Bệnh viện Đại học Kyoto- Sử dụng tế bào đa năng cảm ứng iPS điều trị tổn thương, khiếm khuyết mô sụn
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Mô sụn được tạo ra nhờ sử dụng tế bào iPS (Hình ảnh cung cấp từ Đại học Kyoto)
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kyoto và đại học Saga trước ngày 10/06/2023 vừa qua đã công bố thành công trong việc tạo mô sụn từ tế bào iPS. Khi làm cho các cụm tế bào sụn gắn chặt với nhau chúng sẽ hợp nhất sau vài ngày, do đó trong tương lai có thể điều trị những tổn thương nghiêm trọng ở các mô sụn. Sụn bị tổn thương là nguyên nhân khiến cho khớp bị đau và rất khó để hồi phục lại.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một loại tế bào gốc- tế bào gốc trung mô có khả năng biệt hóa thành xương và sụn từ tế bào đa năng cảm ứng iPS. Bằng cách bổ sung một loại chất đặc biệt vào tế bào gốc trung mô và khiến cho các tế bào này từng bước biệt hóa thành mô sụn.
Tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch và quan sát trong vòng 8 tuần. Thấy các mô có tính chất sụn duy trì, không bị vôi hóa thành xương. Nhóm nghiên cứu tin rằng với phương pháp mới này có thể tạo ra số lượng lớn và ổn định mô sụn từ tế bào iPS.
[Trích dẫn: Báo kinh tế Nhật Bản https://www.nikkei.com/article/DGXZQOUE101JJ0Q3A610C2000000/]
Bài viết phổ biến khác