phone

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Tác giả:

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến, gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng này xảy ra ở phụ nữ mang thai, những lo ngại có thể tăng lên đáng kể. Mang thai là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về sinh lý và cơ học, gây áp lực lớn lên cột sống. Khi ấy, thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu. Vậy, thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đang mang thai và các chị em đang chuẩn bị mang thai thắc mắc, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu thông tin dưới đây để có thể đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:


1. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Một trong những thời điểm nhạy cảm của người phụ nữ chính là khi mang thai. Thiên chức làm mẹ mang lại niềm vui, những điều tích cực trong cuộc sống nhưng vẫn không tránh khỏi sự băn khoăn, lo lắng, nhất là đối với chị em gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Khi thai nhi càng lớn, mẹ càng bị các cơn đau làm cho mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai không nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và vừa. Tình trạng đau thoát vị đĩa đệm có thể khắc phục được nhờ quá trình vận động tập thể dục, thay đổi lối sống hay phương pháp trị liệu dành cho mẹ bầu. 

Thoát vị đĩa đệm là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai

Thoát vị đĩa đệm là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai

Theo số liệu thực tế, cứ 10 mẹ bầu thì có 2 mẹ sẽ bị thoát vị đĩa đệm bởi khi mang thai vùng cột sống thắt lưng và xương chậu sẽ giãn nở để tạo khoảng trống thích nghi với sự tăng trưởng của thai nhi. Khi đó các đốt sống và gân cơ trở nên lỏng lẻo, giảm khả năng chống đỡ của đốt sống dẫn đến tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm khi mang thai. Hơn nữa, ở những phụ nữ đã bị thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai, khi vào giai đoạn thai kỳ cơn đau sẽ nhiều hơn, hệ thống dây chằng chèn ép lên thần kinh xung quanh và kết quả là mẹ bầu chịu đựng những cơn đau dai dẳng. Ngoài ra khi mang thai, do cân nặng của mẹ bầu tăng lên ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, sự thay đổi tư thế đã tạo nên áp lực cho cột sống, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

2.1. Sự thay đổi hormone thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Cụ thể, cơ thể sẽ sản sinh ra hormon để đáp ứng được nhu cầu sinh nở. Và một trong những hormon phổ biến đó là hormone hCG. Hormon này sinh ra khiến đốt sống và dây chằng được nở ra, khi đó hệ thống cơ bị suy yếu và càng về cuối thai kỳ càng gây đau nhức cho mẹ bầu. 

2.2. Tăng cân quá nhanh

Một số mẹ bầu vì sợ con mình suy dinh dưỡng, cân nặng ít mà bổ sung dinh dưỡng một cách quá mức khiến cân nặng tăng mất kiểm soát. Chính điều này tạo gánh nặng lên cột sống lưng, áp lực càng lớn thì cơn đau càng nhiều. 

Sự tăng cân mất kiểm soát dễ gây áp lực lên cột sống

Sự tăng cân mất kiểm soát dễ gây áp lực lên cột sống

2.3. Hoạt động sai tư thế

Ở những trường hợp lần đầu mang thai, chị em phụ nữ chưa thích nghi được sự thay đổi của cơ thể, bụng ngày càng to và tư thế sinh hoạt trở nên khó khăn. Họ thường xuyên cong lưng, ưỡn ngực hay đẩy lưng về phía sau sẽ khiến cấu trúc cột sống bị lệch và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

3. Các triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai gồm:

3.1. Đau lưng

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là đau lưng, đặc biệt là lưng dưới, cảm giác đau nhói hoặc âm ỉ ở vùng lưng dưới, có thể lan tỏa ra hông và đùi. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng lâu, ngồi nhiều hoặc khi cúi người.

3.2. Tê, yếu hoặc tê bì chân

Khi có sự chèn ép lên dây thần kinh do sự thay đổi cấu trúc cơ thể sẽ dẫn đến cảm giác tê bì ở các ngón chân, bàn chân hoặc dọc theo cả chân. Phụ nữ mang thai có thể cảm nhận như có kim châm, mất cảm giác hoặc cảm giác như có một lớp màng bao phủ. Triệu chứng tê chân có thể kéo dài, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc đứng lâu. Cảm giác tê bì thường trở nên rõ rệt hơn vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc vào cuối ngày khi cơ thể đã mệt mỏi.

Hiện tượng tê bì chân gây khó khăn trong sinh hoạt

Hiện tượng tê bì chân gây khó khăn trong sinh hoạt

3.3. Khó vận động

Bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi làm thay đổi trọng lượng của cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và lưng. Điều này có thể làm cho việc đi lại, đứng lâu hoặc thậm chí là nằm nghỉ cũng trở nên không thoải mái. Các triệu chứng như đau lưng, đau đầu gối, đau bụng dưới và chuột rút cũng có thể gây ra sự bất tiện khi vận động. Cảm giác đau và khó chịu này có thể làm giảm sự linh hoạt và sự thoải mái khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.

3.4. Cứng cơ lưng

Lưng là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mang thai. Trọng lượng của thai nhi và tử cung tăng dần tạo áp lực lên cột sống và các cơ mạch máu xung quanh. Điều này có thể dẫn đến căng cứng cơ lưng, đặc biệt là ở vùng lưng dưới. Một số trường hợp mẹ bầu thiếu hụt các các dinh dưỡng như vitamin D, canxi, magie có thể làm giảm sự mềm dẻo của cơ xương và góp phần vào sự cứng cơ lưng

Cơ lưng bị cứng hơn mỗi khi thức dậy

Cơ lưng bị cứng hơn mỗi khi thức dậy

4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Việc chữa trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai đòi hỏi trình độ chuyên môn cao từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những phương pháp chữa trị thông thường được áp dụng:

  • Vật lý trị liệu: Biện pháp để giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể như massage, siêu âm, nhiễm điện và các bài tập giãn cơ có thể giúp làm dịu các triệu chứng đau và giảm tình trạng thoát vị đĩa đệm. 
  • Tập thể dục cường độ nhẹ: Vận động nhẹ nhàng sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh thoát vị đĩa đệm tốt hơn. Hãy thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,... để vừa giúp giảm đau lưng, cải thiện xương khớp, tránh bị cứng cơ vừa giúp hỗ trợ sinh sản tốt hơn.
  • Đeo đai hỗ trợ lưng là một lựa chọn để giảm tải cho cột sống và hỗ trợ các đĩa đệm bị ảnh hưởng. Đai hỗ trợ lưng giúp duy trì tư thế thích hợp và giảm thiểu các động tác gây căng thẳng cho lưng.
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Khi cơn đau kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự vận động của mẹ bầu thì bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc để giảm đau. Đây là giải pháp cuối cùng không khuyến khích vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Massage thư giãn giúp cơ lưng của mẹ bầu được thoải mái, giảm tình trạng đau nhức

Massage thư giãn giúp cơ lưng của mẹ bầu được thoải mái, giảm tình trạng đau nhức

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe  có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi sự thay đổi cơ học và sinh lý trong thai kỳ tạo ra nhiều áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Việc này có thể gây ra các triệu chứng như đau lưng, tê liệt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều nguy hiểm. Đa số trường hợp có thể được điều trị hiệu quả thông qua các biện pháp như nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, đeo đai hỗ trợ lưng và các phương pháp giảm đau. 

Bài viết trên đã giải đáp phần nào cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?”, mẹ bầu có thể tham khảo và nếu có bất kỳ triệu chứng nào hãy đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn điều trị phù hợp.

CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE

  • Website: https://miraicare.vn/
  • Hotline: 18008144
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến