Các bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Do sự thay đổi nội tiết tố, lão hóa tự nhiên và nhiều yếu tố khác, phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ cung cấp thông tin về một số bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi và cách phòng tránh, chị em cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết:
1. Nguyên nhân phụ nữ độ tuổi trung niên dễ mắc bệnh xương khớp?
Bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi xuất phát từ những nguyên nhân nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều chị em sắp và đang bước vào độ tuổi 40. Thực tế, khi bước vào độ tuổi này, mật độ xương của phụ nữ giảm 0.25 đến 1% mỗi năm.
Hơn nữa, mang thai, sinh con và tiền mãn kinh làm thay đổi lượng estrogen cùng testosterone trong cơ thể. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mất cân bằng giữa 2 loại hormone này là nguyên nhân khởi phát bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, tuổi tác, cấu trúc cơ thể, mật độ xương ban đầu cũng như tiền sử loãng xương của người thân và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương của nữ giới giai đoạn sau 40 tuổi.
Mỗi bệnh lý xương khớp sẽ xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn đọc hãy tham khảo tiếp nội dung dưới đây cùng Mirai Care nhé!
Mỗi bệnh lý xương khớp sẽ xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể khác nhau
2. 6 Bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Dưới đây là 6 bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi, chị em cần nắm rõ để nhận biết tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân:
2.1 Loãng xương
Loãng xương là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi. Mặc dù đây không phải căn bệnh gây chết người nhưng là mối đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em.
Càng nhiều tuổi, mật độ xương càng suy giảm và loãng dần, nhất là người nhỏ bé, bố/mẹ từng bị loãng xương, mãn kinh sớm hoặc bị cắt buồng trứng. Người bị loãng xương nguy cơ bị gãy xương hông, xương đùi, xương cẳng chân, đau lưng và còng lưng cao hơn người bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì loãng xương sẽ khiến chị em dễ dàng bị gãy xương, ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí gây tử vong.
Nguyên nhân gây loãng xương đa phần xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, chị em hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng thuốc chứa chất steroid,... nguy cơ bị loãng xương cũng rất cao.
2.2 Thoát vị đĩa đệm
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào các rễ dây thần kinh và ống sống gây đau nhức.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do ảnh hưởng của thai kỳ. Bởi khi mang thai, cơ tử cung và các mô xung quanh sẽ chịu áp lực lớn do sự phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến sự nới lỏng, cấu trúc các đốt sống xung quanh như xương cùng, xương chậu bị thay đổi, tăng khả năng thoát bị địa đệm trình mang thai hoặc sau sinh.
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm
2.3 Viêm khớp dạng thấp
Theo trang y học Medscape, tỷ lệ bệnh nhân nữ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam giới. Ở lứa tuổi sau 40, sự thay đổi nội tiết tố nữ, hormone estrogen sau sinh giảm gây ra tình trạng suy yếu mô sụn và tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm khớp. Bên cạnh đó, công việc chăm con vất vả, ít thời gian tập thể dục và béo phì cũng là tác nhân khiến phụ nữ trung niên có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao.
2.4 Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn ở khớp bị tổn thương, thường phát triển nhanh ở phụ nữ sau 45 Khi bị tác động tiêu cực, mô sụn này bị mài mòn và bong tróc, dẫn đến bề mặt xù xì. Điều này khiến 2 đầu xương ma sát trực tiếp vào nhau gây ra cảm giác đau đớn.
Nữ giới thường có hệ thống dây chằng xung quanh khớp gối yếu hơn nam giới dẫn đến tổn thương khi vận động. Thoái hóa khớp thường phát triển nhanh chóng ở phụ nữ sau 40 tuổi. Sự suy giảm này làm mất sự linh hoạt ở bề mặt sụn khớp và làm mỏng xương dưới sụn, dẫn đến cấu trúc khớp xương suy yếu toàn diện.
Ngoài ra, những thói quen hàng ngày như đi giày cao gót thường xuyên, quỳ gối/ khom lưng khi làm việc nhà cùng những giai đoạn mang thai gây áp lực lên xương khớp. Áp lực này vượt mức khiến tăng cường ma sát giữa các đầu xương và thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp trở nặng.
