phone

Tổng hợp các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ

Table of Contents


Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và phương pháp điều trị đúng đắn, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ hoàn toàn có thể đạt được kết quả tích cực. Trong đó phải kể đến vật lý trị liệu, một trong những phương pháp mang lại hiệu quả phục hồi cao. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý 5 nhóm bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ an toàn, hiệu quả cùng nguyên tắc thực hiện. 

1. Nguyên tắc khi tập vật lý trị liệu sau ĐỘT QUỴ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau: 

1.1 Bắt đầu càng sớm càng tốt 

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi tập vật lý trị liệu sau đột quỵ là bắt đầu càng sớm càng tốt. Việc can thiệp ngay từ những giờ đầu tiên giúp kích thích sự phục hồi của các cơ, khớp và chức năng thần kinh.

Theo các chuyên gia, thời điểm vàng để đánh giá tình trạng của họ càng sớm càng tốt là trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau khi đột quỵ xảy ra.Đồng thời,giai đoạn từ 3- 6 tháng đầu rất quan trọng để phục hồi đa chức năng cho người bệnh

1.2 Cá nhân hóa bài tập theo từng bệnh nhân

Nguyên tắc tiếp theo khi tập vật lý trị liệu sau đột quỵ chính là cá nhân hóa bài tập cho từng bệnh nhân. Mỗi người có mức độ tổn thương và khả năng phục hồi khác nhau, do đó các bài tập cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu riêng của từng bệnh nhân. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phục hồi.

1.3 Tập từ dễ đến khó – Kiên trì & tăng dần cường đ

Khi bắt đầu tập vật lý trị liệu sau đột quỵ, người bệnh nên tập từ dễ đến khó. Ban đầu, bệnh nhân nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, thụ động để làm quen và giúp cơ thể dần hồi phục. Sau một thời gian, người bệnh có thể tăng dần cường độ và mức độ các bài tập.

Lưu ý, chuyên gia và người nhà tránh ép bệnh nhân tập quá sức, vì điều này có thể gây ra chấn thương hoặc làm trì hoãn quá trình hồi phục. Kiên trì và tăng cường độ một cách hợp lý sẽ giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả mà không gây tổn thương thêm.

1.4 Kết hợp nhiều phương pháp phục hồi

Để đạt được hiệu quả phục hồi tối đa, việc kết hợp nhiều phương pháp phục hồi là rất cần thiết. Ngoài các bài tập vận động, cần kết hợp các kỹ thuật hỗ trợ như xoa bóp, kích thích điện cơ, châm cứu và liệu pháp nhiệt để tác động toàn diện đến cơ thể. Các phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng cơ và cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân sau đột quỵ.

Thực hiện vật lý trị liệu sau đột quỵ cần tuân thủ một vài nguyên tắc

Thực hiện vật lý trị liệu sau đột quỵ cần tuân thủ một vài nguyên tắc

2. Các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng sau đột quỵ vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt trong tương lai của người bệnh. Dưới đây là một vài bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ hiệu quả, an toàn, người bệnh có thể tham khảo: 

2.1 Bài tập giúp phục hồi vận động chi trên (tay, vai, ngón tay)

Đầu tiên phải kể đến các bài tập vật lý trị liệu phục hồi vận động chi trên. Những bài tập này nhằm tăng cường sự linh hoạt, sức mạnh và khả năng vận động của các cơ, khớp và thần kinh.

Bài tập 1: Cử động cánh tay thụ động

Lợi ích:Hỗ trợ giảm co cứng và duy trì phạm vi vận động của cánh tay. 

Cách thực hiện: 

  • Đỡ người bệnh ngồi hoặc nằm thoải mái và người hỗ trợ đứng ở bên cạnh. 
  • Người hỗ trợ nhẹ nhàng nâng cánh tay của bệnh nhân lên, xoay cánh tay theo các hướng khác nhau lên, xuống, ra ngoài, vào trong và đảm bảo không làm người bệnh đau. 
  • Mỗi cánh tay thực hiện 5-10 lần.

Bài tập 2: Mở rộng & co duỗi ngón tay

Lợi ích:Tăng cường linh hoạt cho các ngón tay và giúp giảm thiểu tình trạng co rút cơ ngón tay.

Cách thực hiện: 

  • Bệnh nhân đặt tay bị ảnh hưởng trên mặt bàn hoặc trên đùi, thả lỏng cánh tay.
  • Dùng tay lành của người bệnh nhẹ nhàng mở rộng các ngón tay của tay bị ảnh hưởng, giữ trong khoảng 5-10 giây. 
  • Sau đó, từ từ nắm tay lại thành hình dạng nắm nhẹ nhàng, giữ trong vài giây.
  • Thực hiện lặp lại quá trình mở rộng và co duỗi ngón tay từ 5-10 lần.

Bài tập 3: Lăn bóng trên bàn

Lợi ích:Đây là bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp tăng cường linh hoạt cho khớp vai và khuỷu tay, giúp cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động.

