Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ - Biện pháp điều trị được ưa chuộng
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ tạo điều kiện cho bé nâng cao kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cách hiệu quả. Đây được xem là một trong những lĩnh vực Y Khoa, thuộc chuyên khoa Phục hồi Chức năng. Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ chia sẻ cho các bậc cha mẹ những phương thức âm ngữ trị liệu cho trẻ đặc biệt phổ biến nhất.
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương phápđiều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xươngnhé!
1. Âm ngữ trị liệu là gì?
Âm ngữ trị liệu là một trong những lĩnh vực Y Khoa có cơ sở lý luận, được chứng nhận của quốc tế. Phương pháp điều trị này được nghiên cứu và thực hiện bởi nhà trị liệu ngôn ngữ (SLP).
Chuyên khoa âm ngữ trị liệu thường được ứng dụng để chẩn đoán, điều trị và cải thiện cuộc sống của những đối tượng gặp rối loạn về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và chứng khó nuốt. Trong lĩnh vực nhi khoa, biện pháp âm ngữ giúp bé hình thành và phát triển những kỹ năng giao tiếp thông qua tương tác 1-1 hoặc tương tác nhóm. Âm ngữ trị liệu lĩnh vực nhi khoa được chia thành hai phần cơ bản:
- Hỗ trợ trẻ khắc phục những vấn đề liên quan đến âm lượng, cách phát âm “tròn vành rõ chữ”.
- Hiểu và có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thông qua những hình thức cơ bản: Hình ảnh, ký hiệu, chữ viết,...
Âm ngữ trị liệu được ứng dụng rộng rãi trong Y Khoa
2. Vai trò của âm ngữ trị liệu đối với trẻ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ là một trong những rối loạn thần kinh có liên quan đến não bộ. Trẻ tự kỷ thường gặp những rối loạn về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ,...Việc sử dụng âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ giúp bé gia tăng chất lượng cuộc sống, mang đến nhiều lợi ích:
2.1 Giúp trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ
Theo thống kê của trung tâm PubMed,có đến 40 - 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Có rất nhiều biện pháp điều trị giúp gia tăng vốn từ, cải thiện ngôn ngữ của trẻ.
Tuy nhiên, sử dụng âm ngữ trị liệu là một trong những cách thức điều trị được nhiều phụ huynh tin tưởng. Phương pháp này giúp trẻ tự kỷ khắc phục nhiều vấn đề ngôn ngữ thông qua các hoạt động như:
- Dạy trẻ cách phát âm các âm, từ:Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp békiểm soát và phối hợp các cơ ở vùng miệng, cơ và hàm. Điều này giúp luyện tập phát âm, hạn chế các lỗi dùng từ sai trong giao tiếp.
- Mở rộng vốn từ vựng:Theo nghiên cứu của Trung tâm Pubmed, trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong việc học từ vựng so với trẻ bình thường. Âm ngữ trị liệu giúp trẻ học thêm nhiều từ mới thông qua các trò chơi, hình ảnh, và các hoạt động thực tế. Từ đó, trẻ tự kỷ cải thiện, mở rộng được vốn từ của bản thân.
- Cải thiện khả năng xây dựng câu:Đa phần,trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc sử dụng ngữ pháp. Bé thường tự gọi mình bằng ngôi thứ 3 hoặc sử dụng sai các loại câu. Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ giúp bé hiểu rõ các từ nhằm xây dựng câu đúng ngữ pháp.
Âm ngữ trị liệu giúp trẻ tự kỷ cải thiện vốn từ hiệu quả
2.2 Cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội
Theo thống kê cho thấy cóhơn 70% trẻ tự kỷgặp khó khăn giao tiếp cải thiện tốt khi áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu trước khi lên 5 tuổi. Biện pháp này hướng dẫn trẻ tự kỷ giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau, ngoài ra còn giúp bé cải thiện toàn diện các kỹ năng giao tiếp quan trọng như:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng mắt, biểu cảm khuôn mặt:Âm ngữ trị liệu giảng dạy trẻ giao tiếp bằng cử chỉ hoặc chương trình PECS (hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh) hoặc thiết bị nói điện tử. Điều này giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ như: Ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt,...