2.5 Thoái hóa cột sống
Một bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi khác phải kể đến thoái hóa cột sống. Đây là tình trạng các khớp, dây chằng, đĩa đệm ở cột sống bị mài mòn, ma sát trực tiếp với nhau gây đau nhức và hạn chế chuyển động.
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cao do hàm lượng estrogen và canxi suy giảm. Hai yếu tố này vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp và cột sống.
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cao
2.6 Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một loại bệnh tự miễn do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch tương tự như viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng phổ biến của SLE gồm đau và sưng khớp, cảm giác mệt mỏi, rụng tóc, sốt bất thường, phát ban và các vấn đề liên quan đến thận.
Từ 15 đến 44 tuổi là giai đoạn có nguy cơ mắc SLE cao nhất ở nữ giới. Theo các chuyên gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống luôn cao hơn nam giới.
3. Nên làm gì để phòng bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi?
Để phòng ngừa bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
3.1 Tăng cường canxi và vitamin D
Canxi tham gia quá trình tạo xương và đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể như hoạt động thần kinh, phản ứng sinh hóa, mạch máu. Trong khi đó, vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi vào cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, củng cố hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D chị em nên cân nhắc bổ sung thực đơn hàng ngày gồm chế phẩm từ sữa, đậu đỗ, rau màu xanh đậm, trứng gà, cá hồi, ngũ cốc,....
3.2 Tăng cường hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp ở phụ nữ sau 40 tuổi. Bước vào độ tuổi này, phụ nữ bắt đầu có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa khớp. Việc luyện tập thường xuyên mang đến nhiều lợi ích cho xương khớp như:
- Tăng cường mật độ xương:Các bài tập chịu lực như đi bộ, chạy bộ, tập tạ… giúp kích thích cơ thể sản sinh tế bào tạo xương, từ đó tăng cường mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương.
- Cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động của khớp:Các bài tập giãn cơ và yoga sẽ giúp tăng cường độ linh hoạt của khớp, giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động.
- Giảm nguy cơ thoái hóa khớp:Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp, giúp hỗ trợ, bảo vệ khớp tốt hơn và giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Hoạt động thể lực phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp
3.3 Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì gia tăng tải trọng lên khớp, làm tăng nguy cơ các bệnh lý xương khớp. Bạn nên duy trì cân nặng ở mức lý tưởng với chỉ số BMI từ 18.5 đến 22.9. Nhất định phải chú ý và ổn định cân nặng, không để rơi vào tình trạng béo phì.
3.4 Theo dõi sức khỏe định kỳ
Bạn nên theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm tra mật độ xương và tầm soát ung thư thường xuyên. Việc này giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe, các bệnh xương khớp đang mắc phải để có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời.
3.5 Sử dụng liệu pháp tế bào gốc để phòng ngừa và tăng sức đề kháng
Liệu pháp tế bào gốc ứng dụng trong y học ngày càng phát triển, hứa hẹn mang lại nhiều đột phá trong điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Trong đó, ứng dụng tế bào gốc để tăng cường hệ miễn dịch là một hướng nghiên cứu tiềm năng, thu hút sự chú ý của giới khoa học và công chúng.
Phương pháp này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản sinh tế bào miễn dịch mới và điều hòa chức năng hệ miễn dịch. Khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc có thể kích thích sản sinh tế bào miễn dịch mới giúp tăng cường sức khỏe "bức tường" phòng thủ của cơ thể.
Liệu pháp tế bào gốc tiềm năng ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch như:
- Nhiễm trùng
- Các bệnh lý về ung thư
- Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus
- Lão hóa
Tuy nhiên, đây là một phương pháp mới và đang được nghiên cứu chuyên sâu. Vậy nên, ứng dụng liệu pháp này cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm. Một vài nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh có thể thể gặp gồm nhiễm trùng, biến chứng do cấy ghép và phản ứng miễn dịch.
Liệu pháp tế bào gốc ứng dụng trong y học ngày càng phát triển
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi và các biện pháp phòng tránh phổ biến. Hy vọng qua bài viết, chị em có thể đánh giá tình trạng sức khỏe xương khớp của mình để có phương pháp cải thiện phù hợp. Đừng quên theo dõi Mirai Care thường xuyên để cập nhật tin tức hữu ích về sức khỏe mỗi ngày nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE
- Website: https://miraicare.vn/
- Hotline: 18008144
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến
Bài viết phổ biến khác