phone

Bệnh ung thư gan có lây không? Giải đáp cùng Mirai Care

Bệnh ung thư gan có lây không? Giải đáp cùng Mirai Care

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Koichi Tanaka Tổng giám đốc Viện nghiên cứu sáng chế y học Tanaka

Ung thư gan là một trong những căn bệnh ung thư có diễn biến nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy nên nhiều người băn khoăn liệu bệnh ung thư gan có lây không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mirai Care giải đáp vấn đề này, từ đó có phương pháp đồng hành và chia sẻ cùng với người mắc ung thư gan. 

1. Bệnh ung thư gan có lây không?

Ung thư gan không phải căn bệnh lây nhiễm như bệnh do virus thông thường. Theo đó, ung thư gan không lây qua các con đường như:

  • Nước bọt (ăn uống, đánh răng, hôn, nói chuyện,...)
  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
  • Đường máu 
  • Đường hô hấp 

Nhìn chung, đây không phải căn bệnh lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Các tế bào ung thư của người bệnh cũng không thể sinh sống trong cơ thể người khác. Cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tìm và tiêu diệt tế bào lạ, bao gồm cả tế bào ung thư. 

Nhiều người khi chưa tìm hiểu kỹ về ung thư gan có lây không, ung thư gan có lây qua đường ăn uống không, ung thư gan có lây qua đường hô hấp không đã hiểu nhầm căn bệnh này có thể lây lan. Dẫn đến sự xa lánh khi tiếp xúc bệnh nhân ung thư gan. Vậy nên, từ giờ bạn có thể an tâm chăm sóc người mắc ung thư gan nhé. 

Ung thư gan không lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường

Ung thư gan không lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường

2. Ung thư gan có thể lây qua đường nào?

Mặc dù ung thư gan là căn bệnh không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể truyền cho người khác. Cụ thể như sau: 

2.1 Truyền máu

Ung thư gan có lây qua đường máu không được rất nhiều người quan tâm. Nếu như các bệnh như HIV, AIDS, viêm gan B, giang mai, sốt rét,... có thể lây qua đường máu thì ung thư gan không truyền nhiễm qua con đường này. 

Kết luận này đã được chứng minh bởi các nhà khoa học ở Pháp, với một nghiên cứu kéo dài 5 năm dựa trên dữ liệu hiến máu của những bệnh nhân mắc ung thư gan. 

2.2 Từ mẹ sang con

Tế bào ung thư gan từ mẹ có thể xâm lấn tế bào thai nhi. Tuy nhiên, hầu như thai nhi có khả năng đào thải những tế bào lạ này ra khỏi cơ thể. Ước tính tỷ lệ lây truyền ung thư từ mẹ sang con là 0,000005%, tức là khả năng này rất rất thấp. 

Ung thư gan có thể lây qua con đường từ mẹ sang con

Ung thư gan có thể lây qua con đường từ mẹ sang con

2.3 Quan hệ tình dục

Bệnh ung thư gan có lây không nếu bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn? Như ở trên, Mirau Care đã chia sẻ với bạn rằng căn bệnh này không lây qua con đường tiếp xúc thông thường, bao gồm quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, nếu bạn mang trong mình virus viêm gan B, viêm gan C có thể tiến triển thành ung thư gan thì căn bệnh này có thể lây qua đường tình dục. 

2.4 Di truyền 

Theo nhiều thống kê số ca mắc ung thư gan thì tỷ lệ ung thư gan do di truyền chiếm 10%. Như vậy có nghĩa là, ung thư gan có thể lây qua con đường di truyền. Nếu nhà bạn có người thân ruột thịt bị căn bệnh này thì bạn cũng nên đi khám sàng lọc thường xuyên. 

2.5 Khi cấy ghép nội tạng của người nhiễm bệnh

Hệ thống miễn dịch cơ thể có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, đặc biệt là các tế bào từ cơ thể người khác xâm nhập vào chúng ta. Tuy nhiên, ung thư gan được đánh giá là rất khó để lây truyền qua người khác qua con đường cây ghép nội tạng. 

Bởi vì để thực hiện quá trình này, nội tạng của người hiến phải trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo khỏe mạnh và tương thích với cơ thể người bệnh.

Ung thư gan không lây qua con đường ghép nội tạng

Ung thư gan không lây qua con đường ghép nội tạng

3. Ai có nguy cơ mắc ung thư gan? 

Việc tìm hiểu xem ai có nguy cơ mắc ung thư gan chắc hẳn là điều mà nhiều người quan tâm khi bắn khoăn bệnh ung thư gan có lây không. Theo các bác sĩ, ai cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư gan, đặc biệt là nhóm đối tượng sau:

  • Người có tiền sử bị viêm gan B và viêm gan C. Những đối tượng này sẽ có nguy cơ bị ung thư gan lớn gấp 200 lần so với người thường. 
  • Người bị xơ gan: Ung thư gan là một biến chứng nguy hiểm của xơ gan. Chính vì vậy, người bị xơ gan cần tuân thủ pháp đồ điều trị nghiêm ngặt.
  • Người hay uống rượu bia: Gan phải hoạt động thường xuyên, quá mức dẫn đến tổn thương và ung thư gan. 
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất. 

4. Nên làm gì khi bị ung thư gan?

Nếu bạn không may bị ung thư gan, dưới đây là những phương pháp hữu ích giúp bạn cải thiện sức khỏe và kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư:

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến ngày nay

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến ngày nay

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan. Đây là phương pháp điều trị ung thư gan hiệu quả nhất khi chức năng gan còn khỏe mạnh và khối u chưa quá lớn.
  • Phẫu thuật ghép gan: Đây là phương pháp có khả năng điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, ghép gan có chi phí tốn kém và đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Ngoài ra, ghép gan có khả năng dẫn đến những nguy cơ như mắc các bệnh ung thư không liên quan, cơ chế đào thải dị vật ra khỏi cơ thể,...
  • Xạ trị, hóa trị
  • Liệu pháp miễn dịch: Đây là một phương pháp tiên tiến hiện nay. Cơ chế của phương pháp này là kích thích hệ thống miễn dịch nhằm phát hiện và loại bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. 
  • Chăm sóc giảm nhẹ nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh ung thư gan. 
  • Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. 

5. Cách phòng ngừa ung thư gan

Dưới đây là cách phòng ngừa ung thư gan được các chuyên gia khuyến cáo:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và lối sống khoa học, lành mạnh. Đây là một cách phòng bệnh hữu hiệu và dễ thực hiện. 
  • Không ăn thực phẩm ôi thiu, nấm mốc vì chúng chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm cho gan. 
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B và viêm gan C. Đây là 2 căn bệnh có nguy cơ biến chứng thành ung thư gan. 
  • Hạn chế rượu bia tối đa. Theo các chuyên gia, nam giới nên uống 2 đơn vị cồn một ngày và nữ giới nên uống 1 đơn vị cồn một ngày. 
  • Đi khám sức khỏe thường xuyên và tầm soát ung thư gan đều đặn để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. 

Trên đây là những giải đáp xoay việc bệnh ung thư gan có lây không. Công ty cổ phần Mirai Care hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rằng đây là căn bệnh không lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường. Từ đó, Mirai Care có thể giúp bạn thoải mái tâm lý khi chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân ung thư gan, cũng như có biện pháp ngòng ngừa bệnh tốt nhất.