[Góc giải đáp] Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh, khi mà các biến chứng của bệnh đã gây ra tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ cung cấp thông tin về tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ và cách kéo dài tuổi thọ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên!
1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Trước khi giải đáp bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu, Mirai Care sẽ chia sẻ cho bạn những triệu chứng điển hình của bệnh ở giai đoạn này. Thông thường, giai đoạn cuối bệnh tiểu đường sẽ có các biến chứng nặng, đe dọa tới tính mạng. Một số triệu chứng điển hình phải kể đến như:
- Suy tim:Người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối xuất hiện những dấu hiệu của suy tim như khó thở, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi, chân tay phù nề, ho khan, đau tức ngực lan sang vai và đầu. Nguyên nhân bởi đường trong máu tăng làm thành mạch tổn thương dẫn đến xơ vữa mạch máu, buộc tim phải co bóp nhiều hơn.
- Suy thận:Lượng đường trong máu tăng cao không chỉ hủy hoại mạch máu lớn nuôi tim mà còn tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu nhỏ tại thận. Khi đó, thận mất khả năng lọc máu, chất độc tích tụ trong cơ thể khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,....
- Liệt dạ dày:Ở giai đoạn 2 và 3, biến chứng liên quan đến thần kinh chỉ làm cho người bệnh bị tê bì chân tay, nóng rát và rối loạn tiêu hóa thì giai đoạn cuối biến chứng này nặng hơn, gây khó khăn trong việc ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Điều này dần trở nên nghiêm trọng làm liệt dạ dày.
- Xuất huyết võng mạc:Tình trạng đường huyết tăng cao và kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến các mao mạch máu tại võng mạc khiến mắt mờ, xuất huyết võng mạc.
Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương mạch máu nhỏ tại thận
2. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Anh Quốc năm 2010, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 2 giảm đi 10 năm và người type 1 giảm đi đến 20 năm so với người không mắc bệnh.
Một nghiên cứu năm 2020 cũng cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cótuổi thọ dài hơnnhững người mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác người bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ của họ còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc, dinh dưỡng, tinh thần, tâm lý và sự tiến triển của các bệnh biến chứng.
Nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, chăm sóc cơ thể đúng cách, tinh thần lạc quan thì sức khỏe cải thiện và tuổi thọ có thể kéo dài hơn. Điều quan trọng nhất chính là quan sát sự thay đổi của bản thân, sớm nhận biết dấu hiệu tiểu đường giai đoạn cuối để chữa trị kịp thời và áp dụng phương pháp phù hợp.
Rất khó để xác định chính xác bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu
>> Xem chi tiết: Ứng dụngđiều trị bệnh tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc
3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả
Tiểu đường giai đoạn cuối có chữa được không? Có những cách nào phòng ngừa biến chứng của căn bệnh này hiệu quả để kéo dài tuổi thọ hơn?
3.1 Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Các bác sĩ chuyên khoa về bệnh tiểu đường đánh giá cao việc bệnh nhân tích cực vận động, ăn uống lành mạnh trong việc ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh nên vận động vừa phải, nhẹ nhàng với thời gian trung bình không quá 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Nhờ vận động các cơ quan trong cơ thể, mỡ thừa được đào thải, ngăn ngừa tình trạng trữ mỡ máu và giúp ổn định huyết áp. Hơn nữa, nó còn giúp Insulin hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, ăn uống lành mạnh, khoa học cũng là biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Người bệnh vẫn nên đa dạng bữa ăn hàng ngày, không nên ăn uống kiêng khem quá mức. Các nhóm thực phẩm gồm chất bột, chất đạm, chất béo và chất xơ theo tỷ lệ:
- 1/2 bữa ăn là trái cây tươi ít ngọt và rau củ quả nhiều chất xơ.
- 1/4 ngũ cốc nguyên vở như gạo lứt, vừng,....
- 1/4 là thịt nạc và các loại chất béo có lợi.
Người bị tiểu đường vẫn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
3.2 Kiểm soát các bệnh lý nền
Nhiều người bệnh tiểu đường có thể mắc thêm một số bệnh lý kèm theo. Vì thế, kiểm soát tốt những bệnh lý này rất cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng trở nặng.
Đặc biệt, với bệnh nhân bị mỡ máu, cao huyết áp hoặc các bệnh lý nền liên quan đến thận cần thảo luận với bác sĩ điều trị để có phương án xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc hỗ trợ tim mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ đường huyết để kiểm soát bệnh lý nền nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong tương lai.
3.3 Điều trị bệnh tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc
TheoCEO của Miraicare - Nguyễn Việt Tiến: Cơ chế hoạt động của tế bào gốc đối với bệnh tiểu đường chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1:Đối với các trường hợp tuyến Tụy bị tổn thương/ suy yếu thì Tế Bào Gốc sẽ tái tạo và thay thế các tế bào tổn thương, giúp cải thiện/ phục hồi chức năng tuyến Tụy, giúp cho Insulin được tiết ra nhiều hơn để ổn định lượng đường trong máu.
Trường hợp 2: Đối với tình trạng kháng Insulin thì Tế Bào Gốc giúp phục hồi chức năng đáp ứng Insulin của các mô, tăng khả năng chuyển hóa đường trong máu, từ đó kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng tiểu đường.
Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc khá mới nhưng mang lại hiệu quả tốt
4. Tổng kết
Mong rằng với những thông tinMirai Carechia sẻ trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu. Đồng thời, nắm được các triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi Mirai Care thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến sức khỏe mỗi ngày nhé!
Tài liệu tham khảo:
- Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc - https://tamanhhospital.vn
- Life expectancy and survival analysis of patients with diabetes compared to the non diabetic population in Bulgaria - https://www.ncbi.nlm.nih.gov/
Bài viết phổ biến khác