Trẻ thờ ơ với người thân quen – Dấu hiệu cần cảnh giác sớm
Table of Contents
Bạn từng gọi tên con nhiều lần nhưng bé không quay lại? Hay bé dửng dưng khi ông bà, người thân đến chơi? Trẻ thờ ơ với người thân quen không chỉ khiến cha mẹ lo lắng, mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về phát triển cảm xúc, kỹ năng xã hội hoặc thậm chí là biểu hiện sớm của rối loạn phát triển. Trong bài viết này, cùng Mirai Care tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như hướng hỗ trợ phù hợp khi trẻ có biểu hiện này.
1. Dấu hiệu dễ thấy ở trẻ thờ ơ với người thân
Trẻ thờ ơ với người thân quen không đơn thuần là tính cách nhút nhát hay sống nội tâm, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về sự chậm phát triển trong giao tiếp, tương tác xã hội hoặc rối loạn phát triển.
Dưới đây là các biểu hiện thường gặp:
- Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là khi cha mẹ hoặc người thân gọi tên nhưng trẻ không quay lại, không có bất kỳ phản ứng nào dù đã gọi nhiều lần. Hành vi này có thể bị nhầm lẫn với việc trẻ không nghe thấy, nhưng nếu kiểm tra thính giác bình thường, rất có thể đây là biểu hiện của sự thiếu quan tâm đến con người xung quanh.
- Ngay cả khi gặp ông bà, người thân quen thuộc, trẻ thờ ơ với người thân thường không có những hành vi giao tiếp cơ bản như mỉm cười, vẫy tay, ôm hay chào hỏi. Trẻ có thể nhìn lướt qua hoặc hoàn toàn phớt lờ, không biểu hiện cảm xúc vui mừng hay ngạc nhiên như những trẻ phát triển bình thường.
- Trẻ có thể gặp lại người thân nhiều lần nhưng vẫn không có biểu hiện nhận ra. Việc không thể hiện sự gần gũi, không chủ động tiếp cận hoặc tỏ ra xa cách với chính người thân cũng là một dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
- Một trẻ phát triển bình thường thường sẽ chủ động khoe đồ chơi, chỉ cho người lớn xem điều mình thích, hoặc thể hiện cảm xúc như cười, buồn, sợ hãi,... Tuy nhiên, trẻ thờ ơ với người thân quen thường chơi một mình, không đưa đồ cho ai, không chia sẻ cảm xúc hay tìm kiếm sự đồng cảm từ người thân.
Trẻ không có biểu hiện muốn giao tiếp với người thân
2. Vì sao đây có thể là dấu hiệu của tự kỷ?
Một trong những tiêu chí chính để chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ là suy giảm khả năng tương tác xã hội. Trẻ không phản hồi cảm xúc, không thể hiện sự quan tâm hay mong muốn kết nối với người khác, kể cả với người thân quen. Đây là một trong những khác biệt nổi bật so với các trẻ phát triển bình thường.
Trẻ tự kỷ thường không có những phản xạ cảm xúc cơ bản như nhìn vào mắt người đối diện, mỉm cười khi được âu yếm, hoặc chủ động ôm người thân. Khi người lớn bày tỏ cảm xúc, trẻ cũng ít hoặc không có phản hồi phù hợp, khiến mối liên kết tình cảm giữa trẻ và gia đình trở nên mờ nhạt.
Khác với những trẻ trầm tính – vẫn có khả năng gắn bó, chỉ là ít thể hiện – thì trẻ tự kỷ thường không có nhu cầu tương tác xã hội. Các em thường thích chơi một mình, không tìm kiếm sự giúp đỡ, không chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn với người khác, ngay cả những người gần gũi nhất trong gia đình.
Trẻ không thể nhìn vào mắt người đối diện do không có những phản xạ cảm xúc cơ bản
3. Vì sao trẻ tự kỷ lại thờ ơ với người thân?
3.1 Thiếu phản xạ cảm xúc tự nhiên
Việc trẻ thờ ơ với người thân quen thường khiến cha mẹ cảm thấy hụt hẫng, đau lòng và lo lắng. Trong khi những đứa trẻ khác ríu rít gọi mẹ, chạy đến ôm bố, thì con mình lại không quay đầu khi được gọi, không thể hiện sự thân thiết với ông bà, thậm chí có lúc như,... không nhận ra ai.
Thực tế, đây không phải là do trẻ “khó gần” hay “lạnh lùng”, mà là kết quả của những rối loạn sâu sắc trong phát triển cảm xúc – xã hội, đặc trưng ở trẻ trong phổ tự kỷ.
3.2 Não bộ xử lý kém tín hiệu xã hội
Một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ thờ ơ với người thân quen là do sự bất thường trong vùng não xử lý tín hiệu xã hội – nơi giúp con người hiểu được ánh mắt, biểu cảm, giọng nói và hành vi của người khác.
Với trẻ tự kỷ, những tín hiệu này trở nên mơ hồ, khó hiểu. Trẻ không “đọc” được biểu cảm trên khuôn mặt cha mẹ, không hiểu khi được gọi tên, không nhận ra sự thân mật hay kỳ vọng về phản hồi tình cảm từ người thân.
3.3 Trẻ không cảm nhận được ý nghĩa gắn bó
Tình cảm gia đình – vốn là điều rất tự nhiên với hầu hết trẻ em – lại không được hình thành dễ dàng ở trẻ tự kỷ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không cảm nhận được sự an toàn, ấm áp hay niềm vui khi ở gần người thân.
Sự gắn bó về mặt cảm xúc bị khiếm khuyết khiến trẻ không có nhu cầu thể hiện hay duy trì mối liên kết, dù là với bố mẹ hay người chăm sóc hàng ngày. Đây là lý do vì sao trẻ có thể sống “lặng lẽ”, không mặn mà với ai xung quanh, thậm chí không nhận ra sự vắng mặt của những người thân thiết.
Trẻ không cảm nhận được tình cảm, sự an toàn khi ở với gia đình
4. Mirai Care hỗ trợ gì trong trường hợp này?
Khi trẻ thờ ơ với người thân quen, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ – đặc biệt là tình trạng suy giảm khả năng tương tác và gắn kết cảm xúc. Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp trẻ cải thiện rõ rệt về cảm xúc, hành vi và khả năng kết nối với người xung quanh.
Tại Mirai Care, trẻ được tiếp cận với các giải pháp hỗ trợ toàn diện, bao gồm:
- Đánh giá chuyên sâu bằng công cụ khoa học
Trước tiên, Mirai Care tiến hành đánh giá hành vi, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội của trẻ bằng các thang đo chuẩn quốc tế, kết hợp với quan sát chuyên môn sâu. Điều này giúp xác định chính xác mức độ và nguyên nhân khiến trẻ thờ ơ với người thân – từ đó xây dựng lộ trình can thiệp phù hợp.
- Liệu pháp tế bào gốc độc quyền từ Tokyo – Nhật Bản
Mirai Care là đơn vị tư vấn độc quyền tại Việt Nam áp dụng liệu pháp tế bào gốc Tokyo – một phương pháp tiên tiến đã được nghiên cứu và ứng dụng tại Nhật Bản, giúp cải thiện chức năng thần kinh, hành vi lặp lại và khả năng kiểm soát cảm xúc ở trẻ tự kỷ. Trên 500 trẻ đã có tiến triển tích cực sau 3–6 tháng, trong đó nhiều bé bắt đầu chủ động gọi tên cha mẹ, chia sẻ đồ chơi và có nhu cầu gần gũi với người thân.
- Chương trình can thiệp cá nhân hóa
Bên cạnh hỗ trợ y tế, Mirai Care còn xây dựng các chương trình can thiệp hành vi – ngôn ngữ – cảm xúc cá nhân hóa theo từng trẻ. Các bài tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biểu cảm khuôn mặt, phản hồi cảm xúc và tạo dựng sự gắn bó với người thân.
- Đồng hành cùng cha mẹ
Cha mẹ không đơn độc. Mirai Care luôn có các buổi tư vấn định kỳ và chương trình huấn luyện phụ huynh để hướng dẫn cách tương tác, hỗ trợ trẻ tại nhà, giúp mỗi gia đình trở thành một mắt xích quan trọng trong hành trình phục hồi của con.
Mirai Care đơn vị tư vấn độc quyền tại Việt Nam áp dụng liệu pháp tế bào gốc Tokyo
5. Bé T – từ thờ ơ đến biết thể hiện tình cảm với mẹ
Khi mới đến Mirai Care, bé T gần như không có bất kỳ phản ứng nào với bố mẹ, ông bà. Luôn có thái độ thờ ơ, không quan tâm hay không có bất kì nhu cầu mong muốn chơi đùa, tiếp xúc với ai. Đối với người thân quen trong nhà, bé vẫn giữ khoảng cách, không chia sẻ đồ chơi, không giao tiếp bằng mắt – chỉ ngồi lặng lẽ chơi một mình. Điều này khiến gia đình lo lắng, nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Sau khi được đánh giá chuyên sâu tại Mirai Care, bé T được xác định có dấu hiệu tự kỷ. Gia đình quyết định cho bé tham gia liệu trình tế bào gốc Tokyo kết hợp chương trình can thiệp cảm xúc cá nhân hóa.
Sau khi điều trị, mẹ bé xúc động chia sẻ: “Nhưng mà được cái dạo này thấy nó rất là bện mẹ. Trước đây nó bơ mẹ, bây giờ thì quấn hơn, kiểu nhu cầu theo với đòi mẹ ra chơi cùng hoặc dắt con.”
Hiện nay, bé T đã biết bày tỏ mong muốn, cười khi được đùa, biết chia sẻ với ông bà, và đôi khi còn chủ động “nũng nịu” với mẹ. Đó không chỉ là sự tiến bộ trong điều trị – mà là niềm hạnh phúc vô giá của cả gia đình.
Sự thờ ơ của trẻ đối với người thân quen không nên bị xem nhẹ, bởi đây có thể là tín hiệu cho thấy trẻ đang cần sự hỗ trợ đặc biệt từ cha mẹ và chuyên gia. Việc quan sát, đồng hành và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, kết nối cảm xúc với người xung quanh. Nếu bạn nhận thấy trẻ thờ ơ với người thân quen kéo dài, hãy chủ động liên hệ với Mirai Care để có hướng xử lý phù hợp nhất cho con.
Bài viết phổ biến khác