phone

Trường hợp điều trị phổ tự kỷ lâm sàng bằng liệu pháp tế bào gốc - Miraicare

Trường hợp điều trị phổ tự kỷ lâm sàng bằng liệu pháp tế bào gốc - Miraicare

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Table of Contents


Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, mỗi năm thực hiện khoảng trên 100 ca điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ và phát triển bằng liệu pháp tế bào gốc, đạt được 90% hiệu quả điều trị mong muốn. Ngoài các trường hợp cải thiện chung, sau đây chúng tôi cũng giới thiệu một số trường hợp lâm sàng cụ thể.

1. Cải thiện khả năng ngôn ngữ

Liệu pháp tế bào gốc đã cho thấy hiệu quả đặc biệt cao trong việc cải thiện khả năng ngôn ngữ. Có những trường hợp trẻ chỉ có thể phát âm một từ đơn, nhưng sau một tuần điều trị bằng tế bào gốc, trẻ đã có thể nói được nhiều từ đơn hơn.

Theo đó, chúng tôi cũng ghi nhận sự gia tăng về vốn từ vựng và tần suất phát ngôn, cùng với sự gia tăng trong giao tiếp bằng ánh mắt và khả năng tương tác với các trẻ khác, cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ.

Liệu pháp tế bào gốc cải thiện được khả năng ngôn ngữ của trẻ

Liệu pháp tế bào gốc cải thiện được khả năng ngôn ngữ của trẻ

2. Ổn định cảm xúc

Một số trường hợp lâm sàng cho thấy có cải thiện về sự ổn định cảm xúc. 

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có triệu chứng rất dễ nổi nóng hoặc kích động, sau điều trị trẻ đã trở nên bình tĩnh và có thể tuân theo chỉ dẫn. Một trong những triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển là rối loạn giấc ngủ, bao gồm khó ngủ vào ban đêm và thức giấc giữa chừng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cha mẹ.

Một ví dụ điển hình về sự cải thiện rõ rệt là ở một bệnh nhi 4 tuổi, thường xuyên có hành vi bạo lực với cha mẹ và không ngủ vào ban đêm, liên tục la hét và phá phách, bạo lực. Sau khi điều trị bằng tế bào gốc, hành vi này đã hoàn toàn biến mất; bệnh nhi dễ dàng đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ đến sáng. 

Cha mẹ của bệnh nhi đã chia sẻ rằng "chất lượng cuộc sống của gia đình cũng đã được cải thiện đáng kể".

Liệu pháp tế bào gốc giúp trẻ ổn định cảm xúc

Liệu pháp tế bào gốc giúp trẻ ổn định cảm xúc

3. Cải thiện rối loạn cảm giác

Có những bệnh nhi xuất hiện triệu chứng rối loạn cảm giác. Trẻ bị quá mẫn cảm với cảm giác ở lòng bàn chân thường cảm thấy rất đau khi chân chạm đất và do đó cố gắng đi nhón chân để tránh tiếp xúc. Ngoài ra, cũng có những trẻ nhạy cảm ở vùng đầu, khiến cho trẻ không thể đội mũ vì cảm giác bó chặt gây đau. Những triệu chứng này sau khi điều trị cũng đã mất đi.

Tương tự, có triệu chứng đau mãn tính, khi chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy đau dữ dội, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày và gây ra căng thẳng lớn. Trái ngược với quá mẫn cảm, có trẻ bị giảm cảm giác, dẫn đến việc khó cảm nhận đau đớn. Trẻ có thể khó nhận biết khi bị thương hoặc phản ứng yếu với nóng, lạnh, khiến cho giảm cảm giác trở nên nguy hiểm.

Về ăn uống, có trẻ có xu hướng kén ăn cực đoan, chỉ ăn được một số loại thực phẩm nhất định hoặc chỉ có thể uống nước bằng cùng một chiếc cốc. Các triệu chứng này cũng đã cải thiện trong một số trường hợp.

Những triệu chứng về cảm giác này có thể do viêm dây thần kinh ngoại biên. Thực tế, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng bất thường trong các dây thần kinh ngoại biên điều khiển cảm giác có ảnh hưởng lớn đến rối loạn phổ tự kỷ và phát triển. Tế bào gốc có khả năng phản ứng với các tế bào thần kinh bị tổn thương và phát huy hiệu quả ức chế viêm, do đó có thể coi đây là một trường hợp cải thiện nhờ liệu pháp tế bào gốc.

Liệu pháp tế bào gốc có thể cải thiện rối loạn cảm giác của trẻ tự kỷ

Liệu pháp tế bào gốc có thể cải thiện rối loạn cảm giác của trẻ tự kỷ

4. Cải thiện rối loạn thần kinh ở người trưởng thành

Mặc dù đề tài này hơi khác so với chứng tự kỷ và rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ, nhưng ở người trưởng thành, hiện tượng được gọi là"hikikomori"(tự cô lập) có thể là một dạng của chứng rối loạn thần kinh. Nói cách khác, mặc dù biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau, nhưng có thể có không ít người mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn phát triển mà chưa được chẩn đoán.

Gần đây, trên mạng xuất hiện thuật ngữ "コミュ障" (tạm dịch: rối loạn giao tiếp), chỉ tình trạng một số người gặp khó khăn trong việc tương tác và giao tiếp với người khác, gây ra bất lợi cho việc hòa nhập xã hội hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Đã có những trường hợp người ở độ tuổi 20-30 tìm đến điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

Điều trị bằng tế bào gốc, được biết đến trong y học như một phương pháp can thiệp sớm, càng thực hiện sớm càng tốt; mặc dù hiệu quả có thể không cao bằng ở trẻ em, nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện rõ rệt.

Các nghiên cứu và kết quả lâm sàng cho thấy một số người trước đây gặp khó khăn trong việc ra ngoài nay đã có thể ra ngoài một cách bình thường và có thể tham gia làm việc tại công ty hoặc học tập tại trường đại học.

Có thể cải thiện rối loạn thần kinh ở người trưởng thành bằng liệu pháp tế bào gốc

Có thể cải thiện rối loạn thần kinh ở người trưởng thành bằng liệu pháp tế bào gốc

Tại Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, các trường hợp cải thiện nhờ điều trị bằng tế bào gốc đối với chứng tự kỷ và rối loạn phát triển được tóm tắt như sau:

  1. Cải thiện các đặc điểm giác quan như quá nhạy cảm giác quan và giảm nhạy cảm giác quan.
  2. Giảm bớt sự tập trung quá mức với hành vi hoặc sự vật cụ thể, cải thiện thói quen ăn uống.
  3. Nâng cao khả năng hiểu biết ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng.
  4. Tăng sự chú ý quan tâm đến người khác, tăng khả năng giao tiếp bằng mắt và cải thiện khả năng giao tiếp xã hội 

Ở nước ngoài cũng có báo cáo kết quả nghiên cứu về những cải thiện triệu chứng trong điều trị tự kỷ và rối loạn phát triển bằng liệu pháp tế bào gốc như sau: 

  1. Tăng khả năng tập trung và duy trì sự chú ý.
  2. Có thể giao tiếp bằng mắt và tương tác với các trẻ khác một cách hiệu quả.
  3. Có thể thể hiện hành vi phù hợp trong gia đình và ngoài xã hội tùy theo tình huống.
  4. Giảm nỗi sợ đối với âm thanh lớn, người lạ, và giảm độ nhạy cảm với màu sắc sáng hoặc ánh sáng mạnh.
  5. Cải thiện các vấn đề về rối loạn giấc ngủ.
  6. Phát triển khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
  7. Trở nên hoạt bát và năng động hơn.
  8. Dám thử các món ăn mới thay vì chỉ ăn những món quen thuộc; chức năng tiêu hóa cũng được cải thiện.
  9. Tăng sự chú ý quan tâm đến người khác và sự vật xung quanh.
  10. Nâng cao khả năng ngôn ngữ.
  11. Cải thiện kỹ năng viết chữ.
  12. Phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Có thể thấy, việc áp dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển ở trẻ em đều có tài liệu nghiên cứu và chứng minh hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên, liệu pháp này cần thực hiện càng sớm càng tốt cho trẻ. Đến tuổi trưởng thành, hiệu quả đem lại sẽ không cao như đối với trẻ em, nhưng vẫn đem về nhiều hiệu quả rõ rệt.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi