phone

Trẻ không phản ứng với đau có đáng lo không?

Table of Contents


Phản ứng khi đau là một phản xạ sinh tồn tự nhiên nhưng một số trẻ không phản ứng với đau dù bị ngã, va đập hay thậm chí gặp tổn thương nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về thần kinh, rối loạn cảm giác và phát triển không đồng đều. Vậy, trẻ không phản ứng với đau có đáng lo ngại không? Nguyên nhân gây ra tình trạng này và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Mirai Care. 

1. “Con mình gan quá” – hay là đang mất cảm giác?

Không ít phụ huynh từng chứng kiến những hành vi tưởng chừng đáng tự hào ở con mình như bé bị té ngã nhưng không khóc, bị tiêm mà không nhăn mặt, hay chạm vào đồ nóng mà vẫn bình thản như không có chuyện gì. Những lúc như vậy, nhiều người lớn thường nghĩ đơn giản rằng con “lì đòn”, “gan dạ”, hoặc “chịu đau giỏi” hơn các bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tích cực. Trái lại, trong một số trường hợp, chúng có thể là biểu hiện của mất phản xạ cảm giác, một vấn đề thường gặp ở trẻ có rối loạn phát triển thần kinh, đặc biệt là trong phổ tự kỷ.

Một số hành vi cụ thể thường thấy bao gồm:

  • Trẻ không rút tay lại khi chạm vào đồ nóng
  • Không nói “con đau” dù bị trầy xước hay va đập mạnh
  • Không có phản ứng khi bị tiêm, té ngã hoặc bị thương

Ban đầu, những phản ứng này dễ khiến người lớn cho rằng con “gan lì”, “không biết sợ”, thậm chí là “có ngưỡng chịu đau cao”. Nhưng thực chất, trẻ có thể đang không cảm nhận được mức độ đau, nóng hay khó chịu như bình thường. Điều này không liên quan đến tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối, mà bắt nguồn từ sự rối loạn trong hệ thần kinh cảm giác – nơi tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường.

Nhiều trẻ cảm thấy bình thường khi bị tác động vật lý vào cơ thể gây đau

Nhiều trẻ cảm thấy bình thường khi bị tác động vật lý vào cơ thể gây đau

Trong các nghiên cứu về trẻ tự kỷ, mất phản xạ cảm giác được ghi nhận là một trong những đặc điểm cảm giác phổ biến. Trẻ có thể không cảm nhận được đau đúng mức, hoặc phản ứng rất chậm trước các tình huống nguy hiểm. Không phải vì con muốn chịu đựng, mà đơn giản là con không nhận ra rằng cơ thể mình đang gặp tổn thương.

Điều này đặc biệt nguy hiểm, bởi trẻ có thể bị bỏng, chảy máu hoặc bị thương nghiêm trọng mà không ai nhận biết nếu chỉ dựa vào phản ứng của trẻ. Ngoài ra, việc không biết báo hiệu đau cũng khiến trẻ khó giao tiếp cảm giác với người lớn, cản trở quá trình chăm sóc và phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

Vì vậy, nếu cha mẹ nhận thấy những biểu hiện như trên xảy ra thường xuyên, hãy thận trọng. Mất phản xạ cảm giác không phải là chuyện nhỏ, và càng không nên xem là điều “may mắn” vì con “chịu đựng giỏi”. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo sớm cho những vấn đề phát triển thần kinh, đặc biệt là các rối loạn thuộc phổ tự kỷ. 

Khi bị ngã, có trẻ cảm thấy bình thường, thậm chí còn cười

Khi bị ngã, có trẻ cảm thấy bình thường, thậm chí còn cười 

2. Vì sao trẻ tự kỷ có thể không biết đau?

Khi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, đa số trẻ không phản ứng với đau. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, bao gồm: 

2.1 Rối loạn cảm giác dạng giảm (Hyposensitivity)

Rối loạn cảm giác dạng giảm (hyposensitivity)là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ tự kỷ không biểu hiện phản ứng đau như người bình thường. Ở những trẻ này, hệ thần kinh cảm giác phản hồi yếu với các kích thích từ môi trường, bao gồm cả cảm giác đau, nhiệt độ hay áp lực. Điều đó dẫn đến việc trẻ có thể không phản ứng khi bị té ngã, va đập hoặc thậm chí bị thương nặng, khiến cha mẹ hiểu lầm rằng trẻ "không biết đau".

Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ không cảm nhận được đau mà là não bộ của trẻ xử lý tín hiệu đau theo cách khác biệt. Vì vậy, phản ứng của trẻ không tương xứng với mức độ tổn thương. Một số trẻ còn có hành vi tự gây tổn thương như cắn, cào hoặc đập đầu mà không hề tỏ ra khó chịu, điều này có thể gây lo lắng cho người chăm sóc. Hiểu đúng về đặc điểm cảm giác này là bước quan trọng để hỗ trợ trẻ tự kỷ một cách hiệu quả và an toàn.

2.2 Phản xạ chậm / không diễn đạt được đau

Một nguyên nhân khác khiến trẻ không phản ứng với đau khi mắc tự kỷ chính là phản xạ chậm hoặc khó diễn đạt được đau. Nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin hoặc và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Khi cảm giác đau xuất hiện, trẻ có thể không kịp phản ứng hoặc phản ứng rất chậm, khiến người lớn tưởng rằng trẻ không cảm thấy đau.

Bên cạnh đó, nhiều trẻ tự kỷ còn gặp hạn chế trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, dẫn đến việc không biết cách diễn đạt nỗi đau bằng lời nói hoặc hành vi phù hợp. Thay vì nói “con đau”, trẻ có thể im lặng, cáu gắt, la hét hoặc có hành vi bất thường khác khiến người chăm sóc dễ bỏ sót những dấu hiệu đau đớn thực sự ở trẻ. Vì vậy, việc quan sát kỹ các thay đổi hành vi nhỏ cũng rất quan trọng để phát hiện và can thiệp kịp thời.

Trẻ tự kỷ có thể không biết đau do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ tự kỷ có thể không biết đau do nhiều nguyên nhân khác nhau 

3. 4 dấu hiệu phân biệt “chịu đau” và “không biết đau”

Thực tế, với trẻ bình thường cũng xuất hiện tình trạng chịu đau, không phản ứng lại khi bị đau. Vậy làm cách nào để phân biệt trẻ chịu đau và trẻ không phản ứng với đau? Dưới đây là cách nhận biết 2 trường hợp trên: 

Tình huống

Trẻ phát triển bình thường

Trẻ có rối loạn cảm giác

Bị ngã

- Trẻ kêu đau, bật khóc ngay lập tức và tìm người lớn để nhận được sự an ủi. 

- Dừng hoạt động gây ra đau ngay lập tức. 

- Trẻ có xu hướng im lặng, nén nhịn cơn đau, có thể cười hoặc không phản ứng gì. 

- Trẻ tiếp tục chơi như chưa có chuyện gì xảy ra. 

Va đầu, va tay

- Nhăn mặt, ôm đầu/tay, kêu rên hoặc khóc lớn (nếu va mạnh). 

- Dừng lại hoạt động đang diễn ra và có dấu hiệu né tránh nơi va đập. 

- Tiếp tục chơi, không biểu hiện bất kỳ phản ứng nào. 

- Chỉ ngẩng mặt lên rồi tiếp tục hành động tiếp và không thể hiện sự khó chịu ra mặt. 

Bị tiêm, chích

- Nhiều trẻ chỉ cần nhìn thấy kim tiêm đã la hét, khóc lớn và quẫy đạp khi bị tiêm. 

- Bám víu chặt vào bố mẹ và sợ những lần tiêm sau. 

- Chỉ giật mình nhẹ, thậm chí không phản ứng gì và không la hét khi đau. 

- Phản ứng rất chậm sau tiêm, không sợ hãi và không cần đến sự an ủi, động viên của phụ huynh và y tá.

Diễn đạt

- Với trẻ chưa nói được, trẻ thể hiện bản thân đang bị đau thông qua biểu cảm trên khuôn mặt. 

- Với trẻ lớn hơn, trẻ sẽ nói rõ “con bị đau” hoặc “chỗ này đau” rồi chỉ vào vị trí bị tổn thương. 

- La hét, cáu gắt, không biết cách nói đau và bị kích động không rõ lý do. 

- Thay vì dùng ngôn ngữ, trẻ tự kỷ khi bị đau thường sử dụng hành động mạnh như đập đầu, cắn tay,... để thể hiện cảm xúc. 

Khác với trẻ tự kỷ, trẻ bình thường sẽ thấy đau khi bị thương hoặc va đập

Khác với trẻ tự kỷ, trẻ bình thường sẽ thấy đau khi bị thương hoặc va đập 

4. Tư vấn & điều trị độc quyền bằng liệu pháp tế bào gốc Tokyo

Trẻ không phản ứng với đau là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ. Việc nhận biết và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sớm giúp trẻ phát triển toàn diện, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc Tokyo tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) đang mở ra một hướng đi đột phá. Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến từ Nhật Bản, liệu pháp này hỗ trợ:

  • Tái tạo và phục hồi tế bào thần kinh giúp trẻ tăng nhận thức cảm giác
  • Cải thiện phản ứng thần kinh với đau, từ đó giúp trẻ an toàn hơn trong sinh hoạt.
  • Tăng kết nối chức năng não bộ, hỗ trợ khả năng diễn đạt cảm xúc và cảm giác.

Theo số liệu thống kê của TSRI, tổng số ca bệnh trị liệu bệnh tự kỷ trong năm 2024 lên tới hơn 500 người và hơn 95% người bệnh cải thiện sau khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc. Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị độc quyền, kết nối người bị tự kỷ với TSRI, điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc. Đơn vị sẽ đồng hành cùng các bậc phụ huynh xây dựng tương lai tươi sáng cho trẻ tự kỷ, mang lại hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh tự kỷ được sống hạnh phúc và khỏe mạnh. 

Mirai Care kết nối bệnh nhân ở Việt Nam với liệu pháp tế bào gốc của TSRI

Mirai Care kết nối bệnh nhân ở Việt Nam với liệu pháp tế bào gốc của TSRI

Nhìn chung, việc trẻ không phản ứng với đau không đơn thuần là biểu hiện “chịu đựng giỏi”, mà có thể là dấu hiệu của rối loạn cảm giác hoặc khó khăn trong xử lý thần kinh – những đặc điểm thường gặp ở trẻ tự kỷ. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Hãy theo dõi các thông tin mới nhất về sức khỏe trẻ tự kỷ trên Mirai Care mỗi ngày và liên hệ ngay khi thấy con xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi