phone

Vạch trần 11 nguyên nhân gây ung thư gan cho người Việt Nam

Vạch trần 11 nguyên nhân gây ung thư gan cho người Việt Nam

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Koichi Tanaka Tổng giám đốc Viện nghiên cứu sáng chế y học Tanaka

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và ngày càng gia tăng trên thế giới. Hiểu rõ nguyên nhân ung thư gan là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ đi sâu vào phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân ung thư gan mắc 25.000 ca mới mỗi năm

Ung thư gan là tình trạng gan xuất hiện các tế bào u ác tính và phát triển nhanh mất kiểm soát phá hủy gan, gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của bộ phận này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư gan, điển hình phải kể đến:

1.1 Nhiễm virus viêm gan B (HBV)

Một trong những nguyên nhân ung thư gan thường gặp nhất chính là nhiễm virus viêm gan B (HBV). Có tới 80% trường hợp bị ung thư gan trên thế giới và 70% người mắc ung thư gan tại Việt Nam do HBV gây ra. Theo ước tính, mỗi năm có tới 0.5% số người bị viêm gan B mãn tính phát triển lên thành ung thư gan.

1.2 Nhiễm virus viêm gan C (HCV) 

Tương tự virus viêm gan B, nhiễm virus viêm gan C (HCV) cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan. Theo thống kê, có tới 80% người mắc ung thư gan xuất hiện kháng nguyên HbSAg dương tính. Nếu cùng lúc bị nhiễm cả HBV và HCV thì nguy cơ bị viêm gan mạn tính, ung thư gan và xơ gan cao hơn bình thường. 

HCV và HBV được xác định lây từ người sang người qua đường tình dục, máu và tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp lây từ mẹ sang con. 

Nhiễm virus viêm gan C (HCV) là nguyên nhân ung thư gan

Nhiễm virus viêm gan C (HCV) là nguyên nhân ung thư gan

1.3 Xơ gan

Các tế bào trong mô gan tổn thương và để lại sẹo dần phát triển thành xơ gan. Lúc này, gan không thể hoạt động bình thường và xuất hiện nhiều biến chứng, trong đó có ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ung thư gan hiện là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân xơ gan. 

Theo kết quả nghiên cứu "Ung thư biểu mô tế bào gan trong xơ gan: tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ" của khoa Tiêu hóa, Đại học Verona (Ý) công bố ở thư viện Y khoa Hoa Kỳ, trong 5 năm, tỷ lệ người mắc ung thư biểu mô tế bào gan từ xơ gan kèm nhiễm virus viêm gan C ở Nhật Bản là 30%, gấp đôi các quốc gia phương Tây. Trong khi, nguy cơ ung thư gan khi bị xơ gan kèm nhiễm virus viêm gan B Là 15% ở vùng tỷ lệ bệnh cao và 10% ở phương Tây. 

1.4 Uống nhiều rượu

Mặc dù không là nguyên nhân ung thư gan trực tiếp nhưng tiêu thụ rượu bia quá mức trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến gan tổn thương, xơ gan dần dần phát triển thành ung thư gan. Chính vì thế, nghiện rượu làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư gan, chiếm tới 15% trường hợp virus viêm gan C. 

1.5 Aflatoxin B1

Người bị nhiễm viêm gan B hoặc C khi ăn thực phẩm bị mốc chứa aflatoxin B1 thì nguy cơ phát triển ung thư gan sẽ tăng cao. Được biết, aflatoxin là chất độc hại từ một loại nấm mốc thuộc giống Aspergillus có trong những thực phẩm mốc, không bảo quản đúng cách như ngô, gạo, lúa mì, lạc,.... 

1.6 Hút thuốc lá

Không chỉ có hại cho phổi, hút thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân ra nhiều bệnh ung thư khác, trong đó có ung thư gan. Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày và số năm hút thuốc. 

Thường người hút thuốc lá trong quá khứ (đã bỏ thuốc) nguy cơ bị ung thư gan thấp hơn người đang thấp. Tuy nhiên, cả 2 nhóm trên đều có khả năng bị bệnh cao hơn nhiều so với người không hút thuốc.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá hút mỗi ngày

Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá hút mỗi ngày

1.7 Nhiễm sắc tố sắt mô di truyền 

Nhiễm sắc tố sắt mô di truyền (Hemochromatosis) là một rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thụ và lưu trữ quá nhiều sắt. Đây là một trong những nguyên nhân ung thư gan khá phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu, lượng sắt dư thừa có thể tích tụ trong các mô và cơ quan, gây ra tổn thương và dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư gan.

1.8 Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin

Trẻ sơ sinh thiếu hụt alpha-1 antitrypsin sẽ không có biểu hiện vàng da và viêm gan nhưng đến tuổi dậy thì sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường nhẹ về gan. Ở người trưởng thành, thiếu hụt alpha-1 antitrypsin có thể gây ra hội chứng suy tế bào gan nhẹ hoặc nặng, từ đó dẫn đến mắc xơ gan hoặc các bệnh lý gan mạn tính, ung thư gan. 

1.9 Bệnh dự trữ glycogen

Bệnh dự trữ Glycogen cũng là một trong những nguyên nhân ung thư gan.  Glycogen dư thừa có thể dẫn đến xơ gan, là tình trạng gan bị sẹo và cứng lại. Xơ gan là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư gan.

1.10 Rối loạn chuyển hóa porphyrin da muộn

Rối loạn chuyển hóa porphyrin da muộn (PCT) là một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất heme, một phân tử quan trọng trong hồng cầu. PCT khiến cơ thể tích tụ porphyrin, dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tổn thương gan. Theo ước tính, có khoảng 20% bệnh nhân PCT không được điều trị sớm sẽ phát triển thành ung thư gan. 

Rối loạn chuyển hóa porphyrin da muộn (PCT) gây tổn thương gan 

Rối loạn chuyển hóa porphyrin da muộn (PCT) gây tổn thương gan 

1.11 Bệnh Wilson

Gan của người mắc bệnh Wilson không giải phóng đồng vào mật như thường gây tích tụ đồng trong gan. Sau khi bị tổn thương vượt ngưỡng, gan sẽ giải phóng đồng trực tiếp vào máu, mang đồng đi khắp cơ thể. Từ đó, dẫn đến tổn thương thận, não, mắt và gây ung thư gan. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh Wilson có thể dẫn đến tử vong. 

2. Ung thư gan có nguy hiểm không?

Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, chỉ sau ung thư phổi. Bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng sau: 

2.1 Cơ thể thiếu máu

Một trong những biến chứng phổ biến của ung thư gan chính là cơ thể thiếu máu. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do thiếu các yếu tố đông bóng khiến chảy máu mất kiểm soát. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, choáng váng, da xanh xao và tim đập nhanh.

2.2 Tắc nghẽn ống dẫn mật

Các ống dẫn là "con đường" vận chuyển mật tạo ra trong gan về túi mật đến ruột non. Khối u gan hoặc u ống mật có thể phát triển trong ống dẫn hoặc gần đó gây tắc nghẽn ống mật. Khi tắc nghẽn, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều cơn đau ở vùng bụng trên bên phải kèm buồn nôn, nôn, ngứa và vàng da.

2.3 Chảy máu

Gan giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các protein giúp máu đông. Khi gan bị tổn thương do tế bào ung thư, các protein đông máu không còn được sản xuất đủ số lượng dẫn tới xuất huyết, gây ra tình trạng thiếu máu. Dấu hiệu đầu tiên của biến chứng này là chảy máu khi đánh răng hoặc thường xuyên chảy máu cam, nặng hơn có thể xuất huyết nội tạng.

Ung thư gan gây thiếu máu, dấu hiệu của biến chứng này là chảy máu chân răng

Ung thư gan gây thiếu máu, dấu hiệu của biến chứng này là chảy máu chân răng

2.3 Giãn tĩnh mạch thực quản

Ung thư gan cũng là nguyên nhân khiến máu khó lưu thông qua các tĩnh mạch nhỏ ở thực quản về tĩnh mạch lớn, lâu ngày gây giãn tĩnh mạch. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản, không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Hơn nữa, biến chứng nãy có có khả năng xảy ra ở cả ruột và dạ dày. 

2.4 Hội chứng gan thận

Hội chứng này xảy ra do ung thư gan biến chứng sang thận. Những thay đổi trong mạch máu khiến lượng máu đến thận bị suy giảm. Theo ước tính của các chuyên gia, 40% người bị xơ gan sẽ phát triển hội chứng này trong vòng 5 năm và những ai không may bị hội chứng này đều không thể phục hồi trừ khi tiến hành ghép gan. 

2.5 Bệnh não gan

Gan bị tổn thương, mất khả năng loại bỏ độc tố khiến chúng di chuyển đến não gây mất trí nhớ, thay đổi tính cách, lú lẫn và mất phương hướng. Mức độ nặng nhẹ của bệnh não gan tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của khối u gan. 

Bệnh não gan nặng hay nhẹ tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của khối u gan

Bệnh não gan nặng hay nhẹ tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của khối u gan

3. Cách phòng ngừa ung thư gan

Mặc dù không thể ngăn ngừa tuyệt đối ung thư gan nhưng việc thực hiện phòng tránh đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Một vài biện pháp phòng bệnh ung thư gan hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

3.1 Tiêm vacxin viêm gan B

Bất kỳ độ tuổi nào cũng nên tiêm vắc xin viêm gan B để phòng bệnh. Trẻ sơ sinh nên tiêm trong 24h đầu sau sinh, còn trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B thì phải tiêm thêm 1 mũi huyết thanh phòng bệnh. Sau đó, trẻ phải tiêm nhắc thêm 3 mũi nữa trong vòng 1 năm kể từ mũi đầu tiên để đạt hiệu quả phòng ngừa tối ưu.

Với người lớn, đặc biệt nhóm người có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao như người lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, nghiện thuốc lá, rượu bia,... cần được chủng ngừa. Nhóm này phải tiêm đủ 3 mũi trong vòng 6 tháng. 

3.2 Điều trị nhiễm viêm gan B mạn tính

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì viêm gan B mạn tính sẽ nhanh chóng dẫn đến xơ gan, từ đó tiến triển thành bệnh ung thư. Người bệnh nên cân nhắc xét nghiệm sàng lọc và chữa trị sớm trước khi các biến chứng nặng hơn. 

Các lựa chọn điều trị cho những người bị nhiễm HBV mạn tính bao gồm liệu pháp tương tự interferon và nucleos(t)ide. Những phương pháp điều trị này có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư gan.

Phòng ngừa ung thư gan bằng cách điều trị viêm gan B mạn tính

Phòng ngừa ung thư gan bằng cách điều trị viêm gan B mạn tính

3.3 Lối sống khoa học, tích cực

Ngoài 2 cách trên, bạn nên xây dựng lối sống khoa học, tích cực để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan gây ung thư: 

  • Tập thể dục thường xuyên:Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... ít nhất 30 phút mỗi ngày. Dần dần tăng cường độ tập theo thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 
  • Ăn uống hợp lý:Nên hạn chế các thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm aflatoxin B1 như đậu phộng (lạc), bơ lạc, ngô,... bởi aflatoxin B1 là một trong các nguyên nhân ung thư gan phổ biến. Thay vào đó, bạn nên bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin, khoáng chất vào thực đơn để cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. 
  • Ngủ đủ giấc:Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Đồng thời, duy trì thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày để cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học tự nhiên, tốt cho sức khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái:Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan. Bạn có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, nghe nhạc,... để giảm căng thẳng. 
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá:Đây đều là những nguyên nhân chính gây tổn thương gan vì thế, bạn nên cai thuốc, hạn chế rượu bia hoặc cai hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc ung thư gan, phổi,....

Tổng kết

Trên đây là chi tiết các nguyên nhân ung thư gan cũng như biến chứng của bệnh lý này. Mong rằng, qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của ung thư gan, từ đó thay đổi lối sống tích cực và áp dụng biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn. Đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin về sức khỏe giá trị nhé

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi