Thành tựu của công nghệ tế bào gốc
Tác giả: Lường Nguyên Bình
Thành tựu của công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam được mong chờ mang đến nhiều hy vọng mới cho việc điều trị hiệu quả các bệnh lý nan y và cải thiện sức khỏe con người. Công nghệ tế bào gốc đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân cảm thấy hài lòng, đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân cảm thấy hài lòng, trở lại cuộc sống bình thường mà không còn lo âu về bệnh tật.
Nội dung bài viết:
1. Sử dụng tế bào gốc để chữa bại não do viêm não lần đầu tiên trên thế giới
Viêm não tự miễn là một căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm. Hệ miễn dịch của cơ thể khi đó tấn công nhầm tế bào hay mô khỏe mạnh trong não và tủy sống. Điều này gây ra sự thay đổi phức tạp cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Người bệnh có thể có các triệu chứng về thể chất như: co giật, suy giảm trí nhớ, tay chân yếu dần đi, mất khả năng giữ thăng bằng,.. Còn các triệu chứng về tinh thần bao gồm: rối loạn tâm thần, tăng động, ảo giác, phấn khích quá mức, …Phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch.
Tại Việt Nam, ca chữa bệnh viêm não tự miễn thành công đầu tiên nhờ tế bào gốc là 1 cháu bé 5 tuổi ở Nam Định. Ca phẫu thuật diễn ra 3 lần, được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện Vinmec. Sau khi kết thúc, cháu bé đã dần có dấu hiệu hồi phục tích cực. Bệnh nhân có thể vận động và nhận thực được như người bình thường.
Có thể nói, đây là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ tế bào gốc chữa bệnh. Bởi trên thế giới ngày nay, việc cấy ghép tế bào gốc vào não mới chỉ được thử nghiệm trên động vật.
Sự thành công lần này đã mở ra cơ hội chữa trị cho nhiều căn bệnh khác nhau: với 90% bệnh tự kỷ có thể tiến triển tốt, 80% các bệnh liên quan đến não có thể khỏi được, … Đặc biệt với trẻ em, cấy ghép tế bào gốc sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hình ảnh bé gái được chữa bại não thành công nhờ công nghệ tế bào gốc
2. Thành tựu cấy ghép tế bào gốc ở mô mỡ để chữa trị bại liệt
Đây là một trường hợp bệnh nhân 31 tuổi bị tai nạn nặng. Điều này dẫn đến việc chấn thương đốt sống vùng cổ, tứ chi mất khả năng vận động, cơ thắt không còn khả năng phản xạ và tư chủ đại tiểu tiện.
Tận dụng việc tế bào gốc có thể sửa chữa các tế bào bị tổn thương và sản sinh ra tế bào có chức năng chuyên biệt mới, bệnh nhân này đã được các bác sĩ bệnh viện Việt Đức thực hiện cấy ghép tế bào gốc tách chiết từ mô mỡ tự thân.
Kết quả là sau 3 ngày, bệnh nhân đã có cảm giác vùng cột sống thắt lưng và phản xạ tự động tủy. Sau 5 ngày, bệnh nhân đã có thể được chuyển sang phòng phục hồi chức năng.
Thành tựu của công nghệ tế bào gốc trong ca này đã mở ra một hy vọng mới trong việc chữa trị bại liệt cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bị liệt sau khi tai nạn.
Cấy ghép tế bào gốc từ mô mỡ mở ra hy vọng chữa bại liệt
3. Điều trị bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc CD34
Bệnh nhược cơ là căn bệnh khiến cho điểm nối thần kinh và cơ ở người bệnh bị ngăn cản, dẫn đến cơ suy yếu, hoặc dao động theo ngày. Ví dụ như buổi sáng cơ hoạt động tốt hơn buổi chiều, hay cơ bị suy yếu khi người bệnh vận động mạnh,...
Trường hợp bệnh nhân bị nhược cơ được điều trị thành công bằng tế bào gốc CD34 là chị Nguyễn Thị V.A. Chị là một trong 40 bệnh nhân nhược cơ được lựa chọn để điều trị bằng phương pháp này, theo báo Nhân Dân. Ca phẫu thuật được thực hiện bởi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đã thành công.
Theo Đại tá, PGS, TS Mai Văn Viện – Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại lồng ngực – Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho hay, chị đã được cấy ghép bằng tế bào gốc tinh khiết CD34. Đây là loại tế bào gốc được loại bỏ hoàn toàn yếu tố tự miễn.
Bệnh nhân được tiến hành diệt hoàn toàn tế bào gốc trong tủy xương để cơ thể không còn khả năng miễn dịch. Sau đó, các bác sĩ tiến hành đưa tế bào gốc tinh khiết CD34 vào. Sau đó, các bác sĩ đã sử dụng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt để tăng sinh tế bào gốc từ tủy xương ra máu ngoại vi. Sau đó, bệnh nhân được điều trị với phác đồ và hóa chất để tiến hành diệt tủy.
Dưới quá trình điều trị căng thẳng và tập trung, chị Nguyễn Thị V.A đã có dấu hiệu phục hồi tích cực với các cơ toàn thân đã cử động được. Thuốc hỗ trợ nhược cơ cũng được sử dụng với liều lượng ít dần đi. Ngày 29/6 chi xuất viện thành công.
Chữa trị thành công bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc
>> Tìm Hiểu Công Nghệ Tế Bào Gốc Và Ứng Dụng Trong Y Học Hiện Đại để hiểu rõ về hiệu quả kỳ vọng khi điều trị các loại bệnh mãn tính.
4. Ứng dụng của tế bào gốc trong việc điều trị bệnh
Thành tựu công nghệ tế bào gốc đã mở ra cơ hội điều trị cho các bệnh lý đó là:
- Bệnh về tim mạch: tế bào gốc có khả năng tái tạo và sản sinh ra các tế bào tim, hình thành mạch máu mới. Theo nghiên cứu từ nước ngoài, các mạch máu này có khả năng hoạt động tốt hơn các mạch máu tự nhiên.
- Bệnh về não: Ví dụ điển hình nhất là bệnh Parkinson. Bệnh này khiến cho tế bào não bị tổn thương. Khi đó, các cơ bắp không kiểm soát được cử động của mình. Cấy tế bào gốc vào não sẽ giúp chữa lãnh các tế bào chuyên biệt ở não, từ đó giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
- Bệnh về máu: Ví dụ như bệnh thiếu máu, bạch cầu, hay suy giảm miễn dịch,...
- Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân sẽ được cấy tế bào gốc ở tuyến tụy để kích thích cơ thể sản sinh ra insulin. Insulin lại làm tăng miễn dịch cho con người.
- Thu hoạch dự trữ đề phòng cho cơ thể hoặc hiến tặng: Tế bào gốc, nhất là các tế bào ngoại vi, tủy xương, hay máu cuống rốn có thể được thu hoạch đề phòng bạn bị bệnh trong tương lai. Hoặc tế bào gốc cũng có thể mang đi hiến tặng cho người bệnh phù hợp.
- Làm đẹp: Ngày nay, tế bào gốc còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp, với các sản phẩm chăm sóc da từ tế bào gốc. Với khả năng sản sinh ra tế bào da mới, công nghệ tế bào gốc giúp làn da của phái đẹp luôn trẻ hóa và tràn đầy sức sống.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các thành tựu của công nghệ tế bào gốc. Bạn hãy theo dõi Mirai Care thường xuyên để cập nhật tin tức về phương pháp chữa bệnh tiên tiến này nhé.
Bài viết phổ biến khác