm trong cuộc sống hàng ngày. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp bạn và bác sĩ điều chỉnh liều insulin hợp lý, từ đó duy trì mức đường huyết ổn định và tránh tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột. Người mắc tiểu đường tuýp 1 nên kiểm tra đường huyết ít nhất 4-6 lần mỗi ngày, bao gồm trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và trong các tình huống đặc biệt (như khi tập thể dục hoặc cảm thấy triệu chứng bất thường). Một thiết bị theo dõi đường huyết hiện nay đang được Bộ Y tế khuyến khích sử dụng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là dụng cụ đo đường huyết liên tục (CGM), tuy nhiên vẫn cần kiểm tra đối chiếu với máy đo đường huyết khi cần thiết để đảm bảo độ chính xác.

3.5. Tập thể dục thể thao thường xuyên

Việc tập luyện có nhiều lợi ích cho việc kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp giảm mức đường huyết và yêu cầu liều insulin thấp hơn. Lời khuyên cho đối tượng tiểu đường tuýp 1 nên cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia thành các buổi tập từ 30 phút trở lên, với ít nhất 3-4 lần mỗi tuần. Trong quá trình tập, nếu cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi hoặc các triệu chứng hạ đường huyết, hãy dừng tập và kiểm tra đường huyết ngay lập tức.

Chế độ tập luyện đều đặn giúp kiểm soát đường huyết ổn định

Chế độ tập luyện đều đặn giúp kiểm soát đường huyết ổn định

4. Những khó khăn trong tìm ra phương pháp trị bệnh tiểu đường tuýp 1 

Thách thức lớn nhất trong việc chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 là nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố di truyền và môi trường đều đóng vai trò gây ra sự bất hoạt sản xuất insulin. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận nguyên nhân do di truyền bởi sự sai sót ở các gen HLA-DR3, DQB1*0201, HLA-DR4 và đặc biệt gen DQB1*0302 xuất hiện ở hơn 90% người tiểu đường tuýp 1. Đôi khi bệnh tiểu đường do nhóm enterovirus gây bệnh viêm màng não, tay chân miệng và viêm ruột. Khi phụ nữ mang thai có nồng độ kháng thể kháng enterovirus cao thì con có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 cao hơn bình thường. Một số virus như epstein-barr, coxsackievirus, paramyxovirus (gây bệnh quai bị) hoặc cytomegalovirus... dẫn đến sự phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể và gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nhưng theo đánh giá năm 2021, vẫn chưa biết tại sao hệ thống miễn dịch lại tấn công và phá hủy các tế bào beta. Nếu các tế bào bị tấn công là tế bào beta khỏe mạnh thì có lẽ hệ thống miễn dịch mắc lỗi và nhận dạng sai chúng. Mặt khác, có thể các tế bào beta bị rối loạn chức năng theo cách nào đó và hệ thống miễn dịch đang thực hiện công việc của mình bằng cách tiêu diệt chúng. Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu đều đang hoạt động và đạt được những tiến bộ nhất định. Người ta tin rằng với sự tiến bộ của y học hiện đại, bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể chữa khỏi được.

Tìm ra nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1 là một thách thức lớn đối với y học

Tìm ra nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1 là một thách thức lớn đối với y học

Bài viết trên, Miraicare đã cung cấp thông tin cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?”, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của các phương pháp điều trị và công nghệ y tế mang lại nhiều cơ hội để kiểm soát bệnh hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc điều trị tiểu đường tuýp 1 chủ yếu tập trung vào việc duy trì mức đường huyết ổn định thông qua việc tiêm insulin và theo dõi thường xuyên. Ngoài ra, sự kết hợp của chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-benh-tieu-duong-viet-nam-tang-nhanh-ty-le-bien-chung-cao-20240617090206278.htm- Người bệnh tiểu đường Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ biến chứng cao

https://www.healthline.com/health/type-1-diabetes/reverse-type-1-diabetes#false-claims- Is There a Cure for Type 1 Diabetes?

Quy trình theo dõi đường huyết liên tục góp phần mang lại những thay đổi lớn đối với quản lý bệnh đái tháo đường của Việt Nam - Hoạt động của địa phương - Cổng thông tin Bộ Y tế- Quy trình theo dõi đường huyết liên tục góp phần mang lại những thay đổi lớn đối với quản lý bệnh đái tháo đường của Việt Nam

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi