phone

Trò chơi cho trẻ tự kỷ: Gợi ý để giúp con học hỏi vui vẻ

Trò chơi cho trẻ tự kỷ: Gợi ý để giúp con học hỏi vui vẻ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Đối với trẻ tự kỷ, việc tham gia các trò chơi cho trẻ tự kỷ không chỉ giúp thư giãn mà còn là cơ hội quý giá để trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng xã hội. Rất nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với người khác, nhưng thông qua các hoạt động vui chơi phù hợp, các em có thể học cách tương tác và xây dựng mối quan hệ phù hợp với bạn bè. 

Theo bác sĩ Đặng Thị Hà: BS chuyên khoa nhi, BS 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝐼 𝑃𝐻𝐶𝑁, 𝑈𝑦̉ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝐵𝐶𝐻 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑃ℎ𝑢̣𝑐 𝐻𝑜̂̀𝑖 𝐶ℎ𝑢̛́𝑐 𝑁𝑎̆𝑛𝑔 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚, 𝑇ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑇ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑢̛𝑢 𝑡𝑢́ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 30 𝑛𝑎̆𝑚 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢:

“Trong gần 40 năm công tác tôi đã điều trị và tiếp xúc hàng ngày với trẻ em tự kỷ. Tôi và đồng nghiệp luôn có những trăn trở làm thế nào để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam để các cháu có thể hòa nhập với cộng đồng, có thể tự lo được cho bản thân các cháu trong tương lai.”

Chúng tôi hiểu rằng hành trình điều trị Tự Kỷ cho trẻ chưa bao giờ dễ dàng và hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc các bệnh lý này. Điều này cũng chính là nỗi trăn trở bao năm của đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại Phòng Khám PHCN Nhật Minh. Có lẽ chính sự quan tâm đặc biệt này đã dẫn lối để Phòng Khám PHCN Nhật Minh trở thành cố vấn chuyên môn cho Công Ty Cổ Phần Mirai Care trong dự án đặc biệt vì trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam.

=> Phương pháp điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc Nhật Bản tại Miraicare có thể giúp đỡ và đến gần hơn với những gia đình có con em bị Tự Kỷ, đây sẽ là một con đường mới và ngắn hơn cho các gia đình.

1. Vai trò quan trọng của trò chơi đối với trẻ tự kỷ

Trò chơi cho trẻ tự kỷ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì nó không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp cải thiện nhiều kỹ năng quan trọng, đặc biệt là kỹ năng xã hội. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tương tác với người khác, do đó trò chơi tạo ra môi trường an toàn và không áp lực, giúp trẻ dần làm quen với công việc giao tiếp, chia sẻ và hợp tác. 

Tạo ra các trò chơi giúp trẻ phát triển triệt để tiềm năng

Tạo ra các trò chơi giúp trẻ phát triển triệt để tiềm năng

Thông qua các trò chơi vận động mang tính tương tác, trẻ học cách hiểu và tôn trọng quy tắc, đồng thời phát triển sự đồng cảm. Ngoài ra, trò chơi còn giúp trẻ tự kỷ rèn luyện khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng điều chỉnh cảm xúc.

Khi tham gia vào các hoạt động vui chơi có định hướng, trẻ tự động có cơ hội thực hành những kỹ năng mà chúng khó có thể tiếp tục qua các phương pháp giáo dục thông thường, từ đó nâng cao khả năng hòa nhập xã hội.

2. Hiểu về trẻ tự kỷ và nhu cầu đặc biệt

Để các chuyên gia và cha mẹ thiết kế ra được các trò chơi cho trẻ tự kỷ, chúng ta cần hiểu biết về trẻ và nhu cầu đặc biệt của chúng nhằm tạo ra các trò chơi phù hợp.

2.1. Đặc điểm nổi bật của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều hạn chế trong khía cạnh về giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ có xu hướng thích chơi một mình, khó kết nối với bạn bè và thường không thể hiểu được các quy tắc xã hội cơ bản.

Khi mắc phải tự kỷ, chúng có xu hướng thực hiện lặp đi lặp lại một hành động, không kiểm soát được cảm xúc và đặc biệt khó chịu khi có sự thay đổi trong môi trường. Chính vì thế cần tìm hiểu nhu cầu của trẻ nhằm điều chỉnh các hoạt động để trẻ có thể dễ dàng thích nghi.

2.2. Những điều cần lưu ý khi chọn trò chơi

Khi thiết kế trò chơi cho trẻ tự kỷ, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo trò chơi phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng của trẻ.

  • Mỗi trẻ tự kỷ có khả năng phát triển và sở thích khác nhau, vì vậy cần lựa chọn trò chơi dựa trên khả năng và ngẫu hứng cá nhân của trẻ.
  • Chọn các trò chơi khuyến khích trẻ tương tác với những người khác như trò chơi nhóm hoặc trò chơi yêu cầu sự hợp tác.
  • Trò chơi nên có tính linh hoạt, giúp trẻ rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc khi đối mặt với các tình huống.

Không gian thoải mái giúp trẻ thích nghi tốt hơn

Không gian thoải mái giúp trẻ thích nghi tốt hơn

3. Gợi ý một số trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ tại nhà

Trò chơi cho trẻ tự kỷ được phân ra 2 dạng: Trò chơi vận động thô và trò chơi vận động tinh. Phụ huynh có thể tham khảo cách thực hiện để lựa chọn thay đổi cho con trẻ.

  • Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ: Chạy, nhảy, leo trèo.
  • Các trò chơi vận động tinh cho trẻ tự kỷ: Xếp hình, vẽ, tô màu.

3.1. Trò chơi ú òa

Trò chơi ú òa là một trò chơi vận động thô đơn giản nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Đây là một trò chơi giúp phát triển khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và tăng cường kỹ năng quan sát, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển nhận thức về sự vật xung quanh.

 

Trẻ sơ sinh <3 tháng tuổi

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Bước 1

Ba mẹ nắm lấy hai bàn chân của trẻ.

Ba mẹ tự lấy hai tay của bản thân và úp vào mặt.

Ba mẹ hướng dẫn bé cách úp bàn tay vào mặt của mình.

Bước 2

Khép 2 bàn chân của trẻ lại và úp mặt của ba mẹ vào.

Tiếp đó, ba mẹ nói “ú” khi  hai tay vẫn đang còn úp vào mặt.

Sau đó ba mẹ cùng úp bàn tay vào mặt của mình và cùng trẻ nói “ú”.

Bước 3

Lúc úp bàn chân vào thì hãy nói “ú” và khi mở bàn chân ra để lộ gương mặt của ba mẹ thì hãy nói “òa”. Lặp lại động tác trên nhiều lần.

Mở bàn tay ra và để lộ gương mặt của ba mẹ rồi nói “òa”.

Chỉ trẻ mở hai bàn tay ra để nhìn mặt nhau và cùng nói “òa”.

3.2. Trò chơi Chi chi chành chành

Trò chơi cho trẻ tự kỷ chi chi chành chành là một trò chơi vận động thô, bắt nguồn từ các trò chơi dân gian đã có từ lâu. Ba mẹ tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ba mẹ xòe bàn tay trái ra trước mặt trẻ, sau đó đưa ngón tay trỏ của tay phải vào giữa bàn tay trái và hướng dẫn trẻ cũng đặt ngón trỏ của mình vào đó.
  • Bước 2: Ba mẹ bắt đầu đọc to bài vè như sau:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập”

  • Bước 3: Khi đọc đến chữ “ập”, ba mẹ nhanh chóng siết chặt bàn tay trái lại để cầm ngón tay của trẻ. Trẻ sẽ cố gắng rút tay ra thật nhanh để không bị ba mẹ bắt lại. Hãy cùng cười và khuyến khích trẻ tham gia chơi nhiều lần.

Trò chơi truyền thống đem lại sự kích thích trí tuệ cho bé

Trò chơi truyền thống đem lại sự kích thích trí tuệ cho bé

3.3. Trò chơi bắt chước

Với trò chơi bắt chước, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng thực hiện các cử chỉ và biểu cảm hàng ngày của những người xung quanh. Qua đó, trẻ có thể tăng dần phát triển nhận thức và xây dựng suy nghĩ của riêng mình. Vì thuộc nhóm vận động nên trò chơi này được xếp vào nhóm trò chơi vận động thô.

Cách chơi như sau:

  • Ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động đơn giản như vẫy tay, bay tay, xoay vòng hoặc đạp chân.
  • Sau khi trẻ quen với những động tác cơ bản, ba mẹ có thể tăng dần độ khó bằng cách yêu cầu trẻ bắt nhịp các biểu cảm trên mặt như: Mỉm cười, nhe răng, tỏ vẻ giận dữ hoặc làm mặt buồn,... Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động mà còn giúp trẻ nhận diện và thể hiện cảm xúc tốt hơn.

3.4. Trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ là một hoạt động truyền thống giúp trẻ tăng cường sự tương tác cùng khả năng ghi nhớ qua bài vè. Là một trong những trò chơi vận động thô đơn giản, kéo cưa lừa xẻ chắc chắn sẽ thu hút trẻ ngay từ lần đầu chơi:

  • Bước 1: Ba mẹ ngồi đối diện trẻ, nắm lấy tay con, hai lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Bước 2: Hát bài đồng dao như bên dưới, vừa hát vừa kéo trẻ về phía mình rồi đẩy về phía trẻ theo nhịp điệu.

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”

Nhịp điệu vui tươi của bài vè giúp trẻ hứng thú hơn

Nhịp điệu vui tươi của bài vè giúp trẻ hứng thú hơn

3.5. Trò chơi nhảy lò cò

Trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ này yêu cầu trẻ phải đứng trên một chân, giúp trẻ phát triển sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng thăng bằng. Do đó, ba mẹ cần hướng dẫn cho bé một cách chi tiết trước và trong lúc chơi.

  • Bước 1: Ba mẹ có thể sử dụng màu sắc để phân biệt thứ tự các ô hoặc đánh số theo ý muốn của họ.
  • Bước 2: Yêu cầu trẻ ném một đồ vật bất kỳ và nhảy lò cò đến vị trí để đồ vật đó, sau đó nhảy quay trở lại vị trí xuất phát.
  • Bước 3: Trẻ sẽ ném lần lượt từ các ô gần nhất đến các ô xa nhất, ai hoàn thành được nhiều ô nhất sẽ là người chiến thắng.

3.6. Trò chơi vẽ hình

Trò chơi vẽ hình thuộc nhóm trò chơi vận động tinh nên không chỉ giúp bé phát triển khả năng quan sát, sáng tạo mà còn hỗ trợ cải thiện khả năng tập trung.

Ba mẹ có thể cùng bé vẽ những hình đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác và đặt câu hỏi liên quan để trả lời. Khi bé đã làm quen với các hình cơ bản, hãy chuyển sang vẽ những chủ đề thú vị hơn như ngôi nhà, cây cối để tăng sự thú vị và khuyến khích bé khám phá.

Dữ liệu bằng hình ảnh trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn

Dữ liệu bằng hình ảnh trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn

3.7. Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi cho trẻ tự kỷ vượt chướng ngại vật thuộc nhóm trò chơi vận động thô nên giúp trẻ rèn luyện khả năng dự đoán, phản xạ trong tư duy.

Ba mẹ bắt đầu cho trẻ thực hiện trò chơi bằng cách sắp xếp các đồ vật theo vị trí nhất định và yêu cầu trẻ thực hiện các hoạt động để vượt qua chướng ngại vật và đến đích. Để tăng độ khó, ba mẹ có thể yêu cầu trẻ nhảy, bò hoặc bước đi mà không làm xê dịch đồ.

3.8. Trò chơi chai giác quan

Đây là trò chơi vận động tinh dành cho trẻ tự kỷ giúp kích thích giác quan, rèn luyện khả năng nhận biết màu sắc và sự kiên nhẫn. Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi bằng cách sử dụng các chai rỗng, đổ đầy nước, gel hoặc hạt kim tuyến nhiều màu. Sau đó, bố mẹ yêu cầu trẻ khóa chai và giữ cho chất lỏng bên trong không bị tràn ra ngoài.

Bằng cách này, bố mẹ có thể tập cho trẻ tính kiên nhẫn. Bên cạnh đó, có thể hỏi con về màu sắc của từng chai, gọi tên 1 màu và nhờ con cầm lên đưa mình loại chai có màu sắc tương ứng. Qua đó có thể rèn cho trẻ khả năng nhận biết màu sắc một cách nhanh chóng.

3.9. Trò chơi ghi nhớ

Trò chơi cho trẻ tự kỷ về khả năng ghi nhớ là một công cụ tuyệt vời giúp trẻ tự phát triển trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung và kỹ năng nhận thức. Thuộc nhóm trò chơi vận động tinh nên chắc chắn trò chơi ghi nhớ sẽ giúp trẻ hoạt động trí não một cách tối đa.

Ba mẹ cần chuẩn bị một số thẻ hoặc hình ảnh có cặp giống nhau (ví dụ hai hình ảnh giống nhau về con vật, đồ vật, màu sắc). Sau đó các thẻ úp xuống trên mặt bàn hoặc sàn nhà sao cho trẻ không nhìn thấy hình ảnh, hướng dẫn trẻ lật thẻ lên để tìm cặp hình giống nhau. Khuyến khích trẻ nhớ vị trí của các thẻ để tìm cặp nhanh hơn trong những lượt chơi.

Lật thẻ nhằm tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ tự kỷ

Lật thẻ nhằm tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ tự kỷ

4. Cách tổ chức trò chơi cho trẻ tự kỷ hiệu quả

Đồng hành cùng trẻ tự kỷ chưa bao giờ là dễ dàng, bởi chúng là những cá thể vô cùng đặc biệt. Chính vì thế cần hiểu rõ cách tổ chức trò chơi cho trẻ một cách hiệu quả.

4.1. Tạo môi trường an toàn và thoải mái

Trẻ tự kỷ thường dễ dàng phân tâm bởi những kích thích xung quanh. Do đó hãy tổ chức trò chơi trong môi trường yên tĩnh, có ít yếu tố gây xao lãng như tiếng ồn lớn, đèn nháy hoặc các vật dụng lộn xộn.

4.2. Tương tác tích cực với trẻ

Trò chơi cho trẻ tự kỷ không chỉ là cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động và tư duy mà còn là cơ hội để trẻ học giao tiếp và tương tác xã hội. Hãy khuyến khích trò chuyện, đưa ra yêu cầu hoặc cùng chơi với bạn bè hoặc ba mẹ để tăng cường kỹ năng xã hội. Chẳng hạn như trong trò chơi xếp hình, ba mẹ có thể hỏi trẻ màu sắc hoặc hình dạng của mảnh ghép để khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ.

Trò chuyện thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ

Trò chuyện thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ

4.3. Điều chỉnh trò chơi theo nhu cầu của trẻ

Trẻ tự kỷ có thể thay đổi tâm trạng nhanh chóng. Vì vậy ba mẹ nên quan sát kỹ cảm xúc của trẻ trong suốt quá trình chơi và điều chỉnh mức độ của trò chơi nếu thấy trẻ căng thẳng hoặc mất ngẫu hứng. Nếu trẻ trở nên lo lắng trong một trò chơi vận động, ba mẹ có thể giảm bớt độ khó hoặc cho trẻ nghỉ ngơi trước khi tiếp tục.

Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Miraicare là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"

Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!

Thông qua những trò chơi cho trẻ tự kỷ được liệt kê trên đây, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, nâng cao sự tự tin và học tương tác với người khác. Quan trọng nhất, ba mẹ cần là người đồng hành, tạo môi trường vui chơi an toàn, khuyến khích phát huy tối đa tiềm năng bản thân trẻ. 

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi