phone

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết: 


Trẻ em mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và duy trì sự tập trung. Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc đồng hành và thấu hiểu con. Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ trẻ là thông qua những câu hỏi hàng ngày. Cùng Mirai Care khám phá ngay 10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

1. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Việc giao tiếp hiệu quả với trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) yêu cầu sự kiên nhẫn và hiểu biết. Để đảm bảo rằng trẻ có thể hiểu và trả lời câu hỏi một cách tốt nhất, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản khi đặt câu hỏi.

1.1 Đơn giản hóa nội dung câu hỏi

Trẻ mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin phức tạp. Vì vậy khi giao tiếp, cha mẹ nên sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh những câu hỏi dài dòng. Những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng sẽ giúp trẻ tập trung vào nội dung và dễ dàng đưa ra câu trả lời chính xác hơn. Việc sử dụng câu hỏi lựa chọn cũng giúp trẻ dễ dàng đưa ra phản hồi mà không bị phân tâm.

Ví dụ, thay vì hỏi “Con cảm thấy thế nào về tình huống vừa xảy ra?”, cha mẹ có thể hỏi “Con cảm thấy vui hay buồn khi điều đó xảy ra?”. Từ đó tạo điều kiện để trẻ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đặt câu hỏi đơn giản cho trẻ tăng động giảm chú ý

Đặt câu hỏi đơn giản cho trẻ tăng động giảm chú ý

1.2 Chỉ đặt câu hỏi khi trẻ đã tập trung

Để đạt được hiệu quả cao nhất, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đang trong trạng thái tập trung trước khi đặt câu hỏi. Nếu trẻ đang mất tập trung hoặc không chú ý, câu trả lời sẽ ít chính xác và không phản ánh đúng suy nghĩ của trẻ. Hãy chọn thời điểm khi trẻ sẵn sàng và có khả năng tiếp nhận câu hỏi.

Một cách hiệu quả để đảm bảo trẻ đã tập trung là tạo ra một môi trường yên tĩnh, ít yếu tố xao nhãng, giúp trẻ dễ dàng hướng sự chú ý vào câu hỏi. Việc chờ đợi cho đến khi trẻ thật sự sẵn sàng sẽ giúp tối ưu hóa khả năng tiếp nhận thông tin và cải thiện chất lượng phản hồi. 

1.3 Đặt những câu hỏi mở

Câu hỏi mở là công cụ tuyệt vời để kích thích trẻ suy nghĩ và phát triển kỹ năng giao tiếp. Thay vì hỏi “Con có muốn đi học không?”, cha mẹ có thể hỏi “Con cảm thấy thế nào về việc đi học hôm nay?”. Những câu hỏi mở tạo cơ hội cho trẻ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của mình, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến trạng thái của trẻ khi đặt câu hỏi mở. Nếu trẻ đang mất tập trung hoặc cảm thấy khó chịu, nên ưu tiên các câu hỏi đơn giản hoặc lựa chọn trước để giúp trẻ dễ dàng trả lời. Khi trẻ đã sẵn sàng, những câu hỏi mở sẽ trở thành cầu nối để xây dựng sự thấu hiểu và gắn kết chặt chẽ hơn giữa cha mẹ và trẻ.

1.4 Chờ phản ứng của trẻ

Sự kiên nhẫn của cha mẹ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý. Trẻ thường cần nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin và đưa ra câu trả lời. Vì vậy cha mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi, đồng thời duy trì giao tiếp bằng ánh mắt hoặc những cử chỉ khích lệ như gật đầu. Điều này giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm và động viên từ cha mẹ.

Nếu sau một khoảng thời gian trẻ vẫn chưa phản hồi, cha mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc lại câu hỏi hoặc diễn đạt theo cách đơn giản hơn để hỗ trợ trẻ hiểu rõ hơn. Điều này không chỉ giảm áp lực cho trẻ mà còn giúp trẻ tự tin hơn và cải thiện khả năng giao tiếp một cách tự nhiên.

Cha mẹ nên kiên nhẫn chờ phản ứng của bé

Cha mẹ nên kiên nhẫn chờ phản ứng của bé

1.5 Lắng nghe câu trả lời của trẻ

Lắng nghe là một phần quan trọng trong việc giao tiếp với trẻ ADHD. Khi trẻ trả lời, cha mẹ cần tập trung lắng nghe mà không cắt ngang hay vội vàng đưa ra phản ứng. Việc lắng nghe không chỉ giúp cha mẹ hiểu con hơn mà còn giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu, tạo điều kiện cho sự phát triển tốt hơn.

Khi lắng nghe, cha mẹ nên thể hiện sự chú ý bằng cách nhìn vào trẻ, gật đầu hoặc đáp lại bằng những lời khích lệ như “Cha/mẹ hiểu rồi” hoặc “Con nói tiếp đi”. Điều này giúp trẻ nhận thấy rằng những gì mình nói là quan trọng và được coi trọng.

Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"

Hãy để Miraicare đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!

2. Những điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày

Việc tương tác và trò chuyện hàng ngày với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là rất quan trọng để giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe, hỗ trợ và định hướng tích cực. Dưới đây là 10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày:

2.1 “Hôm nay con cảm thấy thế nào?”

Mục đích

  • Giúp trẻ tăng khả năng nhận diện và diễn đạt cảm xúc, một kỹ năng mà trẻ ADHD thường gặp khó khăn.
  • Xây dựng thói quen tự nhận thức cảm xúc, từ đó cải thiện khả năng tự điều chỉnh hành vi.
  • Tăng cường sự kết nối giữa cha mẹ và trẻ, tạo cảm giác an toàn để trẻ chia sẻ.

Cách thực hiện

  • Sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, khuyến khích trẻ chia sẻ: “Con có cảm thấy vui, hào hứng, hay hơi mệt hôm nay không?”.
  • Nếu trẻ khó diễn đạt, sử dụng công cụ hỗ trợ như bảng cảm xúc (với các biểu tượng mặt cười, mặt buồn, mặt lo lắng,...).
  • Khuyến khích trẻ phát triển từ vựng cảm xúc: “Con cảm thấy thất vọng à? Điều đó nghĩa là con mong muốn mọi chuyện sẽ khác đi, đúng không?”.

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày - Câu hỏi 1

2.2 “Hôm nay ở trường có điều gì thú vị/khó khăn không?”

Mục đích

  • Giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những trải nghiệm hàng ngày của trẻ ở trường, từ mối quan hệ với bạn bè đến sự thích nghi với bài học.
  • Phát hiện sớm các khó khăn như bị bắt nạt, mất tập trung hoặc cảm giác bị cô lập để can thiệp kịp thời.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện và tự diễn đạt trải nghiệm của mình.

Cách thực hiện

  • Đặt câu hỏi mở nhưng cụ thể: “Hôm nay con có tiết nào con thích nhất? Bạn nào ngồi cạnh con? Có gì khiến con cảm thấy khó chịu không?”.
  • Chú ý ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của trẻ để nhận biết cảm xúc.
  • Khi trẻ chia sẻ điều khó khăn, tránh chỉ trích mà hãy đồng cảm: “Ồ, con cảm thấy lo lắng vì không làm được bài à? Ba/mẹ hiểu, lần tới ba/mẹ sẽ cùng con ôn bài trước nhé”.
  • Gợi ý cách giải quyết nếu trẻ gặp khó khăn: “Nếu bạn trêu con, con có thể nói với cô giáo hoặc ba/mẹ ngay nhé”.

2.3 “Con có cần giúp đỡ gì không?”

Mục đích

  • Giúp trẻ cảm nhận rằng cha mẹ luôn ở bên, sẵn sàng hỗ trợ mà không cần phải yêu cầu rõ ràng.
  • Rèn luyện kỹ năng yêu cầu sự trợ giúp, một khả năng quan trọng cho trẻ ADHD để vượt qua cảm giác bất lực.
  • Tăng cường sự tự tin rằng trẻ không phải tự mình giải quyết mọi khó khăn.

Cách thực hiện

  • Quan sát những biểu hiện của trẻ trước khi hỏi. Nếu trẻ trông căng thẳng hoặc lúng túng, hãy chủ động gợi ý: “Có vẻ con đang gặp chút khó khăn. Ba/mẹ có thể làm gì để giúp con không?”.
  • Tránh tạo áp lực bằng cách nhấn mạnh rằng sự giúp đỡ là tùy chọn: “Con cứ nói nếu con cần, ba/mẹ luôn sẵn sàng”.
  • Khen ngợi khi trẻ biết yêu cầu giúp đỡ: “Con làm tốt lắm khi nhờ ba/mẹ sửa bài tập, con thật sự rất giỏi khi biết hợp tác”.
  • Nếu trẻ từ chối, động viên nhẹ nhàng: “Ba/mẹ luôn ở đây nếu con cần nhé”.

2.4 “Con đã hoàn thành bài tập về nhà chưa?” (Nếu có)

Mục đích

  • Rèn luyện tính tổ chức và kỷ luật, giúp trẻ học cách quản lý thời gian hiệu quả.
  • Tạo cơ hội để trẻ xây dựng thói quen học tập đều đặn, tránh tình trạng trì hoãn.
  • Phát hiện sớm những khó khăn học tập, chẳng hạn như việc trẻ không hiểu bài hoặc gặp rào cản về khả năng tập trung.
  • Tăng cường sự đồng hành của cha mẹ trong việc học, giúp trẻ không cảm thấy đơn độc.

Cách thực hiện

  • Hỏi với giọng nhẹ nhàng: “Con làm bài tập chưa? Ba/mẹ có thể cùng con xem bài nào cần làm trước không?”.
  • Nếu trẻ gặp khó khăn, chia nhỏ công việc: “Con làm phần toán trước, rồi mình nghỉ 5 phút, sau đó làm phần văn nhé”.
  • Tránh chỉ trích, thay vào đó khuyến khích: “Làm được một chút cũng tốt lắm rồi, mình tiếp tục khi con sẵn sàng nhé”.
  • Khen ngợi cả nỗ lực lẫn kết quả: “Con đã làm rất tốt khi tập trung được 10 phút liên tục, điều đó thật tuyệt vời!”.

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày - Câu hỏi 4

2.5 “Con có muốn chơi trò chơi/làm hoạt động gì cùng ba mẹ không?”

Mục đích

  • Xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ thông qua các hoạt động chung, giúp trẻ cảm thấy được yêu thương.
  • Giảm căng thẳng, giải phóng năng lượng và cải thiện khả năng tập trung của trẻ.
  • Tạo cơ hội để trẻ học cách tương tác, chia sẻ và tuân thủ quy tắc trong khi chơi.

Cách thực hiện

  • Hỏi ý kiến trẻ về hoạt động: “Con muốn chơi cờ, xếp hình, hay đi dạo không?”.
  • Luân phiên chọn hoạt động để trẻ cảm thấy được tôn trọng: “Hôm nay con chọn, ngày mai ba/mẹ chọn nhé”.
  • Gợi ý những hoạt động phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ. Nếu trẻ thích vận động, đề xuất các trò chơi ngoài trời như đá bóng, đạp xe.
  • Khen ngợi sự tham gia của trẻ: “Con đã rất kiên nhẫn khi chờ lượt trong trò chơi. Ba/mẹ rất thích chơi cùng con”.

2.6 “Con đã làm được điều gì tốt hôm nay?”

Mục đích

  • Khuyến khích trẻ tập trung vào những mặt tích cực của bản thân, giúp cải thiện lòng tự tin.
  • Ghi nhận và khích lệ những nỗ lực nhỏ, từ đó tạo động lực cho trẻ tiếp tục cố gắng.
  • Xây dựng thói quen tự nhìn nhận và đánh giá thành công cá nhân.

Cách thực hiện

  • Nếu trẻ không tự trả lời, giúp trẻ nhớ lại: “Sáng nay con đã tự cất giày rất gọn, đó là một điều tốt!”.
  • Khen ngợi cụ thể thay vì chung chung: “Ba/mẹ rất thích cách con chia sẻ đồ chơi với em. Con đã làm rất tốt”.
  • Nhấn mạnh nỗ lực thay vì kết quả: “Con đã cố gắng hoàn thành bài tập, điều đó rất đáng khen”.

2.7 “Con có điều gì muốn chia sẻ với ba mẹ không?”

Mục đích

  • Tạo không gian an toàn để trẻ bộc lộ mọi suy nghĩ, cảm xúc, cả tích cực lẫn tiêu cực.
  • Xây dựng lòng tin giữa cha mẹ và trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những khó khăn.
  • Phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn như bị bạn bè cô lập hoặc áp lực học tập.

Cách thực hiện

  • Gợi mở nhẹ nhàng: “Bất cứ điều gì con muốn nói, ba/mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe”.
  • Tránh ngắt lời hoặc đưa ra nhận xét vội vàng. Thay vào đó, hãy phản hồi bằng sự đồng cảm: “Ba/mẹ rất vui khi con nói ra điều này”.

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày

10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày - Câu hỏi 7

2.8 “Con có ngủ ngon không?”

Mục đích

  • Quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, vì giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến hành vi, khả năng tập trung và tâm trạng của trẻ ADHD.
  • Phát hiện các vấn đề như khó ngủ, ngủ không sâu giấc để tìm giải pháp.
  • Hỗ trợ trẻ xây dựng thói quen đi ngủ lành mạnh.

Cách thực hiện

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh.
  • Hỏi một cách gần gũi về thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ: “Con ngủ có ngon không? Con có mơ thấy điều gì thú vị không?”.
  • Nếu trẻ gặp khó khăn khi ngủ, đề xuất các biện pháp: “Con muốn nghe kể chuyện hay nhạc nhẹ trước khi ngủ không?”.

2.9 “Con có nhớ những việc cần làm ngày mai không?”

Mục đích

  • Hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
  • Giảm căng thẳng buổi sáng bằng cách chuẩn bị trước.
  • Giúp trẻ cảm thấy chủ động và tự tin trong việc chuẩn bị cho ngày mới.

Cách thực hiện

  • Nhắc nhở nhẹ nhàng, cùng trẻ liệt kê các việc cần làm: “Ngày mai con cần mang hộp bút, sách toán. Ba/mẹ sẽ giúp con kiểm tra lại nhé”.
  • Sử dụng bảng kế hoạch hoặc danh sách hình ảnh nếu cần.

2.10 “Con có muốn nói gì với ba mẹ trước khi đi ngủ không?”

Mục đích

  • Tạo không gian ấm áp. Kết thúc ngày bằng cảm giác tích cực và yêu thương, giúp trẻ cảm thấy an toàn.
  • Khuyến khích trẻ bộc lộ những suy nghĩ cuối ngày, tạo thói quen chia sẻ hàng ngày.
  • Tăng cường mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con.

Cách thực hiện

  • Hỏi với giọng điệu ấm áp: “Ngày hôm nay con cảm thấy thế nào? Con có điều gì muốn nói với ba/mẹ không?”.
  • Thể hiện tình yêu thương, chia sẻ lời động viên và chúc ngủ ngon: “Con đã làm rất tốt hôm nay. Ba/mẹ tự hào về con lắm. Chúc con ngủ ngon nhé”.

Tương tác và trò chuyện hàng ngày với trẻ tăng động giảm chú ý

Tương tác và trò chuyện hàng ngày với trẻ tăng động giảm chú ý

3. Lưu ý quan trọng khi giao tiếp với trẻ ADHD

Khi giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý, việc áp dụng các phương pháp phù hợp sẽ giúp trẻ hiểu và hợp tác tốt hơn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Kiên nhẫn: Trẻ ADHD thường cần thêm thời gian để xử lý thông tin, vì vậy cha mẹ hoặc giáo viên nên kiên nhẫn chờ đợi phản hồi từ trẻ. Sự vội vã hoặc áp lực có thể khiến trẻ càng thêm căng thẳng và khó tiếp thu hơn.
  • Ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng: Hãy truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng câu phức tạp hoặc dài dòng. Khi giao nhiệm vụ, nên phân chia thành từng bước nhỏ để trẻ tăng động giảm chú ý dễ thực hiện.
  • Giữ bình tĩnh: Tránh quát mắng, trừng phạt hay dùng lời lẽ nặng nề khi trẻ không tập trung hoặc không làm theo yêu cầu. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở và đưa ra giải pháp để giúp trẻ cải thiện.
  • Tạo môi trường tích cực: Một môi trường đầy sự khuyến khích và động viên sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, tự tin hơn trong giao tiếp. Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt hoặc có sự cố gắng dù là nhỏ nhất.
  • Lắng nghe chủ động: Khi trẻ chia sẻ, hãy tập trung chú ý lắng nghe mà không phán xét. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng mà còn khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
  • Giao tiếp bằng mắt: Khi nói chuyện, hãy nhìn vào mắt trẻ để tạo sự kết nối. Điều này không chỉ giúp trẻ tập trung mà còn thể hiện rằng bạn đang chú ý và quan tâm đến trẻ.
  • Sử dụng hình ảnh, biểu đồ minh họa: Trẻ tăng động giảm chú ý thường học tốt hơn qua các hình ảnh trực quan. Vì vậy, khi giải thích, hãy sử dụng hình ảnh, biểu đồ hoặc vật dụng minh họa để trẻ dễ hình dung và ghi nhớ hơn. 
  • Lên lịch giao tiếp vào thời điểm phù hợp: Trẻ ADHD có xu hướng khó tập trung trong một số thời điểm nhất định, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc bị phân tâm. Hãy chọn những lúc trẻ tỉnh táo và thoải mái nhất để trao đổi những vấn đề quan trọng. Đảm bảo không gian giao tiếp yên tĩnh, ít tiếng ồn để giảm sự phân tán.

Những lưu ý quan trọng khi giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý

Những lưu ý quan trọng khi giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý

Trò chuyện và đặt câu hỏi mỗi ngày không chỉ giúp cha mẹ thấu hiểu con hơn, mà còn là cách để trẻ ADHD cảm nhận rõ ràng sự yêu thương và đồng hành từ gia đình. 10 điều cha mẹ nên hỏi trẻ tăng động giảm chú ý mỗi ngày tưởng chừng đơn giản lại có thể trở thành chiếc cầu nối gắn kết, giúp trẻ tự tin bộc lộ bản thân và phát triển theo cách riêng. Đừng quên theo dõi Mirai Care để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về trẻ tăng động giảm chú ý nhé!

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