- Dạy trẻ cách bắt chuyện, duy trì cuộc trò chuyện:Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC),âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷgiúp bé học cách sử dụng ngôn ngữ bằng nhiều tình huống khác nhau. Đặc biệt, biện pháp này còn giúp bé cải thiện cách giao tiếp, duy trì cuộc trò chuyện ở mỗi tình huống khác nhau.
- Hỗ trợ trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm:Âm ngữ trị liệu giúp bé học cách tương tác với bạn bè đồng trang lứa, từ đó dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhóm, hòa nhập vào cộng đồng. Ngoài ra, với phương pháp nhóm trong âm ngữ trị liệu, trẻ tự kỷ sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu với bạn bè đồng trang lứa.
SLP giúp trẻ cải thiện các kỹ năng giao tiếp cách toàn diện
2.3 Nâng cao chất lượng cuộc sống
Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ giúp thúc đẩy ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách:
- Giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp:Âm ngữ trị liệu sử dụng các thiết bị giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC). Công nghệ này giúp trẻ tự kỷ tăng cường ngôn ngữ, tự tin giao tiếp, thúc đẩy tính độc lập cách hiệu quả.
- Mở rộng các mối quan hệ xã hội:Khả năng giao tiếp được cải thiện giúp bé dễ dàng hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa. Điều này hỗ trợ thúc đẩy, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
- Cải thiện khả năng học tập và làm việc:Thông qua việc sử dụng các công cụ, phương pháp thay thế trực quan, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội của trẻ được thúc đẩy cách hiệu quả. Điều này góp phần nâng cao khả năng học tập, làm việc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Một số phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Theo thống kê, có đến hơn 70% trẻ tự kỷ gặp các khó khăn liên quan đến ngôn ngữ cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi áp dụng âm ngữ trị liệu trong giai đoạn 18 tháng - 5 tuổi. Nếu các bậc cha mẹ phát hiện sớm các triệu chứng tự kỷ của trẻ, có thể áp dụng những phương pháp âm ngữ trị liệu dưới đây:
3.1 Liệu pháp PROMPT
Dựa theo các số liệu thống kê về tự kỷ, cóhơn 60% trẻ bị rối loạn phổ tự kỷgặp ít nhất một vấn đề về ngôn ngữ vận động. Tình trạng này có liên quan đến cấu trúc cơ miệng, dẫn đến những khó khăn trong vận động ngôn ngữ.
Đối với trường hợp này, các chuyên gia thường áp dụng liệu pháp PROMPT. Mục đích chính của phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ này là tập trung vào việc điều chỉnh các cơ quan nói (môi, lưỡi, hàm) để tạo ra âm thanh chính xác.
PROMPT được các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ đánh giá cao bởi những ưu điểm:
- Áp dụng liệu trình cá nhân hóa: Mỗi trẻ tự kỷ đều gặp những vấn đề liên quan đến cơ quan nói khác nhau. Liệu pháp PROMPT hướng đến xây dựng liệu trình tái cấu trúc cơ miệng theo nhân hóa cao, phù hợp với từng trẻ.
- Cải thiện phát âm hiệu quả: Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường gây khó khăn cho việc phát âm như: Lưỡi, miệng hoặc dây thanh quản,... từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, mang đến hiệu quả trong việc cải thiện phát âm.
Liệu pháp PROMPT giúp điều chỉnh cấu trúc cơ miệng
Khi thực hiện phương pháp PROMPT, các chuyên gia âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ thường sử dụng những thao tác như: Động tác chạm nhẹ vào khuôn mặt, cổ để hướng dẫn trẻ tạo ra âm, hướng dẫn bé cách uốn lưỡi, há/ ngậm miệng nhằm phát ra âm tròn vành, rõ chữ,....
3.2 ACC – cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
AAC được sử dụng như phương pháp thay thế tạm thời hoặc vĩnh viễn cho những trẻ tự kỷ chưa biết nói hoặc vì một lý do nào đó mất khả năng giao tiếp. Đối với phương pháp này, trẻ sẽ sử dụng những phương tiện, công cụ khác nhau nhằm biểu thị mong muốn của bản thân. Biện pháp giao tiếp tăng cường và thay thế AAC giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ qua những ưu điểm:
- Tạo điều thuận lợi và tăng cường giao tiếp hiệu quả: Những công cụ ACC được xem như biện pháp tăng cường giao tiếp, bao gồm: Thẻ hình ảnh, ngôn ngữ cơ thể - nét, thiết bị giao tiếp chuyên dụng,... Thông qua những công cụ này, trẻ có thể dễ dàng thể hiện mong muốn, ý định đến người đối diện. Theo mộtnghiên cứu vào năm 2021cho thấy, hệ thống công cụ ACC giúp trẻ thể hiện mong muốn cách dễ dàng, tăng cường giao tiếp hiệu quả.
- Hỗ trợ tương tác với người xung quanh: Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ qua biện pháp AAC giúp bé dễ dàng tương tác với người xung quanh. Điều này giúp cải thiện chất lượng mối quan hệ xung quanh cách hiệu quả.
ACC sử dụng những công cụ tăng cường giao tiếp khác nhau
Hình ảnh, bảng giao tiếp, sách giao tiếp, dụng cụ chỉ, thanh chỉ, ngôn ngữ ký hiệu,... là những công cụ giao tiếp thay thế lời nói được sử dụng trong biện pháp AAC. Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia trị liệu thường hướng dẫn trẻ tự kỷ cách thể hiện mong muốn thông qua hình ảnh hoặc nét mặt, cử chỉ.
3.3 Liệu pháp chơi
Liệu pháp chơi được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Richard Soloman, dựa trênlý thuyết DIR. Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ này tập trung vào kỹ năng xây dựng ngôn ngữ thông qua những hoạt động tương tác, vui chơi. Bên cạnh đó, liệu pháp chơi còn hướng dẫn cha mẹ cách tạo ra môi trường vui chơi phong phú tại nhà cho trẻ, mang đến nhiều ưu điểm khác nhau:
- Học tập, tiếp thu kiến thức cách dễ dàng: Trẻ tự kỷ dễ dàng học hỏi thông qua chơi một cách tự nhiên và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.
- Học được nhiều kỹ năng xã hội như: Tuân thủ quy định, đoàn kết, giải quyết vấn đề xung đột,... qua những hoạt động vui chơi, giải trí.
- Hạn chế tối đa hành vi lặp đi, lặp lại: Trẻ tự kỷ có thể chỉ đạo, dẫn dắt trò chơi, song song đó, cha mẹ dễ dàng thu hút sự quan tâm, giúp bé thoát khỏi “vỏ bọc” các hành động lặp đi lặp lại.
- Tăng cường vốn từ qua những tương tác trong trò chơi: Đa phần, cha mẹ thường tận dụng những giây phút chơi để giúp trẻ tự kỷ học thêm nhiều điều mới. Thông qua hình ảnh, các trò chơi bé sẽ dễ dàng đọc tên được nhiều sự vật.
Thông qua các trò chơi, trẻ tự kỷ được hóa thân thành các nhân vật khác nhau như: Giáo viên, bác sĩ, nhân vật cổ tích,... Những hoạt động giải trí này giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, thúc đẩy ngôn ngữ hiệu quả.
Trẻ tự kỷ có thể phát triển kỹ năng qua những trò chơi
3.4 Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi (ABA) là một trong những phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ. Liệu pháp này được ứng dụng dựa trên quá trình phân tích hành vi ứng dụng nhằm theo dõi sự tiến bộ của trẻ tự kỷ trong việc cải thiện kỹ năng, ngôn ngữ.
ABA tập trung vào cải thiện hành vi của trẻ tự kỷ, mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp xây dựng môi trường, hạn chế hành vi lặp đi lặp lại ở trẻ tự kỷ: Đa phần, ở mỗi môi trường khác nhau, trẻ rối loạn phổ tự kỷ luôn có những hành động lặp đi lặp lại nhằm thu mình với cộng đồng. Liệu pháp hành vi sẽ hỗ trợ cha mẹ thay đổi môi trường, dạy các kỹ năng nhằm giúp trẻ có hành động đúng đắn, hạn chế hành động lặp đi lặp lại.
- Thông qua hành vi giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ: Việc phân tích hành vi, hướng dẫn trẻ tự kỷ xây dựng hành vi đúng đắn sẽ giúp cải thiện một số kỹ năng " then chốt" như: Biết phân biệt những hành động trong từng tình huống, có sự cân nhắc về hành vi,... Điều này giúp tạo động lực cho trẻ chủ động trong tương tác xã hội.
Các chuyên gia trị liệu thường phối hợp với gia đình tìm hiểu nguyên nhân trẻ tự kỷ có những hành vi lặp đi lặp lại. Từ đó, hỗ trợ bé chuyển sự tập trung về những hành vi đúng đắn như: Biết cách chăm sóc bản thân, lễ phép chào hỏi người lớn,...
Liệu pháp hành vi giúp trẻ chủ động trong tương tác xã hội
3.5 Liệu pháp nhóm
Liệu pháp nhóm cũng là một trong những phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ. Biện pháp điều trị này hướng đến tập hợp những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ để cùng nhau cải thiện kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội. Cách thức học tập thông qua làm việc nhóm giúp trẻ tự kỷ mang đến nhiều ưu điểm:
- Cải thiện kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp cách toàn diện:Việc thiết lập nhóm học tập, vui chơi giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội giao tiếp, tương tác qua lại với những bạn bè đồng trang lứa. Điều này giúp bé tự tin giao tiếp, cải thiện nhiều kỹ năng xã hội.
- Tăng cường khả năng điều chỉnh cảm xúc:Thông qua những hoạt động vui chơi, học tập với bạn bè đồng trang lứa, giúp trẻ tự kỷ biết cách thể hiện, điều chỉnh hành vi, cảm xúc. Bên cạnh đó, hoạt động nhóm giúp bé xây dựng những kỹ năng làm việc nhóm, dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng.
- Xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề: Liệu pháp nhóm cho trẻ tự kỷ được các chuyên gia trị liệu xây dựng nhiều tình huống thực tế. Qua những hoạt động giảng dạy này, bé dễ dàng cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề cách hiệu quả.
Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ này thường tổng hợp những trẻ tự kỷ ở những độ tuổi tương đồng. Chuyên gia trị liệu xây dựng những hoạt động gắn kết cộng đồng nhằm giúp trẻ tự kỷ cải thiện các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội.
Hoạt động nhóm giúp cải thiện kỹ năng xã hội
4. Kết quả đạt được khi áp dụng âm ngữ trị liệu
Theo một nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 70% trẻ tự kỷ áp dụng âm ngữ trị liệu dưới 6 tuổi cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, tương tác xã hội rõ rệt. Việc phát hiện và áp dụng âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ mang đến nhiều kết quả điều trị:
- Cải thiện khả năng giao tiếp:Bằng phương pháp PROMPT, ACC giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, thúc đẩy ngôn ngữ. Từ đó, trẻ tự kỷ có thể giao tiếp hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống:Khi có thể giao tiếp hiệu quả, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc tương tác với người khác và tham gia vào các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, bằng việc giao tiếp dễ dàng, bé có thể hòa nhập vào cộng đồng, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, học tập nhanh chóng hơn.
- Mở ra nhiều cơ hội:Trẻ có thể tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi cùng các bạn. Từ đó, giúp xây dựng mối quan hệ bạn bè bền vững và có ý nghĩa.
Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ không chỉ là phương pháp giúp bé cải thiện kỹ năng giao tiếp, mà còn giúp cải thiện hành vi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, nâng cao kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ những phương pháp âm ngữ trị liệu.
Bài viết phổ biến khác