Trẻ tự kỷ sợ gì ? Dấu hiệu thường gặp và phương pháp hỗ trợ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Trong những năm gần đây, số lượng trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) đang gia tăng, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy trẻ tự kỷ sợ gì ? Lý do tại sao trẻ tự kỷ lại sợ hãi ? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này và đưa ra các cách giải quyết giúp trẻ tự kỷ vượt qua nỗi sợ.
Chị Ngô Thị Thúy An, chuyên viên tư vấn cấp cao của Mirai Care, đã chia sẻ rằng trẻ mắc chứng tự kỷ thường nhạy cảm hơn trẻ phát triển bình thường và có những nỗi sợ đặc trưng. Điều này xuất phát từ cách bộ não của trẻ tự kỷ xử lý thông tin giác quan khác biệt. Thay vì lọc bớt những kích thích không quan trọng như người bình thường, trẻ tự kỷ có xu hướng tiếp nhận tất cả, khiến cho những trải nghiệm hàng ngày trở nên quá tải và gây ra những phản ứng mạnh mẽ.
1. Thấu hiểu lý do tại sao trẻ tự kỷ lại sợ hãi?
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ sợ gì, bố mẹ cần hiểu rõ tại sao trẻ tự kỷ thường có xu hướng sợ hãi nhiều hơn so với trẻ bình thường.
Tự kỷ ( hay rối loạn phổ tự kỷ - Autism Spectrum Disorder, ASD) là một nhóm những rối loạn phức tạp của não bộ. Đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng tương tác và giao tiếp xã hội, các kiểu hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn cũng như sự phát triển trí tuệ không đồng đều thường đi kèm với thiểu năng trí tuệ. Do vậy, hệ thần kinh của trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm, có thể phản ứng mạnh hơn với những áp lực hoặc thay đổi nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái sợ hãi khi cảm thấy bị đe dọa hoặc không an toàn.
Thấu hiểu nỗi sợ hãi của trẻ tự kỷ
Nhạy cảm với giác quan:
Nhạy cảm giác quan là một yếu tố quan trọng cần được hiểu rõ và điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn trong môi trường của mình. Theo số liệu thống kê, hơn 80% trẻ tự kỷ đều có nhạy cảm với giác quan. Thay vì tiếp nhận và xử lý thông tin từ 5 giác quan một cách bình thường như bao trẻ khác. Bộ não trẻ tự kỷ xử lý mạnh mẽ, khiến các em phản ứng quá mức hay chậm chạp hoặc không có phản ứng đối với các kích thích từ môi trường xung quanh.
Sự nhạy cảm với giác quan này có thể gây ra những ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ tự kỷ. Những kích thích giác quan mạnh hoặc không dự đoán được có thể gây ra lo âu, bực bội hoặc thậm chí khiến trẻ cảm thấy bị quá tải và mất kiểm soát.
Khó khăn trong việc xử lý thông tin:
Trẻ tự kỷ thường khó hiểu các tình huống xã hội, dẫn đến cảm giác lo lắng, sợ hãi. Đây là tình trạng thường gặp do não bộ của trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lý và đáp ứng lại với thông tin. Những khó khăn này khiến trẻ không thể nhận diện đầy đủ các tín hiệu xã hội như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt hay ngữ điệu của người khác.
Trẻ dễ cảm thấy lạc lõng, không hiểu ý nghĩa của các tình huống giao tiếp, và phản ứng không phù hợp, điều này càng làm tăng thêm sự lo âu và căng thẳng. Bên cạnh đó, những tình huống xã hội không rõ ràng hoặc thay đổi đột ngột có thể làm trẻ cảm thấy bất an, khiến các em tìm cách tránh né hoặc thể hiện hành vi tự bảo vệ như la hét, trốn đi hoặc thu mình lại.
Rối loạn lo âu:
Một số trẻ tự kỷ có thể mắc thêm rối loạn lo âu, khiến chúng sợ hãi nhiều hơn. Bảng dưới đây sẽ cho bạn biết thêm về biểu hiện lo lắng ở trẻ tự kỷ.
Những nỗi sợ hãi thường gặp của trẻ tự kỷ
Cơ chế tiềm năng mà liệu pháp tế bào gốc tủy xương có thể tác động đến chứng sợ hãi ở trẻ tự kỷ:
- Điều chỉnh hệ thống miễn dịch: Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của ASD. Tế bào gốc tủy xương có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm và các phản ứng tự miễn dịch, từ đó có thể gián tiếp cải thiện các triệu chứng hành vi và tâm lý, bao gồm cả chứng sợ hãi.
- Tái tạo và sửa chữa tế bào thần kinh: Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào thần kinh và tế bào hỗ trợ thần kinh. Điều này có thể giúp phục hồi các kết nối thần kinh bị tổn thương trong não của trẻ tự kỷ, từ đó cải thiện chức năng não bộ và giảm các vấn đề về hành vi, cảm xúc.
- Giảm viêm não: Viêm não được cho là có liên quan đến một số triệu chứng của ASD. Tế bào gốc tủy xương có thể giúp giảm viêm não, từ đó cải thiện các chức năng nhận thức, hành vi và cảm xúc.
=> Liên hệ tư vấn với chuyên gia về phương pháp điều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc
2. Trẻ tự kỷ sợ gì?
Trẻ tự kỷ đều có những nỗi sợ riêng của mình nhưng cũng có những nỗi sợ điển hình rất dễ nhận biết là:
2.1 Sợ các kích thích giác quan
- Tiếng ồn lớn, bất ngờ
Trẻ tự kỷ thường sợ tiếng ồn lớn bất ngờ vì các em có hệ thống giác quan nhạy cảm hơn so với trẻ em khác. Tiếng ồn đột ngột, như tiếng còi xe, tiếng ồn từ đám đông hay tiếng máy móc, có thể khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ và không kiểm soát được cảm xúc. Khi gặp phải tiếng ồn lớn, trẻ có thể biểu lộ cảm giác lo lắng, bực bội hoặc có hành vi tránh né như bịt tai, chạy trốn hoặc khóc.
- Ánh sáng chói, nhấp nháy
Ánh sáng chói và nhấp nháy có thể khiến trẻ tự kỷ cảm thấy lo lắng, bực bội hoặc thậm chí là bị choáng ngợp. Đặc biệt, các loại ánh sáng như màn hình điện tử, đèn huỳnh quang,… có thể tăng cảm giác lo âu gây ra sự căng thẳng và khó chịu cho trẻ.
- Chất liệu vải, bề mặt đồ vật
Trẻ tự kỷ sợ gì? Trẻ tự kỷ thường biểu hiện quá mức như: giật mình, la hét, khóc lóc khi chạm vào các chất liệu không quen. Hay tỏ ra bất an, hoảng sợ khi tiếp xúc với một số loại vải: len, nhung,… hoặc các bề mặt đồ vật như: kim loại, gỗ, nhựa,…
- Mùi hôi, mùi lạ
Sự nhạy cảm với mùi ở trẻ tự kỷ có thể tác động đáng kể đến các hoạt động hàng ngày. Trẻ thường phản ứng bằng cách tránh xa, che mũi hoặc thậm chí trở nên cáu kỉnh khi gặp phải mùi hôi, mùi lạ hoặc mùi không quen thuộc.
- Đụng chạm, ôm ấp
Trẻ tự kỷ có thể lùi lại, tránh xa hoặc thậm chí tỏ ra bực bội, hoảng loạn khi bị đụng chạm hoặc ôm ấp. Đặc biệt, khi những tiếp xúc này đến một cách bất ngờ và trẻ chưa chuẩn bị tâm lý, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy hoang mang, mất kiểm soát.
Trẻ tự kỷ sợ bị kích thích giác quan như tiếng ồn
2.2 Sợ thay đổi
- Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt mang lại sự an toàn và thoải mái cho trẻ tự kỷ. Mọi sự thay đổi, dù là nhỏ nhất cũng có thể làm trẻ khó thích nghi. Khi đó, trẻ có thể phản ứng tiêu cực như la hét, kích động hay bất chấp hoàn cảnh thực hiện một hành động theo trình tự cố định.
- Thay đổi môi trường
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi phải thay đổi môi trường xung quanh, như sự thay đổi về âm thanh, ánh sáng hoặc không gian. Những biến đổi này có thể khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm, mất đi cảm giác an toàn, thậm chí thu mình lại.
- Thay đổi đồ vật quen thuộc
Những đồ vật quen thuộc rất quan trọng đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Vì trẻ có xu hướng yêu thích sự ổn định và cấu trúc, việc thay đổi có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn, khó chịu và khó kiểm soát được cảm xúc.
Sự thay đổi môi trường xung quanh cũng khiến trẻ tự kỷ sợ hãi
2.3 Sợ những điều trừu tượng
- Sợ bóng tối, ma
Trẻ tự kỷ sợ gì? Trẻ tự kỷ có thể sợ bóng tối hoặc ma do sự nhạy cảm cao với các kích thích cảm giác và trí tưởng tượng phong phú. Những hình ảnh mơ hồ trong bóng tối, những câu chuyện về ma có thể khiến trẻ cảm thấy bất an, khó phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng.
- Sợ những điều không chắc chắn
Những điều không chắc chắn làm trẻ tự kỷ cảm thấy mất kiểm soát và không an toàn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác hoang mang, lo lắng, hoặc thậm chí bùng phát hành vi tiêu cực khi trẻ không biết phải phản ứng như thế nào.
2.4 Sợ xã hội
- Sợ giao tiếp với người lạ
Trẻ tự kỷ thường cảm thấy thoải mái trong môi trường quen thuộc, ổn định. Người lạ mang đến sự bất ngờ và không thể đoán trước, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất an và mất đi cảm giác an toàn vốn có.
- Sợ đám đông
Đám đông là một không gian xã hội rối rắm, nơi âm thanh, hình ảnh và hành động đan xen liên tục. Sự hỗn loạn này dễ khiến trẻ tự kỷ cảm thấy choáng ngợp, dẫn đến quá tải cảm xúc và khó khăn trong việc duy trì sự tập trung.
- Sợ các tình huống xã hội mới
Một tình huống xã hội mới, đặc biệt là một môi trường không quen thuộc, có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Trẻ có thể sợ hãi, lo lắng, bám chặt vào người thân hoặc che mặt, bịt tai.
Trẻ tự kỷ sợ giao tiếp với người lạ
2.5 Sợ các đồ vật, sinh vật cụ thể
- Sợ côn trùng, động vật
Các chuyển động, âm thanh, hình dạng của côn trùng và động vật có thể khiến trẻ tự kỷ cảm thấy sợ hãi, không kiểm soát được tình huống. Đôi khi, trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: côn trùng đốt, chó sủa,... cũng làm nỗi sợ trở nên sâu sắc hơn.
- Sợ đồ vật có hình dạng kỳ lạ
Trẻ tự kỷ sợ những đồ vật có hình dạng kỳ lạ do sự nhạy cảm trong việc xử lý thông tin thị giác và xúc giác. Những hình dạng bất thường hoặc không quen thuộc có thể khiến trẻ lo lắng, khó chịu và mất an toàn.
3. Ảnh hưởng của nỗi sợ đến trẻ tự kỷ
Việc hiểu rõ ảnh hưởng của nỗi sợ đến trẻ tự kỷ không chỉ giúp cha mẹ hỗ trợ tốt hơn mà còn mở ra cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội. Bởi đặc điểm của trẻ tự kỷ chính là những khiếm khuyết trong ngôn ngữ và tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc trẻ thường xuyên gặp phải sự cô lập, thậm chí là nạn nhân của bạo lực học đường.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Vốn là những đứa trẻ “đặc biệt” nên chắc chắn trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trẻ tự kỷ không thể tránh khỏi việc gặp phải những khó khăn. Điều này có thể gây ra căng thẳng, lo âu, thậm chí là các vấn đề về sức khỏe thể chất. Các biểu hiện hành vi như la hét, cáu kỉnh hay tự làm đau mình cũng là cách mà trẻ tự kỷ phản ứng với những tình huống mà chúng không thể kiểm soát.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường khó kiểm soát được cảm xúc hành vi của mình. Thay vì sử dụng lời nói để diễn đạt mong muốn thì trẻ lại có xu hướng la hét, cáu kỉnh hoặc chỉ trỏ. Chính vì vậy, nhiều trẻ tự kỷ thường được chăm sóc tại nhà thay vì đến trường như bao bạn bè khác. Điều đó khiến trẻ có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng xã hội. Hơn nữa, trẻ tự kỷ có thể có những hành vi lặp lại hoặc sở thích hẹp, khiến việc hòa nhập vào môi trường xung quanh trở nên thách thức.
Ảnh hưởng của các nỗi sợ tới trẻ tự kỷ
4. Cách giúp trẻ tự kỷ vượt qua nỗi sợ
Ngoài nỗi lo trẻ tự kỷ sợ gì? Cách giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ này luôn là một thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh.
4.1 Tạo môi trường sống an toàn
Tạo ra một môi trường sống an toàn và lành mạnh là yếu tố then chốt giúp trẻ tự kỷ cảm thấy yên tâm và phát triển tốt hơn. Một không gian tĩnh lặng, ít xao nhãng sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các vật dụng nguy hiểm trong nhà như vật sắc nhọn, đồ dễ vỡ hay các thiết bị có thể gây ra tai nạn là vô cùng quan trọng.
Phòng ngủ của trẻ nên được thiết kế với ưu tiên cách âm, sử dụng lót thảm, màu sơn nhẹ nhàng và rèm cửa sổ để hạn chế các kích thích từ bên ngoài, giúp trẻ có một không gian lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn.
4.2 Dần dần làm quen với những điều mới
Thay vì tránh né những khó khăn, cha mẹ nên giúp trẻ tự kỷ dần dần làm quen với những điều mới. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và đơn giản. Sau đó tăng dần mức độ để trẻ có thời gian thích nghi.
Ví dụ, nếu trẻ nhạy cảm với tiếng ồn, có thể bắt đầu bằng việc nghe những âm thanh nhẹ nhàng trước, rồi từ từ tăng dần âm lượng. Hoặc trong những tình huống khiến trẻ mất bình tĩnh, hãy dạy trẻ tự kỷ kiểm soát cảm xúc bằng cách hít thở sâu và đếm từ 1 đến 10.
Mỗi một sự thay đổi nên duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài để trẻ tự kỷ có thể thích nghi. Quan trọng hơn, cha mẹ cần luôn động viên, khuyến khích, ghi nhận sự cố gắng của trẻ, thay vì chú trọng vào kết quả cuối cùng.
Giúp trẻ tự kỷ dần dần làm quen để quên đi nỗi sợ
4.3 Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Trên con đường chăm sóc và tìm kiếm giải pháp điều trị cho trẻ tự kỷ, việc lựa phương pháp phù hợp sẽ tối ưu hoá hiệu quả can thiệp, tạo điều kiện giúp trẻ hòa nhập với môi trường xung quanh.
Trong số các giải pháp tiềm năng, tế bào gốc nổi bật nhờkhả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, thay thế các tế bào bị tổn thương sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện hoàn toàn khả năng nhận thức, kiểm soát hành vivà kỹ năng xã hội một cách tốt nhất.
Mirai Care sẽ giúp gia đình và các bé kết nối với đơn vị điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bài gốc uy tín tại Nhật Bản, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mirai Care hy vọng có thể giúp đỡ các em phát huy được tối đa tiềm năng của mình, đồng thời cũng giúp các bậc phụ huynh giảm bớt áp lực trong quá trình chăm sóc và điều trị.
Mỗi một trẻ tự kỷ là mỗi một cá thể khác nhau, có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Việc biết được trẻ tự kỷ sợ gì sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu và tôn trọng, góp phần giúp trẻ hòa nhập, phát triển toàn diện. Đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin về trẻ tự kỷ hữu ích hơn.
Bài viết phổ biến khác