Cách thực hiện: 

  • Đặt một quả bóng mềm (như bóng tennis hoặc bóng cao su) trên một mặt bàn. Bệnh nhân ngồi thoải mái và đặt tay yếu lên quả bóng.
  • Bệnh nhân di chuyển tay theo các hướng khác nhau, lăn quả bóng qua lại trên bàn (lên, xuống, trái, phải) bằng lực của tay yếu.
  • Cố gắng duy trì chuyển động nhẹ nhàng và liên tục để khớp vai và khuỷu tay hoạt động.
  • Thực hiện bài tập này trong khoảng 5-10 phút mỗi lần.

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi vận động chi trên nhằm tăng cường sự linh hoạt

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi vận động chi trên nhằm tăng cường sự linh hoạt

2.2  Bài tập phục hồi vận động chi dưới (chân, đầu gối, bàn chân)

Sau một cơn đột quỵ, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng giảm sút chức năng vận động ở chi dưới, đặc biệt là ở chân, đầu gối và bàn chân. Việc phục hồi vận động cho những vùng này là vô cùng quan trọng, giúp cải thiện khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 3 bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ cho chi dưới: 

Bài tập 1: Cử động chân thụ động

Lợi ích:Giúp duy trì linh hoạt khớp, cải thiện tuần hoàn và giảm cứng cơ.

Cách thực hiện: 

  • Đặt người bệnh nằm ngửa, người hỗ trợ từ từ nâng chân bệnh nhân lên. 
  • Thực hiện các động tác uốn cong và duỗi thẳng đầu gối, xoay bàn chân nhẹ nhàng.
  • Lặp lại mỗi động tác 10-15 lần.

Bài tập 2: Tập đá chân nhẹ nhàng khi ngồi ghế

Lợi ích:Giúp cải thiện kiểm soát cơ & tuần hoàn máu ở chân.

Cách thực hiện: 

  • Ngồi trên ghế với lưng thẳng, chân đặt trên mặt đất.
  • Từ từ nâng một chân lên và đá ra phía trước, giữ trong vài giây và từ từ hạ xuống.
  • Lặp lại 10-15 lần cho mỗi chân, nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
  • Người bệnh có thể thay đổi tần suất và mức độ nâng cao của chân để tăng độ khó khi thực hiện.

Bài tập 3: Đứng & giữ thăng bằng


 

Lợi ích:Giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đứng và sự phối hợp giữa các khớp.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh đứng thẳng, có thể dựa vào bàn hoặc người hỗ trợ để giữ thăng bằng.
  • Giữ tư thế đứng trong vài giây, cố gắng không di chuyển hoặc nghiêng người.
  • Nếu cảm thấy ổn định, người bệnh có thể thử đứng một mình mà không cần hỗ trợ.
  • Tập mỗi lần từ 10-15 giây, và dần dần tăng thời gian lên khi người bệnh cảm thấy vững vàng hơn.
  • Lặp lại từ 5-10 lần trong một buổi tập.

Việc phục hồi vận động cho chi dưới (chân, đầu gối, bàn chân) vô cùng quan trọng

Việc phục hồi vận động cho chi dưới (chân, đầu gối, bàn chân) vô cùng quan trọng

2.3 Bài tập giúp cải thiện khả năng đi lại

Sau đột quỵ, phục hồi khả năng đi lại là một phần quan trọng, bên cạnh cải thiện tứ chi. Dưới đây là 2 bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp cải thiện khả năng đi lại đơn giản, hiệu quả, bạn có thể tham khảo: 

Bài tập 1: Nhấc gót chân & bước nhỏ

Lợi ích:Bài tập này giúp cải thiện sức mạnh cơ chân và khả năng kiểm soát bước đi.  Đồng thời, nó cũng hỗ trợ sự linh hoạt trong di chuyển và giữ thăng bằng tốt hơn. 

Cách thực hiện: 

  • Giữ người bệnh đứng thẳng, từ từ nhấc gót chân khỏi mặt đất và giữ trong vài giây. 
  • Sau đó, hạ gót chân xuống và bước nhỏ về phía trước. 
  • Thực hiện lặp đi lặp lại động tác này 10 đến 15 lần, luân phiên giữa chân trái và chân phải. 

Bài tập 2: Đi bộ chậm & có người hỗ trợ

Lợi ích:Giúp tăng cường sự tự tin khi đi lại và đảm bảo an toàn trong quá trình phục hồi. Đồng thời, bài tập này cũng hỗ trợ cải thiện khả năng phối hợp giữa các cơ và tăng sự linh hoạt.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh đi bộ từ từ với sự hỗ trợ của một người thân hoặc bạn bè, người hỗ trợ nên đi bên cạnh để giúp đỡ khi cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình đi bộ.
  • Lặp lại trong vòng 10-15 phút mỗi lần tập.

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng đi lại sau đột quỵ rất cần thiết

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng đi lại sau đột quỵ rất cần thiết 

2.4 Bài tập giúp phục hồi ngôn ngữ & giao tiếp

Đa số người bị đột quỵ sau khi trở về cuộc sống hàng ngày đều gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng nói, hiểu và giao tiếp, từ đó hỗ trợ người bệnh trong việc hòa nhập với xã hội và duy trì chất lượng cuộc sống.

Bài tập 1: Đọc từ đơn giản & phát âm chậm rãi

Lợi ích: Bài tập này giúp người bệnh phục hồi khả năng phát âm và tăng cường sự rõ ràng trong lời nói. Từ đó, hỗ trợ luyện tập các cơ miệng, thanh quản và cải thiện khả năng giao tiếp.

Cách thực hiện

  • Người bệnh hãy bắt đầu với các từ ngữ đơn giản, dễ phát âm như “ba, bà, mẹ,...” 
  • Sau đó, đọc từng từ một cách rõ ràng và chậm rãi, đảm bảo mỗi âm tiết được phát âm đầy đủ. 
  • Lặp đi lặp lại bài tập này hàng ngày với 10-15 phút mỗi lần. 

Bài tập 2: Bệnh nhân tập phát âm rõ từng từ như “ba”, “mẹ”, “ăn”, “uống”...

Lợi ích:Bài tập này giúp người bệnh sau khi bị đột quỵ cải thiện khả năng phát âm, nâng cao giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp luyện tập cơ miệng, môi và lưỡi để phát âm rõ nghe hơn. 

Cách thực hiện:Người bệnh tập phát âm từng từ một cách chậm rãi và rõ ràng, bắt đầu từ các từ đơn giản như "ba", "mẹ", "ăn", "uống". Người hỗ trợ có thể nói mẫu và yêu cầu bệnh nhân lặp lại. Lặp lại nhiều lần cho đến khi phát âm chính xác, dễ nghe.

Bài tập 3: Viết chữ hoặc vẽ hình

Lợi ích:Hỗ trợ phục hồi khả năng điều khiển tay, mắt và nhận diện hình ảnh. Đây là bài tập quan trọng trong việc phục hồi toàn diện, đặc biệt là giao tiếp phi ngôn ngữ. 

Cách thực hiện:Người bệnh nên bắt đầu viết các chữ cái và hình vẽ đơn giản. Nếu có người bệnh hãy viết các từ đơn giản hoặc tên của chính mình. Lặp lại hàng ngày và tăng dần độ khó khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng giao tiếp

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng giao tiếp

2.5 Bài tập hô hấp & thư giãn giúp phục hồi nhanh hơn

Cuối cùng nằm trong danh sách các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ an toàn, hiệu quả được nhiều chuyên gia lựa chọn chính là bài tập hô hấp & thư giãn. 

Bài tập 1: Thở sâu & chậm

Lợi ích:Thở sâu giúp cải thiện chức năng hô hấp, giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể. Trong khi đó, thở chậm kích thích tuần hoàn máu, cung cấp oxy tốt cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ. 

Cách thực hiện: 

  • Giữ người bệnh ngồi thẳng lưng, thư giãn và hít vào sâu bằng mũi trong khoảng 4-5 giây. 
  • Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra chậm rãi qua miệng trong khoảng 5-6 giây. 
  • Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 5-10 lần và vài lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Bài tập 2: Ngâm tay/chân trong nước ấm & xoa bóp nhẹ

Lợi ích:Giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm cứng cơ sau đột quỵ, thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tay/chân vào nước ấm khoảng 37-40°C trong 15-20 phút.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng các khu vực bị ảnh hưởng, dùng ngón tay xoa theo chuyển động tròn, mỗi lần xoa khoảng 5-10 phút.

Thở sâu giúp cải thiện chức năng hô hấp, giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể

Thở sâu giúp cải thiện chức năng hô hấp, giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể

3. Những lưu ý quan trọng khi tập vật lý trị liệu sau đột quỵ

Khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau: 

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào để đảm bảo các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, tăng dần độ khó và cường độ khi cơ thể đã quen với các động tác, tránh làm quá sức.
  • Thực hiện các bài tập trong môi trường an toàn, có người thân hoặc chuyên gia hỗ trợ, tránh các vật cản hoặc nguy cơ té ngã.
  • Nếu cảm thấy đau hoặc mệt mỏi quá mức thì bạn phải dừng ngay và thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập luyện.
  • Vật lý trị liệu sau đột quỵ cần thời gian và sự kiên nhẫn. Tập luyện đều đặn và tuân thủ các chỉ định của chuyên gia giúp phục hồi hiệu quả hơn.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bài tập

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bài tập

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và chức năng vận động cho người bệnh. Các bài tập này không chỉ giúp cải thiện khả năng di chuyển, tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống sau đột quỵ. Hy vọng với những gợi ý trên của Mirai Care, người bệnh sẽ tìm được phương pháp phù hợp để phục hồi sức khỏe và nâng cao khả năng vận động.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi