Trẻ chỉ lặp lại lời người khác: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng can thiệp
Table of Contents
Hiện tượng trẻ chỉ chặp lại lời người khác khiến người lớn bối rối, lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu đây có phải là một giai đoạn phát triển bình thường hay dấu hiệu của một vấn đề nào đó? Trong bài viết này, Mirai Care sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, nguyên nhân gây ra và cách hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn.
1. Trẻ lặp lại lời người khác là bình thường hay bất thường?
Việc nhận biết khi nào trẻ chỉ lặp lại lời người khác là bình thường và khi nào cần can thiệp là điều quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
1.1 Hiện tượng nhại lời (echolia) ở trẻ nhỏ
- Nhại lời như một phần của sự phát triển ngôn ngữ
Thông thường ởgiai đoạn 12-24 tháng tuổi, trẻ thường bắt đầu bắt chước lời nói của người lớn để học từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ. Đây là một bước quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, giúp trẻ rèn luyện cách phát âm, nhấn nhá và hiểu được cấu trúc câu.
Ví dụ: Mẹ nói: “Con chào ông bà đi”, trẻ có thể lặp lại “Chào ông bà” thay vì tự tạo câu chào hoàn chỉnh. Điều này giúp trẻ từng bước làm quen với các mẫu câu thông dụng trước khi có thể tự nói một cách tự nhiên.
- Nhại lời mang tính tương tác
Trẻ có sự phát triển bình thường thường sử dụng nhại lời để giao tiếp với người đối diện, thể hiện sự chú ý và mong muốn tham gia vào cuộc trò chuyện. Hành vi này thường diễn ra trong thời gian ngắn và giảm dần khi trẻ có vốn từ phong phú hơn.
Ví dụ: Khi trẻ nhìn thấy một chiếc xe đồ chơi và nhại lại câu mà bố mẹ từng nói: “Xe chạy nhanh quá!”. Điều này thể hiện trẻ đã tiếp thu ngôn ngữ từ trước và sử dụng lại trong bối cảnh phù hợp.
Trẻ nhại lời như một phần của sự phát triển ngôn ngữ
1.2 Khi nào hành vi này trở thành dấu hiệu cảnh báo?
Mặc dù trẻ chỉ lặp lại lời người khác có thể là một phần bình thường của sự phát triển, nhưng nếu kéo dài quá lâu hoặc xuất hiện bất thường, đây có thể là dấu hiệu của khó khăn về ngôn ngữ hoặc rối loạn phát triển. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Nhại lời không có ý nghĩa hoặc không mang tính tương tác
Trẻ chỉ nhại lại lời người khác mà không có sự hiểu biết về ngữ nghĩa hoặc không thể sử dụng lời nói một cách linh hoạt trong giao tiếp.
Ví dụ:
- Khi được hỏi “Con muốn ăn gì?”, trẻ lặp lại câu nói“Con muốn ăn gì?” thay vì đưa ra câu trả lời như “Con muốn ăn cơm” hoặc “Con muốn uống sữa”.
- Trẻ lặp lại nguyên câu hỏi hoặc câu nói mà không có phản ứng phù hợp với ngữ cảnh.
- Nhại lời một cách máy móc, rập khuôn
Trẻ có thể lặp lại những câu nói từ quảng cáo, chương trình TV hoặc những câu từng nghe từ rất lâu trước đó mà không liên quan đến tình huống hiện tại. Đây được gọi là nhại lời trì hoãn.
Ví dụ:
- Khi đi siêu thị, trẻ bỗng nói “Giờ đây, hãy tận hưởng vị ngon tuyệt vời!”—một câu từ một quảng cáo kem mà trẻ đã nghe trên TV.
- Khi thấy một người lớn cầm điện thoại, trẻ nhắc lại câu “Mẹ gọi cho ai vậy?” dù không có ai đang gọi điện.
- Nhại lời kéo dài mà không có sự cải thiện
Nếu trẻ trên 3 tuổi vẫn nhại lời liên tục, không có tiến bộ trong giao tiếp hoặc gặp khó khăn trong việc diễn đạt nhu cầu, cha mẹ nên đặc biệt chú ý. Nhại lời kéo dài có thể liên quan đến:
- Chậm phát triển ngôn ngữ: Khi trẻ gặp khó khăn trong việc học từ mới và sử dụng câu có nghĩa.
- Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Khi trẻ không chỉ nhại lời mà còn có những dấu hiệu khác như hạn chế giao tiếp bằng mắt, ít biểu lộ cảm xúc, thích chơi một mình hoặc có các hành vi lặp đi lặp lại khác.
- Rối loạn xử lý ngôn ngữ: Khi trẻ có khả năng nghe nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Trẻ nhại lời kéo dài kèm theo dấu hiệu thích chơi một mình có thể liên quan đến tự kỷ
2. Echolalia – Một biểu hiện phổ biến ở trẻ tự kỷ
Việc hiểu rõ Echolalia và phân biệt các dạng của nó giúp phụ huynh, giáo viên và chuyên gia có những chiến lược can thiệp phù hợp để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ.
2.1 Echolalia là gì?
Echolalialà hiện tượng trẻ lặp lại âm thanh, từ ngữ hoặc câu nói mà không có sự hiểu biết hoặc không tạo ra phản hồi phù hợp. Nhại lời có thể xảy ra ngay lập tức sau khi nghe hoặc sau một thời gian dài. Ở trẻ tự kỷ, Echolalia thường đi kèm với sự khó khăn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt.
Echolalia có thể gây nhầm lẫn vì nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình biết nói nhưng thực chất trẻ chỉ đang bắt chước lời nói mà không hiểu rõ nội dung.
Hiểu rõ Echolalia là gì đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ
2.2 Phân biệt 2 dạng Echolalia trong tự kỷ
Echolalia có thể xảy ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng trong rối loạn phổ tự kỷ (ASD), nó thường xuất hiện ở hai dạng chính: Echolalia tức thời và Echolalia trì hoãn.
Echolalia tức thời
Đây là hiện tượng trẻ chỉ lặp lại lời người khác ngay sau khi nghe mà không thể tạo ra phản hồi phù hợp. Trẻ có thể nhại lại cả câu hỏi, câu mệnh lệnh hoặc những từ đơn lẻ.
Echolalia tức thời có thể khiến người khác nhầm tưởng rằng trẻ biết nói, nhưng thực chất trẻ không thực sự hiểu ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ
- Khi giáo viên hỏi “Con tên gì?”, trẻ không trả lời mà chỉ lặp lại nguyên câu “Con tên gì?”.
- Khi nghe mẹ nói “Đi rửa tay nào!”, thay vì thực hiện hành động, trẻ chỉ nhắc lại “Đi rửa tay nào!”.
Echolalia trì hoãn
Trẻ tự kỷ có thể lặp lại những câu nói hoặc đoạn hội thoại sau nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, mà không có sự liên kết với bối cảnh hiện tại. Đây gọi là nhại lời trì hoãn và thường không có mục đích giao tiếp rõ ràng.
Echolalia trì hoãn thường khiến trẻ rơi vào trạng thái giao tiếp rập khuôn, không linh hoạt và gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ
- Trẻ nghe một đoạn quảng cáo trên TV và vài ngày sau, đột nhiên nhắc lại câu nói từ quảng cáo đó mà không có lý do cụ thể.
- Khi đi siêu thị, trẻ đột nhiên nói “Chào buổi sáng! Mình đi học nào!”—một câu trẻ từng nghe trong lớp học trước đó.
2.3 Vì sao trẻ tự kỷ lại lặp lời như vậy?
Echolalia ở trẻ tự kỷkhông chỉ đơn thuần là thói quen bắt chước mà còn liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ, cách xử lý thông tin và hoạt động của não bộ.
Rối loạn phát triển ngôn ngữ & não bộ
- Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ theo cách thông thường.
- Bộ não của trẻ xử lý ngôn ngữ theo cách khác biệt, khiến trẻ khó hiểu được ngữ nghĩa của câu nói và không biết cách sử dụng lời nói để phản hồi phù hợp.
Hạn chế trong khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ
- Trẻ tự kỷ không hiểu ngôn ngữ theo cách thông thường, do đó không biết cách sử dụng từ ngữ để thể hiện suy nghĩ, nhu cầu hoặc cảm xúc của mình.
- Thay vì tự tạo câu trả lời phù hợp, trẻ lặp lại những gì đã nghe trước đó mà không có ý thức về ý nghĩa.
Thiếu khả năng điều chỉnh ngôn ngữ theo ngữ cảnh
- Giao tiếp là bản năng tự nhiên của trẻ phát triển bình thường, nhưng với trẻ tự kỷ, đây lại là một thách thức lớn.
- Trong khi trẻ bình thường biết cách sử dụng ngôn ngữ để đáp lại câu hỏi, thể hiện mong muốn hoặc tham gia vào hội thoại, trẻ tự kỷ có xu hướng dựa vào nhại lời như một cơ chế thay thế cho giao tiếp thực sự.
Echolalia như một cơ chế đối phó với căng thẳng
- Một số trẻ tự kỷ sử dụng nhại lời như một cách để tự trấn an khi cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái.
- Những câu nói quen thuộc mang lại cảm giác an toàn cho trẻ trong môi trường mới hoặc tình huống căng thẳng.
Echolalia như một cơ chế đối phó với căng thẳng
3. Những dấu hiệu đi kèm giúp nhận diện tự kỷ sớm
Phát hiện sớm những dấu hiệu đi kèm trẻ chỉ lặp lại lời người khác để nhận diện tự kỷ sớm giúp trẻ có cơ hội can thiệp kịp thời, tối ưu sự phát triển. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà cha mẹ có thể quan sát:
Không phản ứng khi gọi tên, không giao tiếp bằng mắt
Ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ thường có xu hướng quay đầu hoặc phản ứng khi nghe tiếng gọi từ cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ có dấu hiệu tự kỷ có thể:
- Không quay đầu khi được gọi dù âm thanh lớn.
- Không duy trì hoặc tránh giao tiếp bằng mắt ngay cả khi trò chuyện trực tiếp.
- Không thể hiện sự hứng thú khi cha mẹ tương tác hoặc cố gắng bắt chuyện.
Trẻ không phản ứng khi gọi tên, không giao tiếp bằng mắt
Không chủ động yêu cầu – chỉ lặp lời có sẵn
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bày tỏ nhu cầu bằng cách nói, chỉ tay, hoặc kéo người lớn lại gần. Trẻ tự kỷ có thể:
- Ít hoặc không chủ động đòi hỏi khi muốn một món đồ, thay vào đó là khóc hoặc tự lấy.
- Trẻ chỉ lặp lại lời người khác mà không hiểu ý nghĩa thực sự. Ví dụ: Khi được hỏi “Con có muốn ăn không?”, trẻ chỉ lặp lại câu đó mà không trả lời có hoặc không.
- Khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn bằng ngôn ngữ hoặc cử chỉ phù hợp.
Trẻ không chủ động yêu cầu, chỉ lặp lời có sẵn
Có hành vi lặp lại – quay tròn, vỗ tay, sắp xếp đồ vật
Những hành vi lặp đi lặp lại là một trong những đặc điểm phổ biến của trẻ trong phổ tự kỷ, bao gồm:
- Xoay vòng tròn liên tục mà không biết chán.
- Đập tay, vẫy tay trước mặt hoặc có các cử động tay chân theo nhịp điệu nhất định.
- Sắp xếp đồ vật theo hàng lối cố định và có thể tỏ ra khó chịu khi trật tự này bị thay đổi.
Trẻ có hành vi lặp lại, quay tròn, vỗ tay, sắp xếp đồ vật
Khó kết nối cảm xúc – không chia sẻ niềm vui/buồn với người thân
Thông thường, trẻ sẽ tìm đến cha mẹ khi vui vẻ, sợ hãi hoặc buồn bã. Nhưng với trẻ tự kỷ:
- Khi đạt được điều mong muốn, trẻ không quay sang chia sẻ niềm vui với cha mẹ (như cười hoặc reo lên).
- Khi buồn hoặc sợ, trẻ không tìm đến người thân để được dỗ dành.
- Ít quan tâm đến cảm xúc của người khác, khó nhận biết cảm xúc trên khuôn mặt người đối diện.
Trẻ khó kết nối cảm xúc, không chia sẻ niềm vui buồn với người thân
Nhạy cảm quá mức hoặc thờ ơ với âm thanh, ánh sáng, cảm giác
Trẻ tự kỷ có thể có phản ứng khác thường với các kích thích giác quan, ví dụ:
- Nhạy cảm quá mức: Dễ giật mình với tiếng động nhỏ, khó chịu với âm thanh ồn ào (máy hút bụi, tiếng xe cộ…), phản ứng mạnh với đèn sáng hoặc một số loại vải khi chạm vào da.
- Thờ ơ với kích thích: Không phản ứng ngay cả khi có tiếng động lớn, không nhận ra cảm giác nóng/lạnh, không tỏ ra khó chịu khi bị đau hoặc bị thương.
Trẻ nhạy cảm quá mức hoặc thờ ơ với âm thanh, ánh sáng, cảm giác
Cha mẹ nên làm gì ?
Nếu con có từ 2/5 dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi sàng lọc sớm để đánh giá và có kế hoạch can thiệp phù hợp. Đừng bỏ lỡ “giai đoạn vàng” từ 0-6 tuổi, vì đây là thời điểm quan trọng giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp, tương tác và phát triển toàn diện!
Bên cạnh việc đưa trẻ đi sàng lọc sớm, cha mẹ cũng có thể hỗ trợ con ngay tại nhà bằng cách:
- Tạo môi trường giao tiếp phong phú: Thường xuyên trò chuyện, đặt câu hỏi mở và khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ thay vì chỉ lặp lại lời người khác.
- Chơi cùng con: Sử dụng các trò chơi tương tác như đóng vai, kể chuyện hoặc hát cùng nhau để kích thích khả năng ngôn ngữ và tư duy của trẻ.
- Kiên nhẫn và khuyến khích: Khi trẻ lặp lại lời nói, thay vì chỉnh sửa ngay, hãy mở rộng câu trả lời và giúp trẻ hiểu ý nghĩa của lời nói đó.
- Giảm thiểu áp lực giao tiếp: Không ép buộc trẻ trả lời ngay lập tức, thay vào đó, hãy cho con thời gian suy nghĩ và phản hồi theo cách của mình.
Đưa trẻ đi khám sàng lọc sớm nếu trẻ có từ 2/5 dấu hiệu
4. Trẻ có biểu hiện echolalia cải thiện thế nào sau điều trị bằng tế bào gốc?
Echolalia (nhại lời) là một trong những rào cản lớn đối với trẻ tự kỷ, khiến các em gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Không chỉ đơn thuần là lặp lại lời nói của người khác một cách vô thức, echolalia còn hạn chế khả năng biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.
Liệu pháp tế bào gốc đã mở ra một bước đột phá trong hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ, giúp các em dần thoát khỏi tình trạng lặp lại vô thức và tiến tới giao tiếp có chủ đích, linh hoạt hơn. Không chỉ đơn thuần kích thích khả năng nói, phương pháp này còn thúc đẩy trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, từ đó cải thiện tương tác xã hội và tăng cơ hội hòa nhập.
Mirai Care tự hào là đơn vị tư vấn độc quyền của Viện nghiên cứu và điều trị tế bào gốc Tokyo tại Việt Nam, mang đến hy vọng mới cho trẻ tự kỷ và gia đình. Hiểu rõ những khó khăn mà phụ huynh và trẻ phải đối mặt, chúng tôi cam kết mang lại giải pháp hiệu quả, an toàn và tận tâm.
Công nghệ tế bào gốc tiên tiến của Nhật Bản giúp tái tạo và kích thích hoạt động của các tế bào thần kinh, đặc biệt là những vùng não liên quan đến ngôn ngữ, tư duy và tương tác xã hội. Nhờ đó, trẻ không chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn có sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức và giao tiếp hàng ngày.
Mirai Care hợp tác với TSRI điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc
Nhờ vào phương pháp hiện đại này, nhiều trẻ đã có sự cải thiện đáng kể sau điều trị, từ việc nhận thức lời nói đến khả năng phản hồi linh hoạt hơn trong giao tiếp. Một số cải thiện nổi bật bao gồm:
- Trẻ bắt đầu biết trả lời theo ngữ cảnh: Trước đây, trẻ chỉ nhắc lại lời nói của người khác mà không hiểu ý nghĩa. Nhưng sau điều trị, trẻ có thể phản hồi phù hợp với tình huống, biết trả lời câu hỏi thay vì chỉ lặp lại.
- Biết dùng từ ngữ để đòi hỏi và chia sẻ cảm xúc: Thay vì chỉ nhại lại hoặc dùng cử chỉ để thể hiện nhu cầu, trẻ bắt đầu biết diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói, biết nói “Con muốn chơi” thay vì kéo tay người lớn, biết bày tỏ cảm xúc như “Con vui quá!” hay “Con buồn”.
- Giảm lặp lại máy móc – tăng khả năng hội thoại tự nhiên: Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là trẻ không còn nhại lời một cách vô thức mà bắt đầu tham gia hội thoại một cách chủ động. Trẻ biết đặt câu hỏi, trò chuyện linh hoạt hơn và duy trì cuộc hội thoại có ý nghĩa.
Với Mirai Care, điều trị không chỉ đơn thuần là một liệu pháp y học, mà còn là sự đồng hành bền bỉ – một cam kết trọn vẹn vì tương lai tươi sáng của các em.
Trẻ chỉ lặp lại lời người khác là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mà không có tính tương tác, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp khó khăn trong giao tiếp. Nếu cha mẹ lo lắng về khả năng ngôn ngữ của con, hãy chủ động tìm đến chuyên gia để được tư vấn và can thiệp kịp thời. Đừng quên theo dõi Mirai Care để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ.
Bài viết phổ biến khác