phone

Ứng dụng của tế bào gốc trong hỗ trợ điều trị tiểu đường

Ứng dụng của tế bào gốc trong hỗ trợ điều trị tiểu đường

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Các nghiên cứu mới đây cho thấy 7,3% dân số Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường, nghiêm trọng hơn, tần suất mắc bệnh đang gia tăng rất nhanh. Trước tình trạng này, hàng loạt phương pháp điều trị đã được nghiên cứu và phát triển với mong muốn có thể điều trị tiểu đường hiệu quả hoặc làm giảm các biến chứng tiểu đường. Một trong những phương pháp tiềm năng hơn cả chính là việc sử dụng tế bào gốc. 

Vậy tế bào gốc là gì, ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tiểu đường như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Tổng quan bệnh tiểu đường

1.1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, chủ yếu xuất hiện khi nồng độ insulin (một hoạt chất đóng vai trò kiểm soát tiểu đường) trong cơ thể không ổn định, dẫn đến tăng đường huyết. Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát và theo dõi đều đặn, người bị bệnh tiểu đường có thể đảm bảo bệnh tình của mình được duy trì ở mức an toàn, tương tự như người bình thường.

1.2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường là do trình trạng không ổn định insulin trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường cũng liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.Glucose là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bạn, vì nó cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt là não bộ. Glucose có thể được cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm bạn ăn, và cũng được tổng hợp và lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen.

Khi biếng ăn hay cơ thể không hấp thụ đủ khiến cho nồng độ glucose trong máu suy giảm, lúc này gan ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu. Sau đó, glucose được máu vận chuyển đến các mô để cung cấp năng lượng cho các tế bào.

Mặc dù glucose là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, các tế bào không thể hấp thụ glucose trực tiếp. Để giúp glucose được hấp thụ vào các tế bào, cần có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Insulin cho phép glucose được hấp thụ vào các tế bào, từ đó giảm nồng độ glucose trong máu. Sau khi nồng độ đường huyết giảm, tuyến tụy sẽ giảm sản xuất insulin. Tuy nhiên, nếu sự cân bằng này bị mất và kéo dài trong thời gian dài, nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên.

1.3. Các loại bệnh tiểu đường thường gặp

Có ba loại bệnh tiểu đường bao gồm: Tiểu đường loại 1 (trước đây thường được gọi là tiểu đường phụ thuộc vào insulin), Tiểu đường loại 2 (trước đây còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc vào insulin), và Tiểu đường thai kỳ (còn được gọi là tiểu đường loại 3).

Nội dung

Tiểu đường tuýp 1 

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường thai kỳ

Mô tả

Là sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Khi cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường (còn gọi là kháng Insulin).

Là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. 

Nguyên nhân

Do sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.

Tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin của cơ thể.

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến cơ thể khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn.

Đối tượng mắc bệnh

• Lứa tuổi thiếu niên và ngày càng trẻ hóa.

Thường xuất hiện ở:

•  Người cao tuổi.

• Người trong tình trạng thừa cân, béo phì.

• Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu.

Người cao huyết áp.

Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 - 28.

 

1.4. Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới cuộc sống sinh hoạt

Người bệnh bị tiểu đường giờ đây phải tuân thủ một chế độ ăn uống hạn chế hơn so với trước đây, khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng và lo lắng về việc tiêu thụ thực phẩm và tăng đường huyết. Điều này dần dần làm mất tự tin và ngại tham gia các sự kiện xã hội. 

Những triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, tiểu nhiều, mờ mắt, tê ngứa tay chân, hoa mắt chóng mặt… cũng gây khó khăn cho cuộc sống và công việc của họ. Mệt mỏi dẫn đến sự khó khăn trong việc chăm sóc gia đình, kiếm tiền và cảm thấy gánh nặng cho gia đình. Họ cũng dễ cáu gắt và trở nên tách biệt với người thân và bạn bè. Tinh thần của họ bị bứt rứt và khó chịu.

1.5. Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý liên quan đến chức năng đường huyết và sự trao đổi chất. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm:

  • Biến chứng thần kinh: Bệnh tiểu đường có thể gây ra thiếu máu thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. 
  • Biến chứng thị lực: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mắt và gây ra các vấn đề về thị lực, bao gồm viêm võng mạc, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể và đột quỵ mạch máu.
  • Biến chứng tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh tăng huyết áp.
  • Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về chức năng thận và dẫn đến suy thận hoặc thậm chí là suy thận mãn tính.
  • Biến chứng động mạch: Bệnh tiểu đường có thể làm tắc nghẽn hoặc hình thành các cục máu đông trong động mạch, dẫn đến bệnh tai biến hoặc bệnh cục bộ động mạch.
  • Biến chứng đường hô hấp: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bao gồm suy tim và suy phổi.
  • Biến chứng về da: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về da, bao gồm viêm da và nhiễm trùng.

2. Điều trị tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc là gì?

Cũng như một số bệnh mãn tính khác, hiện tại chưa có phương pháp đặc trị dứt điểm bệnh tiểu đường, người bệnh điều trị triệu chứng bằng cách tiêm insulin vào cơ thể để cân bằng đường huyết. Liệu pháp tế bào gốc ra đời với cơ chế bổ sung tế bào gốc vào cơ thể mang lại tiềm năng lớn trong điều trị bệnh tiểu đường.  

Cụ thể, việc bổ sung cấy các tế bào gốc mới vào trong cơ thể sẽ giúp cho các tế bào hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà không cần đến insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy).  Điều này đem lại hiệu quả to lớn cho những người bệnh tiểu đường:

  • Đối với các trường hợp tuyến Tụy bị tổn thương/ suy yếu: Tế bào gốc tái tạo & thay thế các tế bào tổn thương, giúp cải thiện/ phục hồi chức năng tuyến Tụy, giúp cho Insulin được tiết ra nhiều hơn để ổn định lượng đường trong máu. 
  • Đối với tình trạng kháng Insulin: Tế Bào Gốc giúp phục hồi chức năng đáp ứng Insulin của các mô, tăng khả năng chuyển hóa đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng tiểu đường.

>>> Có thể bạn quan tâm điều trị bệnh tự miễn bằng tế bào gốc

3. Cơ chế điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

3.1. Tế bào gốc là gì? Chức năng của tế bào gốc?

Tế bào gốc là loại tế bào chưa biệt hóa, có khả năng tự tái tạo và phát triển thành nhiều loại tế bào khác để chữa trị hoặc thay thế các tế bào bị hư hại trong cơ thể. Các nhà khoa học đã phân loại chúng thành nhiều loại, bao gồm tế bào gốc toàn năng, tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đa năng và tế bào gốc đơn năng. Tuy nhiên, tế bào gốc đa năng là loại được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản do khả năng tự phát triển và biến hình thành nhiều loại tế bào khác.

Do khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào chuyên biệt (potency) trong cơ thể con người. Vì thế, chức năng của tế bào gốc là phục vụ như một hệ thống sửa chữa, thay thế các tế bào bị tổn thương hay tế bào chết. Vậy nên, công nghệ tế bào gốc đang được sử dụng để bổ sung, thay thế, sửa chữa cho các tế bào chức năng phát triển lệch lạc gây bệnh hoặc các tế bào đã già yếu, tổn thương nhằm điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, bệnh nan y cũng như điều trị bệnh tiểu đường. 

3.2. Hoạt động của tế bào gốc trong điều trị tiểu đường.

Cơ chế của tế bào gốc trong điều trị tiểu đường bao gồm: 

  • Biệt hóa từ tế bào gốc thành tế bào sản xuất insulin 
  • Thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào β đảo Tụy thành tế bào tuỵ trưởng thành 
  • Bảo vệ tế bào β đảo nội sinh khỏi các stress oxy hóa gây chết tế bào ·Khả năng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa
  • Cải thiện việc đề kháng insulin ở mô ngoại vi

4. Đối tượng nên sử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị tiểu đường

Hầu hết bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất đều có thể sử dụng liệu pháp tế bào gốc để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và phòng tránh biến chứng tiểu đường.

5. Ưu điểm & Hạn chế của điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

5.1. Về ưu điểm

Tế bào gốc đã được sử dụng trong điều trị tiểu đường vì khả năng hiệu quả và tiềm năng của chúng. Các tế bào gốc được truyền vào cơ thể và không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. 

Bằng cách sử dụng tế bào gốc để điều trị tiểu đường, các tế bào bệnh lý sẽ được thay thế bằng các tế bào khỏe mạnh. Điều này mang lại lợi ích là giúp kéo dài hiệu quả điều trị tiểu đường mà không cần phải thường xuyên tiêm insulin hoặc phụ thuộc vào insulin như trước đây.

5.2. Về hạn chế

Chi phí khi thực hiện tế bào gốc là khá cao do liệu pháp này yêu cầu phương pháp trị liệu cá nhân hóa và phải thực hiện ở nước ngoài. 

Một số rủi ro đã được ghi nhận bao gồm các tác dụng phụ ở phổi và đường hô hấp trên (tiêm tĩnh mạch dẫn đến các tế bào được truyền đi qua phổi). Một số hiện tượng sốt hoặc buồn nôn thoáng qua sẽ tự thuyên giảm sau khi tiêm hay truyền vào trong cơ thể.

6. Quy trình điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

6.1. Khám, tư vấn

Trước khi tiến hành điều trị bằng tế bào gốc, bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kiểm tra các chỉ số cơ thể cần thiết và đưa ra đánh giá về khả năng phù hợp với phương pháp điều trị này.

6.2. Lấy mẫu tế bào gốc

Sau khi đánh giá và xác định khả năng phù hợp với phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào gốc. Mẫu tế bào gốc có thể lấy từ tủy xương hoặc mô mỡ của bệnh nhân. Quá trình lấy mẫu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

6.3. Nuôi tế bào gốc 

Sau khi lấy mẫu tế bào gốc, các tế bào này sẽ được phân tách trong 2 giờ sau đó được nuôi trong môi trường ổn định và phù hợp để phát triển. Thông thường, quá trình nuôi tế bào kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 tuần và được tiến hành trong phòng thí nghiệm chuyên dụng.

6.4. Truyền tế bào gốc vào lại cơ thể

Sau khi các tế bào gốc đã được nuôi đủ với số lượng tối ưu, bác sĩ sẽ tiến hành truyền tế bào gốc vào lại cơ thể của bệnh nhân thông qua các phương pháp tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Quá trình truyền tế bào gốc sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

7. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải và lưu ý khi điều trị 

Một số tác dụng phụ mà cơ thể gặp phải như vấn đề ở phổi và đường hô hấp trên (tiêm tĩnh mạch dẫn đến các tế bào được truyền đi qua phổi). Ngoài ra, bạn có thể gặp phải hiện tượng sốt hoặc buồn nôn thoáng qua sẽ tự thuyên giảm sau khi tiêm/truyền.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị này, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thực hiện phương pháp điều trị bằng tế bào gốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chỉ thực hiện tại các cơ sở y tế đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.
  • Tuân thủ đúng quy trình vệ sinh và tiêm chích để tránh nhiễm trùng.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến trình điều trị và phát hiện sớm các tác dụng phụ có thể xảy ra. Báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng phản ứng dị ứng nào xảy ra.

8. Chi phí ghép tế bào gốc chữa tiểu đường

Theo thống kê, chi phí để thực hiện phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc cao hơn khá nhiều so với điều trị thông thường. Mức phí này cũng không cố định mà sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ phát triển của bệnh lý, cơ sở y tế, dịch vụ y tế mà bệnh nhân sử dụng và nhiều yếu tố khác.

9. Tư vấn điều trị tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc tại Nhật Bản

Tế bào gốc là một trong những thành tựu y học đáng kinh ngạc trong thế kỷ vừa qua và được nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ tại Nhật Bản. Thành tựu trên cũng đã được vinh danh với hai giải Nobel Y học cho những nghiên cứu vượt trội về công nghệ tế bào. Vì vậy, việc thực hiện phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc tại Nhật Bản sẽ giúp bệnh nhân tiếp cận với các trung tâm y tế và các chuyên gia y tế hàng đầu trong lĩnh vực này.

Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ y tế, bao gồm cả tế bào gốc. Vì vậy, các trung tâm y tế tại Nhật Bản được trang bị các thiết bị hiện đại và các phương pháp điều trị tiên tiến, giúp bệnh nhân có được một trải nghiệm điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, Nhật Bản có các quy định chặt chẽ về việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường. Các quy trình được thực hiện một cách an toàn và có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y tế.

Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc, thì việc thực hiện tại Nhật Bản có thể là một sự lựa chọn tốt cho bạn.

Tổng kết:

Nhờ có nhiều tín hiệu khả quan trong việc điều trị tiểu đường, phương pháp tế bào gốc được kỳ vọng sẽ chữa trị hiệu quả căn bệnh tình trạng tiểu đường ở người bệnh.

Dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học ở Nhật Bản, phương pháp tế bào gốc chính là điểm sáng trong điều trị tiểu đường với hy vọng cứu chữa cho hàng triệu người bệnh.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống