phone

Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mang lại những lợi ích gì?

Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mang lại những lợi ích gì?

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết


Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non giúp trẻ tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, kích thích các giác quan, khơi dậy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Trong bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn 4 loại trò chơi ngoài trời vừa vui vừa an toàn, phù hợp với trẻ mầm non, giúp các bé vừa học vừa chơi hiệu quả.

1. Các loại trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non 

Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được phân chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Việc phân loại này giúp giáo viên và phụ huynh dễ dàng lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và mục tiêu phát triển của từng trẻ.

Dưới đây là một số loại trò chơi ngoài trời phù hợp với trẻ mầm non, bạn có thể tham khảo: 

  • Theo mức độ vận động

Gồm trò chơi vận động nhẹ và vận động mạnh. Trong đó, trò chơi vận động nhẹ như đi bộ, nhặt lá cây, chơi với cát,... dành cho trẻ mới bắt đầu làm quen với các hoạt động ngoài trời. Còn các trò chơi vận động mạnh như nhảy lò cò, kéo co, chạy theo bóng,... phù hợp với trẻ năng động, ưa khám phá giúp tăng cường thể lực và sự dẻo dai. 

  • Theo số lượng người chơi

Chia thành trò chơi cá nhân, trò chơi nhóm nhỏ và trò chơi tập thể. Mỗi loại trò chơi được thiết kế với mục đích khác nhau. Cụ thể, trò chơi cá nhân rèn tính tự lập và khả năng tập trung. Trò chơi nhóm nhỏ để trẻ phát triển kỹ năng hợp tác và chia sẻ. Còn trò chơi tập thể giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hòa nhập. 

  • Theo dụng cụ

Gồm trò chơi không cần dụng cụ và trò chơi cần sử dụng dụng cụ. Một vài trò chơi không cần dụng cụ có thể kể đến như trốn tìm, rồng rắn lên mây, đuổi bắt,.... Trò chơi cần sử dụng dụng cụ gồm ném bóng, vẽ tranh bằng phấn, thổi bong bóng, nhảy dây,.... 

  • Theo mục đích phát triển

Trò chơi phát triển vận động, trò chơi phát triển nhận thức, trò chơi phát triển ngôn ngữ và trò chơi phát triển tình cảm xã hội. Mỗi loại trò chơi thiết kế nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau như giao tiếp, tư duy, quan sát,.... 

Có nhiều loại trò chơi ngoài trời dành cho trẻ trong độ tuổi đi học mầm non

Có nhiều loại trò chơi ngoài trời dành cho trẻ trong độ tuổi đi học mầm non

2. Lợi ích của các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, trẻ tự kỷ

Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non rất hấp dẫn và có sức lôi cuốn đối với trẻ, đặc biệt trẻ tự kỷ. Nhờ những trò chơi này, trẻ được hòa mình với thế giới bên ngoài, phát huy khả năng quan sát, tìm hiểu sự vật và nâng cao kỹ năng xử  lý tình huống. Ngoài ra, chúng còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác như: 

  • Tăng cường sức khỏe và nâng cao kỹ năng vận động 

Đa số các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đều đòi hỏi tăng cường vận động. Điều này hỗ trợ cải thiện sức khỏe cơ bắp, tăng cường thể chất, sức khỏe tim mạch và giúp ích cho phát triển cơ thể toàn diện. Ngoài ra, trò chơi ngoài trời còn giúp tăng cường khả năng vận động tinh và vận động thô cho trẻ. Khi được rèn luyện vận động đúng cách, trẻ có thể phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần. 

  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm stress

Các trò chơi và hoạt động ngoài trời không chỉ cần thiết đối với trẻ mầm non mà còn phù hợp với trẻ ở mọi độ tuổi. Trong quá trình tham gia vui chơi, hàm lượng cortisol (hormone gây stress) ở trẻ giảm đáng kể. Nhờ đó, trẻ có thẻ giải tỏa căng thẳng và tinh thần thư giãn hơn. Hơn nữa, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên còn kích thích giác quan và tăng cường khả năng quan sát, giúp trẻ phát triển trí não và sự sáng tạo. 

  • Mở rộng quan hệ bạn bè, trẻ tự tin hơn 

Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ có cơ hội tham gia và kết nối với nhiều bạn bè. Thông qua trò chơi, người hướng dẫn khuyến khích trẻ tương tác, làm việc nhóm và thử thách bản thân hơn. Từ đó, trẻ dần tự tin hơn khi tương tác, đồng thời, tinh thần đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm được nâng cao. 

  • Giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Công nghệ ngày càng phát triển, nhiều phụ huynh lạm dụng điện thoại, máy tính,... để trẻ ngồi im, bớt nghịch ngợm. Điều này vô tình khiến trẻ thu mình, ngại tiếp xúc và giới hạn tương tác với xã hội. Thay vì cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử, phụ huynh nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, giao lưu và kết bạn. Qua đó, vừa giúp trẻ giảm thiểu thời gian xem điện thoại, tivi vừa tạo sự gắn kết giữa bố mẹ với con cái. 

Các trò chơi ngoài trời nâng cao sức khỏe toàn diện cho trẻ về cả thể chất và tinh thần

Các trò chơi ngoài trời nâng cao sức khỏe toàn diện cho trẻ về cả thể chất và tinh thần

 

3. Danh sách các trò chơi ngoài trời cho trẻ vừa vui vừa an toàn

Có thể nói, trò chơi ngoài trời mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho phụ huynh danh sách các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, trẻ tự kỷ vừa vui vừa an toàn: 

3.1 Trò chơi vận động

Trò chơi vận động là một phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Không chỉ đơn thuần là hoạt động vui chơi, chúng còn mang lại nhiều lợi ích về thể chất, tinh thần và nhận thức cho trẻ. Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non rất đa dạng, có thể kể đến như: 

Tên trò chơi

Cách chơi

Trốn tìm

Trò chơi trốn tìm phù hợp cho trẻ ở độ tuổi 2-3 trở lên, cách chơi rất đơn giản và không dụng cụ hỗ trợ. Rất nhiều trẻ thích thú với trò chơi này, thậm chí có thể chơi hàng giờ không mệt nếu nhóm có nhiều bạn. 

Cách chơi: 

  • Nhóm trẻ oẳn tù xì để phân định 1 người đi tìm và những bé còn lại đi trốn. 
  • Người đi tìm sẽ úp mặt vào thân cây hoặc góc tường, nhắm mắt đếm 5, 10, 15 đến 100. 
  • Những người đi trốn tìm vị trí kín đáo ẩn nấp. 
  • Đếm đến 100, người đi tìm sẽ mở mắt đi tìm hết những người trốn. 
  • Kết thúc lượt chơi, người đầu tiên bị tìm thấy là người thua cuộc. 

Đuổi bắt

Đuổi bắt là một trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đơn giản, phổ biến trên khắp thế giới. Trò chơi này vừa mang lại niềm vui vừa giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và sự nhanh nhẹn. 

Số người chơi:Từ 2 người trở lên, tuy nhiên nhóm trẻ càng đông càng vui.

Luật chơi:

  • Người đuổi có nhiệm vụ đuổi người chạy, ai bị người chạm vào người sẽ trở thành người đuổi mới.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi mọi người đều cảm thấy mệt hoặc muốn dừng lại.

Lưu ý, thầy cô, người hướng dẫn có thể thêm các quy định về khu vực chơi, thời gian chơi hoặc các luật lệ đặc biệt khác để tăng thêm phần thú vị.

Nhảy lò cò

Trò chơi này nhằm tăng cường khả năng vận động, rèn luyện kỹ năng đứng, giữ thăng bằng cho trẻ. Với trò chơi nhảy lò cò, trẻ có thể chơi theo nhóm 2-6 người hoặc nhiều hơn. 

Cách chơi: 

  • Vẽ số lượng ô tùy thích trên nền đất và ghi số vào các ô. 
  • Cho trẻ đứng ở vị trí vạch xuất phát, ném viên gạch mỏng hoặc đá vào các ô, bắt đầu từ số 1.
  • Nếu ném đúng ô thì trẻ sẽ nhảy lần lượt vào các ô còn lại và bỏ qua ô vừa ném gạch vào. 
  • Tiếp đó, trẻ nhảy lượt về, đến sát ô có viên gạch, trẻ vừa co một chân vừa cúi người và nhặt gạch lên. 
  • Tiếp tục ném vào những ô số còn lại theo thứ tự tăng dần, hết 7 ô thì chiến thắng. 

Kéo co

Kéo co là trò chơi tập thể, đòi hỏi sức mạnh và sự đoàn kết của cả đội. Đây cũng là một trong những trò chơi ngoài trời cho trẻ tự kỷ mang lại hiệu quả cải thiện tương đối cao. Số lượng người chơi tối thiểu 10 người, chia thành 2 đội. 

Luật chơi:

  • Cần một sợi dây thừng dài và chắc chắn, chính giữa sợi dây buộc một dải ruy băng đỏ.
  • Hai đội đứng hai bên, cầm dây và kéo về phía mình.
  • Đội nào kéo được dải ruy băng đỏ qua vạch kẻ trước là đội chiến thắng.

Nhảy dây

Với trò chơi này, trẻ có thể chơi một mình hoặc cùng 1 bạn hay một nhóm bạn. Cách chơi vô cùng đơn giản, chỉ cần một chiếc dây nhảy dài vừa đủ. Trẻ có thể nhảy đơn giản hoặc kết hợp các động tác phức tạp hơn như nhảy đổi chân, nhảy chéo chân,....

Cách chơi: 

  • Nếu chơi một mình thì người chơi vừa cầm hai đầu dây vừa nhảy.
  • Nếu chơi theo nhóm thì hai người cầm hai đầu dây quay, người còn lại nhảy vào giữa.

Đi thăng bằng trên vạch kẻ

Đây là trò chơi giúp trẻ nâng cao sự tập trung và khả năng giữ thăng bằng kết hợp vận động. Trò chơi này trẻ có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng nhóm bạn. 

Cách chơi: 

  • Kẻ một vạch dài trên mặt đất.
  • Trẻ đi dọc theo vạch kẻ, cố gắng giữ thăng bằng để không bước ra ngoài vạch.
  • Có thể tăng độ khó bằng cách kẻ vạch hẹp hơn, đi bằng một chân, hoặc đi lùi,...

Kéo co là trò chơi tập thể, đòi hỏi sức mạnh và sự đoàn kết cả đội

Kéo co là trò chơi tập thể, đòi hỏi sức mạnh và sự đoàn kết cả đội

3.2 Trò chơi dân gian

Các trò chơi dân gian đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ phụ huynh và giáo viên. Hơn hết, những trò chơi này đơn giản, dễ chơi phù hợp với trẻ đang học mầm non. Một số trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ phổ biến gồm: 

Tên trò chơi

Cách chơi

Rồng rắn lên mây

Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này không giới hạn số trẻ tham gia và cần tổ chức ở không gian rộng rãi, bằng phẳng, an toàn. Số lượng người chơi phù hợp nhất từ 6 người trở lên. 

Cách chơi: 

  • Chọn một bé làm thầy thuốc, số còn lại xếp thành 1 hàng dọc nối đuôi nhau để rồng rắn. 
  • Bắt đầu trò chơi, thầy thuốc đứng tại chỗ, đoàn rồng rắn đi vòng tròn và đọc đồng dao rồng rắn lên mây. 
  • Sau khi đọc đến câu cuối "Hỏi thăm thầy thuốc, có nhà hay không", cả đoàn đứng trước mặt thầy thuốc đợi câu trả lời.
  • Nếu thầy thuốc trả lời đi vắng thì đoàn rồng rắn tiếp tục vòng quanh sân, hỏi đến khi thầy thuốc trẻ lời "có" và hỏi "Rồng rắn đi đâu?".
  • Người đầu đoàn trả lời: "Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”
  • Thầy thuốc: “Con lên mấy?” 
  • Đứng đầu đoàn rồng rắn: “Con lên một”
  • Thầy thuốc hỏi: “Thuốc chẳng hay” 
  • Đoàn Rồng rắn: “Con lên hai”
  • Thầy thuốc hỏi: “Thuốc chẳng hay” 
  • Đoàn rồng rắn: “Con lên mười” 
  • Thầy thuốc hỏi: “Thuốc hay vậy” – “Xin khúc đầu”
  • Đoàn rồng rắn: “Những xương cùng xẩu”
  • Thầy thuốc hỏi: “Xin khúc giữa”
  • Đoàn rồng rắn: “Những máu cùng me”
  • Thầy thuốc hỏi: “Xin khúc đuôi”
  • Đoàn rồng rắn: “Tha hồ mà đuổi”
  • Sau đó, thầy thuốc đuổi đoàn rồng rắn để bắt người cuối hàng, đầu hàng dơ tay cản thầy thuốc cùng những bạn phía sau bảo vệ người đứng cuối. 

Lưu ý, trong quá trình đuổi bắt, đoàn rồng rắn không được đứt đoạn. Người cuối cùng sau khi bị bắt sẽ lên làm thầy thuốc và tiếp tục vòng chơi mới. 

Bịt mắt bắt dê

Trò chơi này phù hợp với nhóm trẻ đông người. Dụng cụ hỗ trợ cần chuẩn bị có khăn bịt mắt, đảm bảo kín, không nhìn thấy gì. 

Cách chơi: 

  • Bằng oẳn tù xì hoặc chỉ định một bé bịt mắt và những bé còn lại đóng vai dê. 
  • Bắt đầu trò chơi, “dê” di chuyển tản ra các hướng khác nhau (trong phạm vi được quy định), người bịt mắt đi xung quanh để bắt “dê”. 
  • Khi người bị mắt bắt được “dê” thì “dê” sẽ thế chỗ người bịt mắt và bắt đầu lượt chơi mới.

Mèo đuổi chuột

Trò chơi này giúp trẻ hòa nhập hơn với bạn bè và môi trường xung quanh. Đồng thời, nó còn hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ. Để chơi trò này, giáo viên cần tập hợp khoảng 5 bé trở lên để có thể tạo thành vòng tròn. 

Cách chơi: 

  • Quản trò chọn 1 bé làm chuột, 1 bé làm mèo, các thành viên còn lại xếp thành vòng tròn xung quanh làm hang. 
  • Mèo vào chuột tựa lưng vào nhau giữa vòng tròn, các bé khác nắm tay nhau và giơ lên cao chờ hiệu lệnh của quản trò để bắt đầu. 
  • Sau khi quản trò ra hiệu, chuột chạy trước, mèo đuổi theo sau, chuột luồn hang nào mèo phải luôn đúng hang đó để đuổi bắt, đồng thời, các bé còn lại hát to bài đồng dao "Mèo bắt chuột" hoặc cổ vũ. 
  • Khi mèo bắt được chuột, lượt chơi kết thúc, quản trò chọn 2 bạn mới, 2 bé cũ xếp vào vòng tạo hang. 

Bịt mắt bắt dê phù hợp với nhóm trẻ đông người, tối thiểu 5 trở lên

Bịt mắt bắt dê phù hợp với nhóm trẻ đông người, tối thiểu 5 trở lên

3.3 Trò chơi sáng tạo

Một trong những trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được áp dụng vào thực tế nhiều nhất chính là trò chơi mang tính sáng tạo. Dưới đây Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn 3 trò chơi sáng tạo đơn giản, dễ chơi nhất: 

Tên trò chơi

Cách chơi

Nhặt lá, hoa, đá để tạo hình

Trò chơi này giúp bé nâng cao khả năng sáng tạo và phát huy tối đa trí tưởng tượng. Trẻ sẽ nhặt các loại lá cây, hoa, đá, cành cây nhỏ... sau đó sắp xếp và ghép chúng lại với nhau để tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh theo ý muốn.

Hình đó có thể là con vật, đồ vật, hoặc bất cứ thứ gì mà các em tưởng tượng ra. Phụ huynh nên khuyến khích các em sáng tạo và tự đặt tên cho tác phẩm của mình.

Vẽ tranh trên đất bằng phấn hoặc que

Dùng phấn màu, than củi, hoặc que để vẽ trực tiếp lên mặt đất. Các bé có thể vẽ bất cứ thứ gì mình thích, từ những hình vẽ đơn giản như mặt trời, ngôi nhà, cây cối, con vật, cho đến những bức tranh phức tạp hơn.

Nếu dùng que để vẽ thì phụ huynh hãy nên chọn những loại que mềm, không sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho con. 

Thổi bong bóng xà phòng

Trò chơi này quá quen thuộc với các bé ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ mầm non. Phụ huynh giúp con pha nước xà phòng với nước lã theo tỉ lệ thích hợp để tạo thành dung dịch thổi bong bóng. Dùng dụng cụ thổi bong bóng hoặc tự tạo dụng cụ từ những vật liệu đơn giản như ống hút, dây kẽm uốn thành vòng tròn,... để thổi bong bóng.

Thổi bong bóng xà phòng quá quen thuộc với các bé học mầm non

Thổi bong bóng xà phòng quá quen thuộc với các bé học mầm non

3.4 Trò chơi kết hợp âm nhạc

Nghe và vận động theo nhạc giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể, rèn luyện sự dẻo dai, linh hoạt. Vận động theo nhạc kích thích trẻ chạy nhảy, vươn người, lắc lư,... từ đó phát triển các nhóm cơ, tăng cường sức khỏe. Bởi vậy, nhiều trường mầm non lựa chọn các trò chơi kết hợp âm nhạc dưới đây vào chương trình học: 

Tên trò chơi

Cách chơi

Nhảy theo nhạc

Trò chơi này còn được biết đến với tên gọi vũ điệu đóng băng, phù hợp cho trẻ mầm non ở độ tuổi 4-5 tuổi. Thông qua trò chơi này, kỹ năng vận động của trẻ được cải thiện, khả năng nhận thức nâng cao và tinh thần thư giãn hơn. 

Cách chơi: 

  • Bắt đầu trò chơi, giáo viên mở nhạc, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ quan sát. 
  • Sau đó, trẻ thoải mái sáng tạo vũ điệu theo nhạc. 
  • Khi nhạc dừng, tất cả phải dừng lại ngay lập tức và giữ nguyên tư thế đang nhảy.
  • Nếu không duy trì tư thế đóng băng đến khi mở lại nhạc thì bé bị loại. 

Hát và vận động theo bài hát

Hiểu đơn giản trò chơi này chính là làm theo lời bài hát. Cách chơi khá đơn giản nhưng giáo viên cần hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ dễ hình dung. 

Cách chơi: 

  • Chọn một bài hát có kèm theo các động tác minh họa.
  • Mọi người vừa hát theo bài hát, vừa làm các động tác tương ứng với lời bài hát.
  • Ví dụ:Bài hát "Con chim non" có đoạn "Con chim non, hót líu lo, líu lo...", thì mọi người vừa hát vừa làm động tác mô phỏng con chim đang bay và hót.
  • Có thể thay đổi động tác cho phù hợp với sự sáng tạo của mỗi người.

Chơi kết hợp âm nhạc giúp trẻ tăng khả năng cảm nhận âm nhạc, linh hoạt vận động

Chơi kết hợp âm nhạc giúp trẻ tăng khả năng cảm nhận âm nhạc, linh hoạt vận động

4. Chọn không gian tổ chức trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Không gian tổ chức trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hứng thú và an toàn của trẻ. Vì thế, khi chọn không gian bạn cần lưu ý một vài điều sau: 

  • Đảm bảo tính an toàn

Nên chọn nơi có bề mặt bằng phẳng, không gồ ghề, tránh các bé vấp ngã như sân cỏ, sân cát hoặc sân có thảm cỏ nhân tạo. Khu vực chơi cần thoáng đãng, không có vật cản như gốc cây, đá, hố sâu,... để tránh va chạm. Nếu khu vực chơi gần đường hoặc có nguy cơ tiềm ẩn thì phải có rào chắn an toàn để ngăn trẻ chạy ra ngoài.

  • Phù hợp với hoạt động

Không gian cần đủ rộng để trẻ chạy nhảy, vui chơi thoải mái, đặc biệt là với các trò chơi vận động. Nếu tổ chức nhiều hoạt động khác nhau thì bạn nên phân chia khu vực rõ ràng để tránh lộn xộn và va chạm. Ví dụ như khu vực chơi cát, khu vực cầu trượt, khu vực chơi bóng,....

  • Gần gũi với thiên nhiên

Bạn nên ưu tiên tổ chức trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non ở nơi có không gian xanh mát sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các yếu tố tự nhiên như cát, sỏi, cây cỏ... để tạo nên các trò chơi thú vị cho bé.

Không gian chơi ngoài trời của trẻ phải đảm bảo an toàn, môi trường trong lành

Không gian chơi ngoài trời của trẻ phải đảm bảo an toàn, môi trường trong lành

Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non không đơn thuần chỉ giải trí mà còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Hy vọng qua bài tổng hợp trên của Mirai Care, phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo để áp dụng vào chương trình học cho bé.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi