Trẻ chậm nói không tập trung: Dấu hiệu & Cách cải thiện hiệu quả
Table of Contents
Trẻ chậm nói không tập trung có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp và chú ý của con.Vậy làm cách nào để nhận biết tình trạng này? Liệu đây có phải là biểu hiện của bệnh tự kỷ không? Cải thiện trẻ chậm nói & không tập trung cần dựa trên nguyên tắc nào? Tất cả sẽ được Mirai Care giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói & không tập trung
Trẻ chậm nói không tập trung ở mỗi độ tuổi sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu để phát hiện trẻ có bị chậm nói kèm không tập trung hay không:
- Từ 3-4 tháng tuổi:Trẻ không có phản ứng với những âm thanh mạnh, đồng thời, không bắt chước những âm thanh mà trẻ nghe được.
- Trẻ 7 tháng tuổi:Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt, thời gian tập trung ngắn và không có phản ứng với âm thanh hay bất cứ tiếng động nào.
- Trẻ 12 tháng tuổi:Không phát âm, không giao tiếp với người khác, không thực hiện các cử chỉ như vẫy tay, gật, lắc đầu và không phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ 15 tháng tuổi:Chưa biết nói, không phản ứng lại khi được hỏi hoặc ra lệnh và không sử dụng các hành động để nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
- Trẻ 18 tháng tuổi - 23 tháng tuổi:Nói được rất ít từ, chỉ khoảng 3-5 từ, không thích giao tiếp, không phản ứng với các mệnh lệnh đơn giản như "tạm biệt đi", "dậy thôi". Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như lơ là, mắt nhìn vu vơ.
- Trẻ 2 tuổi đến gần 3 tuổi:Không ghép được từ, không nói câu đơn giản hoàn chỉnh (2-5 từ), không hiểu chỉ dẫn của người lớn và không thể diễn đạt ý muốn của bản thân.
- Trẻ 3 tuổi:Độ tuổi này, dấu hiệu chậm nói và kém tập trung của trẻ thể hiện khá rõ. Điều này thể hiện qua việc không sử dụng đúng đại từ nhân xưng, không ghép từ thành câu, không biết cách đặt câu hỏi và trẻ ngại chơi cùng bạn bè. Đặc biệt, trẻ nói được từ đơn giản nhưng không đa dạng, thay vào đó thường xuyên lặp từ và nói không rõ ràng.
- Trẻ 4 tuổi:Dùng đại từ nhân xưng sai cách, sai người, phát âm không thành thạo các phụ âm, khả năng chú ý kém, không duy trì được giao tiếp quá 3 vòng. Một số trẻ vẫn chưa thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời đơn giản.
Trẻ chậm nói không tập trung ở mỗi độ tuổi sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau
2. Trẻ chậm nói không tập trung là biểu hiện của bệnh tự kỷ
Trẻ chậm nói không tập trung là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh tự kỷ. Bởi, trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và không duy trì được sự tập trung lâu dài trong các hoạt động. Điều này khiến trẻ khó hoàn thành nhiệm vụ, tham gia trò chơi cùng bạn bè hoặc học tập hiệu quả.
Bên cạnh việc chậm nói và không tập trung, trẻ tự kỷ còn có các triệu chứng khác như không phản ứng khi gọi tên, không giao tiếp bằng ánh mắt, hoặc không chia sẻ cảm xúc với người xung quanh. Mặc dù chậm nói và khó tập trung không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của tự kỷ, nhưng khi kết hợp với những dấu hiệu trên có thể chỉ ra rằng trẻ đang gặp vấn đề phát triển cần được can thiệp sớm.
Vì thế, khi thấy trẻ chậm nói không tập trung, phụ huynh cần đưa con đến các trung tâm hoặc phòng khám chuyên khoa kiểm tra. Việc nhận diện và can thiệp kịp thời rất quan trọng. Thông qua các phương pháp trị liệu ngôn ngữ, can thiệp hành vi và giáo dục đặc biệt, trẻ sẽ sớm cải thiện khả năng giao tiếp và tập trung, đồng thời phát triển tốt hơn trong môi trường xã hội.
Trẻ chậm nói và không tập trung là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh tự kỷ
3. Cải thiện trẻ chậm nói không tập trung bằng liệu pháp tế bào gốc
Trẻ chậm nói không tập trung phát hiện càng sớm càng tăng khả năng cải thiện thành công, giúp trẻ nâng cao sự tập trung và linh hoạt ngôn ngữ. Hiện nay, có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng trên, trong đó, liệu pháp tế bào gốc mang lại hiệu quả vô cùng cao.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp tế bào gốc là sử dụng các tế bào gốc để tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương trong não, nhằm hỗ trợ các chức năng thần kinh. Đối với trẻ chậm nói không tập trung, liệu pháp này có thể giúp cải thiện các vùng não liên quan đến ngôn ngữ và khả năng tập trung.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), hơn 95% người bệnh có dấu hiệu cải thiện tích cực sau khi áp dụng liệu pháp tế bào gốc. Đặc biệt, phương pháp này phát huy hiệu quả tối ưu khi áp dụng cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi - giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ, giúp tế bào gốc hoạt động tối đa, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển chức năng thần kinh. Từ đó, khả năng ngôn ngữ và tăng sự chú ý của trẻ được cải thiện nhanh chóng, giúp trẻ phát triển toàn diện, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Riêng với tình trạng chậm nói,sau khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu:
- Nói và hình thành câu mạch lạc.
- Nhận thức và ghi nhớ thông tin mới.
- Thích nghi với xã hội.
Hiện nay, TSRI là đơn vị hàng đầu tại Nhật Bản áp dụng liệu pháp tế bào gốc tủy xương để điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ. Bác sĩ Takahiro Honda, Giám đốc Viện, đã thực hiện khoảng 100 ca điều trị bằng tế bào gốc mỗi năm, với tổng số ca điều trị lên đến hơn 500 ca, đứng đầu về số lượng ca điều trị cấy ghép tế bào gốc cho trẻ em tại Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị hợp tác độc quyền với TSRI, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói không tập trung. Điều này mang đến cho trẻ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với mức chi phí hợp lý nhất.
Mirai Care hợp tác độc quyền với Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo
4. Nguyên tắc giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ & sự tập trung tại nhà
Để giúp trẻ chậm nói không tập trung cải thiện ngôn ngữ và sự chú ý ngay tại nhà, bố mẹ cần áp dụng một số nguyên tắc cơ bản, tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích trẻ phát triển từng bước một. Cụ thể:
4.1 Tạo không gian giao tiếp không phiền nhiễu
Trẻ nhỏ thường dễ mất tập trung và ngại giao tiếp khi có sự tác động từ những yếu tố bên ngoài. Khi học tập, trẻ chậm nói không tập trung chỉ cần nghe thấy những âm thanh nhỏ phát ra từ ti vi hay giọng nói của mọi người xung quanh hoặc tiếng ồn có thể khiến trẻ bị xao nhãng và khó tiếp tục học.
Chính vì thế, phụ huynh nên tạo không gian giao tiếp và học tập yên tĩnh, thoải mái, không phiền nhiễu cho con. Không gian cần gọn gàng, chỉ có những vật dụng cần thiết, giúp trẻ dễ dàng tập trung vào nhiệm vụ. Ngoài ra, thiết lập một lịch trình cố định và sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tập trung hơn khi giao tiếp và học hỏi.
4.2 Kết hợp giao tiếp bằng mắt & cử chỉ
Để cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói và không tập trung, việc kết hợp giao tiếp bằng mắt và cử chỉ là một phương pháp hiệu quả. Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên duy trì giao tiếp bằng ánh mắt để tạo sự kết nối và giúp trẻ tập trung vào người nói.
Ngoài ra, bố mẹ hãy sử dụng cử chỉ tay, nét mặt hoặc các hành động đơn giản sẽ hỗ trợ trẻ hiểu rõ hơn về thông điệp và kích thích trẻ phản hồi. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ mà còn nâng cao khả năng tập trung và tương tác xã hội.
Bố mẹ nên kết hợp giao tiếp với con bằng ánh mắt và cử chỉ
4.3 Kiên nhẫn và khuyến khích trẻ
Trong thời gian đồng hành cùng trẻ chậm nói không tập trung, phụ huynh cần kiên nhẫn, học cách lắng nghe, chia sẻ và động viên con nhiều hơn. Thực tế, trẻ nhỏ cũng có những mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng riêng của bản thân nên bố mẹ hãy dành thời gian chia sẻ, tâm sự để thấu hiểu con hơn.
Đặc biệt, thay vì la rầy, đánh mắng khiến con trở nên tự ti, ngại giao tiếp hơn, bố mẹ hãy khuyến khích và kiên nhẫn với con. Sự khuyến khích của bố mẹ giúp con tự tin hơn, sớm khắc phục tốt những khuyết điểm và nói chuyện tự nhiên hơn. Ngoài ra, bố mẹ hãy trao quyền làm chủ cho con nhỏ, tránh việc trẻ chỉ nương tựa, dựa dẫm vào những người xung quanh khiến trẻ mất dần đi sự nỗ lực và tập trung.
4.4 Tăng cường các hoạt động vận động
Tăng cường các hoạt động vận động giúp trẻ chậm nói và không tập trung phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp và sự chú ý. Cụ thể, bố mẹ cần:
- Chọn các hoạt động vận động phù hợp:Các hoạt động như chạy, nhảy, chơi bóng hoặc tập thể dục nhịp điệu giúp trẻ tiêu tốn năng lượng dư thừa, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn và dễ dàng tập trung vào các nhiệm vụ sau đó.
- Tạo thói quen vận động hàng ngày: Việc thiết lập thời gian vận động cụ thể trong ngày giúp trẻ làm quen với việc tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn phát triển khả năng chú ý của trẻ.
- Khuyến khích vận động ngoài trời: Nếu trẻ chậm nói không tập trung thì phụ huynh hãy khuyến khích con tham gia vận động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, hoặc leo trèo. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ giải phóng năng lượng mà còn giúp tăng cường sự giao tiếp và khả năng tập trung khi trẻ tương tác với môi trường xung quanh.
4.5 Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ
Một nguyên tắc cải thiện cho trẻ chậm nói không tập trung lành mạnh, hiệu quả tại nhà chính là xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ. Phụ huynh hãy thiết lập lịch trình sinh hoạt cụ thể để trẻ dễ dàng hòa nhập vào các hoạt động học tập và vui chơi. Thay vì chỉ bắt con học tập, bố mẹ phải phân chia thời gian cho các hoạt động khác như ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung.
Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và khả năng tập trung của trẻ. Bố mẹ hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và có thói quen ngủ đúng giờ giúp trẻ tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và lắng nghe, phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đặc biệt, bố mẹ hãy lên thực đơn các bữa ăn cho trẻ đầy đủ vitamin, khoáng chất và omega-3 để hỗ trợ sự phát triển não bộ và cải thiện khả năng chú ý.
Xây dựng lối sống khoa học, dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ tập trung và giao tiếp tốt
Trên đây là dấu hiệu nhận biết, nguyên tắc cải thiện và ứng dụng liệu pháp tế bào gốc cải thiện tình trạng trẻ chậm nói không tập trung. Tuy nhiên, sự đồng hành của bố mẹ vẫn là yếu tố then chốt giúp trẻ chậm nói và không tập trung phát triển tốt nhất. Hãy dành thời gian lắng nghe, thấu hiểu và tạo điều kiện để con bạn khám phá thế giới xung quanh. Và đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích về sự phát triển của trẻ.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Bài viết phổ biến khác