Mách bạn phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nội dung bài viết:
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính, gây đau nhức, làm hạn chế vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thế nhưng, không phải ai cũng muốn phẫu thuật. Vậy, có phương pháp nào điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật không? Bài viết dưới đây của Mirai Care sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
>> Tìm hiểu thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tế bào gốc
1. Thoái hóa khớp gối - Căn bệnh "im lặng" đe dọa cuộc sống
Trước khi giới thiệu về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật, Mirai Care sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin tổng quan nhất về tình trạng này. Thoái hóa khớp gối hay thoái hóa sụn khớp gối là hiện tượng lớp đệm tự nhiên ở giữa các khớp bị mài mòn. Lâu dần khớp bị tổn thương dẫn đến đau, sưng, cứng khớp và giảm khả năng di chuyển.
* Nguyên nhân phổ biến của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra
* Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối
Đau nhức là một trong những dấu hiệu của thoái hóa khớp gối
2. Hệ lụy nghiêm trọng do thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật hay phẫu thuật vẫn có thể để lại những hệ lụy nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, thoái hóa là nguyên nhân chính gây khuyết tật ở người lớn. Dưới đây là một số hệ lụy nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối:
2.1 Hạn chế vận động
Đầu tiên, người bị thoái hóa khớp gối không điều trị sớm có nguy cơ bị hạn chế vận động.
- Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày:Đi lại khó khăn, leo cầu thang vất vả và đứng lâu gây đau nhức. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch, khoảng 80% người bệnh thoái hóa khớp bị hạn chế vận động và khoảng 25% không thể thực hiện các hoạt động cơ bản trong cuộc sống.
- Giảm khả năng lao động:Khả năng vận động bị hạn chế dẫn đến công việc giảm năng suất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thu nhập của người bệnh.
- Cô lập xã hội:Thoái hóa khớp gối lâu dài khiến người bệnh ngại vận động, đi lại khó khăn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ. Người bệnh dễ cảm thấy cô đơn, hạn chế các hoạt động xã hội, thậm chí có thể bị trầm cảm.
Thoái hóa khớp gối làm hạn chế khả năng vận động
2.2 Đau đớn mãn tính
Tiếp theo, thoái hóa khớp gối còn gây ra những cơn đau mãn tính. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của người bệnh. Cụ thể:
- Giảm chất lượng giấc ngủ:Với người bị thoái hóa khớp gối, cơn đau nhức khiến bạn khó khăn khi tìm tư thế ngủ thoải mái. Đồng thời, đau nhức kéo dài và ngày càng nghiêm trọng khiến người bệnh dễ thức giấc giữa đêm hoặc khó ngủ lại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 30% người bị thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong việc ngủ và con số này có thể lên tới 80% nếu bị viêm khớp nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến tâm lý:Đau đớn kéo dài, vận động bị hạn chế nên người bệnh dễ cảm thấy vô vọng và mất kiểm soát cuộc sống. Hơn nữa, sự lo lắng bệnh ngày càng nặng, khả năng tàn phế cao cũng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và tâm lý người bệnh.
2.3 Biến dạng khớp
Người bị thoái hóa khớp gối lâu dài, không kịp điều trị có nguy cơ bị biến dạng khớp. Điển hình nhất phải kể đến:
- Chân bị cong vẹo
Do sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương cọ xát vào nhau gây biến dạng khớp. Các nhóm cơ xung quanh khớp gối bị yếu hoặc mất cân đối tạo áp lực không đều lên khớp dẫn đến biến dạng. Khớp gối bị cong vào trong làm chân có hình dạng giống vòng kiềng. Hoặc khớp gối bị cong về phía ngoài thì chân sẽ có hình giống chữ O.
- Ảnh hưởng đến tư thế
Sụn khớp bị bào mòn, khớp gối trở nên yếu và mất ổn định dẫn đến thay đổi tư thế ngồi/đứng và cách đi lại. Người bị thoái hóa khớp gối thường có xu hướng đứng nghiêng người sang một bên, chân co cứng hoặc ngồi một chân và khó khăn khi ngồi xổm. Không những thế, nó còn gây đau lưng, đau cổ và một số vấn đề về cột sống.
Thoái hóa khớp gối lâu dài, không điều trị sớm có nguy cơ bị biến dạng khớp
2.4 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác
Đây là một trong những biến chứng phổ biến của người bị thoái hóa khớp gối. Về lâu dài, họ có thể mắc một số bệnh lý như béo phì, tăng cân, tim mạch, tiểu đường,....
- Béo phì:Đau và cứng khớp khiến bạn ngại vận động nên dễ bị tăng cân dẫn đến béo phì. Trọng lượng cơ thể tăng lên tác động ngược lại khớp khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh tim mạch: Người bị thoái hóa khớp thường ít vận động, tăng cân, stress. Đây đều là những yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Tiểu đường:Thoái hóa khớp thường gây béo phì. Trong khi đó, kháng insulin và rối loạn chuyển hóa glucose thường đi kèm với béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao ở những người ít vận động.
2.4 Ảnh hưởng đến kinh tế
Thoái hóa khớp gối không chỉ là một vấn đề sức khỏe đơn thuần mà còn gây ra những tác động đáng kể đến kinh tế. Điều này thể hiện rõ ở:
- Chi phí điều trị:Các loại thuốc giảm đau, chống viêm, bổ sung chất sụn,.... đều khá tốn kém. Nếu bị nặng thì người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật và thực hiện vật lý trị liệu. Chi phí chi trả cho ca mổ và phục hồi rất cao.
- Giảm thu nhập:Cơn đau nhức khớp gối kéo dài khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển và ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Do giảm khả năng lao động, người bệnh có thể mất việc hoặc giảm thu nhập.
Đau nhức khớp gối kéo dài khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển
3. Điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật bằng tế bào gốc
Điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật bằng tế bào gốc được xem là giải pháp tối ưu, vừa giảm đau, tăng vận động mà không cần tiến hành xâm lấn. Đây là phương pháp nuôi cấy tế bào gốc trung mô rồi tiêm vào khớp bị thoái hóa. Lúc này, tế bào gốc sẽ hoạt hóa và hỗ trợ tế bào khác hoạt động. Nhờ đó, cải thiện tình trạng viêm và phục hồi chức năng khớp.
Thông thường, tế bào sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật là tế bào gốc trung mô, nguồn gốc từ tế bào gốc tự thân hoặc đồng loài. Cụ thể:
- Tế bào gốc tự thân:Được lấy từ tủy xương, mô mỡ hoặc máu ngoại vi của người bệnh. Phương pháp này được chỉ định áp dụng cho người dưới 40 tuổi bởi tế bào gốc từ người cao tuổi bị “lão hoá” nên không đảm bảo chất lượng và hiệu quả như ý muốn.
- Tế bào gốc đồng loài:Là tế bào gốc của người hiến tặng, thường được lấy từ dây rốn hoặc tủy xương.
Theo bác sĩ Yoshihisa Aida (Nhật Bản), cách đây gần 10 năm, tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp gối được thử nghiệm thành công tại Mỹ. Hiện nay, tại Việt Nam chưa được cấp phép chữa trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp này nên người bệnh thường chọn Nhật Bản để điều trị. Ở Nhật Bản, tỷ lệ thành công khi điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật bằng tế bào gốc đạt đến 83%.
Hiện nay, Mirai Care là cầu nối vững chắc, kết nối hàng trăm người Việt sang Nhật Bản điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật bằng tế bào gốc tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tâm, dày dặn kinh nghiệm của Mirai Care luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu vấn đề từ khách hàng. Từ đó, tìm kiếm, đưa ra giải pháp phù hợp nhất và hướng dẫn chi tiết cho người bệnh hành trình sang Nhật Bản điều trị.
Nuôi cấy tế bào gốc trung mô rồi tiêm vào khớp bị thoái hóa
Chắc hẳn qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về thoái hóa khớp gối và hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật. Có thể thấy, ứng dụng liệu pháp tế bào gốc không chỉ giúp giảm đau đầu gối mà còn cải thiện chức năng và không dẫn đến tái phát sụn. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh, bạn nhất định đừng bỏ lỡ bản tin sức khỏe mỗi ngày của Mirai Care nhé!
Bài viết phổ biến khác