phone

Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ chính xác nhất hiện nay

Table of Contents


Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Việc xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương não không chỉ giúp tăng tỷ lệ sống sót mà còn giảm thiểu nguy cơ di chứng. Bài viết sau của Mirai Care sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiệu quả hiện nay.

1. Tại sao chẩn đoán đột quỵ càng sớm càng quan trọng?

Đột quỵ là tình trạng dòng máu lên não bị gián đoạn, khiến tế bào não chết dần chỉ sau vài phút thiếu oxy. Nếu không được chẩn đoán sớm, người bệnh dễ đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề như liệt, mất ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ. Thời gian xử lý càng sớm, cơ hội sống sót và phục hồi càng cao.

Đột quỵ sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán sớm

Đột quỵ sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán sớm

Áp dụng các phương pháp chẩn đoán đột quỵ càng sớm có tác dụng giúp xác định nhanh chóng loại đột quỵ, bác sĩ có thể kịp thời đưa ra phương án điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Các kỹ thuật hiện đại như sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, lấy huyết khối,... sẽ được phát huy tối đa khi áp dụng trong “thời điểm vàng”. Việc điều trị càng muộn sẽ càng làm giảm đi khả năng phục hồi của người bệnh. 

Ngoài ra, việc phát hiện đột quỵ sớm còn có tác dụng làm giảm chi phí điều trị và gánh nặng chăm sóc lâu dài cho gia đình. Người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, việc nhận diện được yếu tố đột quỵ là một yếu tố then chốt mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. 

Chẩn đoán đột quỵ sớm để ngăn ngừa bệnh lý

Chẩn đoán đột quỵ sớm để ngăn ngừa bệnh lý

2. Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ chính xác

Y học ngày càng phát triển nên có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán đột quỵ, xác định mức độ tổn thương não. Dưới đây là các kỹ thuật phổ biến và chính xác được áp dụng, bạn có thể tham khảo thêm: 

2.1 Đánh giá lâm sàng  

Đánh giá lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ nhanh chóng nhận diện dấu hiệu đột quỵ. Thông qua quan sát các triệu chứng như liệt nửa người, méo miệng, rối loạn ngôn ngữ, mất thăng bằng, bác sĩ có thể xác định mức độ nguy cấp của người bệnh.

Khi đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, thời điểm khởi phát triệu chứng. Đây là cơ sở để bác sĩ quyết định có cần can thiệp khẩn cấp hay không và lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiếp theo.

Chẩn đoán lâm sàng là một trong các phương pháp chẩn đoán đột quỵ cần thực hiện

Chẩn đoán lâm sàng là một trong các phương pháp chẩn đoán đột quỵ cần thực hiện

2.2 Chẩn đoán hình ảnh 

Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò trọng yếu trong việc xác định loại đột quỵ như nhồi máu não hay xuất huyết não,... Việc này giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị chính xác, kịp thời để giảm nguy cơ tử vong và di chứng.

Các phương pháp hình ảnh như chụp CT, MRI, CTA/MRA cho phép đánh giá rõ cấu trúc não và mạch máu. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương và nguyên nhân gây đột quỵ.

Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò then chốt trong việc xác định đột quỵ

Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò then chốt trong việc xác định đột quỵ

2.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) là một trong các phương pháp chẩn đoán đột quỵ kỹ thuật phổ biến và được thực hiện đầu tiên khi nghi ngờ đột quỵ. Phương pháp này cho phép hiển thị hình ảnh cấu trúc não rõ ràng, giúp phát hiện nhanh tình trạng xuất huyết não, tụ máu hay u não.

Ưu điểm lớn nhất của CT Scan là tốc độ nhanh, dễ thực hiện trong cấp cứu. Nhờ đó, bác sĩ có thể phân biệt đột quỵ do nhồi máu hay xuất huyết, từ đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Chụp CT là một trong các phương pháp chẩn đoán đột quỵ có mức độ chính xác cao

Chụp CT là một trong các phương pháp chẩn đoán đột quỵ có mức độ chính xác cao

2.4 Chụp cộng hưởng từ (MRI) 

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán có độ nhạy cao, giúp phát hiện được đột quỵ ngay từ giai đoạn đầu, kể cả những tổn thương nhỏ như tổn thương mô não, nhồi máu não,... Kết quả chụp MRI rất chi tiết, rõ nét về các vùng bị tổn thương như não bộ, mạch máu và các vùng ảnh hưởng liên quan khác,...

So với các phương pháp chẩn đoán khác, chụp MRI cần nhiều thời gian hơn và có chi phí tốn kém nhưng đây lại là phương pháp cần thiết để đánh giá được mức độ tổn thương não một cách chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra được quyết định điều trị và tiên lượng phục hồi tốt hơn.

Chụp MRI là phương pháp cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương não một cách chính xác

Chụp MRI là phương pháp cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương não một cách chính xác

2.5 Chụp mạch máu não CTA/MRA

Chụp mạch máu não CTA (CT Angiography) và MRA (MR Angiography) là hai kỹ thuật hình ảnh tiên tiến giúp tái hiện chi tiết hệ thống mạch máu não. CTA sử dụng tia X và thuốc cản quang để hiển thị rõ lòng mạch máu, trong khi MRA sử dụng từ trường mạnh và sóng radio, có thể không cần dùng thuốc cản quang.

CTA và MRA cho phép bác sĩ quan sát rõ cấu trúc mạch máu não, phát hiện các trường hợp như tắc nghẽn, phình mạch, hẹp hoặc dị dạng mạch máu. Đây đều là những yếu tố gây nguy cơ đột quỵ rất cao. 

Dựa vào kết quả chụp CTA/MRA, bác sĩ dễ dàng đánh giá mức độ nguy cơ bị đột quỵ của bệnh nhân mà đây còn phương phương pháp cần thiết trong việc lập kế hoạch can thiệp nội mạch và phẫu thuật, ngăn ngừa bệnh lý tái phát.

Chụp mạch máu não để phát hiện các trường hợp bất thường

Chụp mạch máu não để phát hiện các trường hợp bất thường

2.6 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột quỵ như đường huyết, cholesterol, chức năng đông máu hay chỉ số viêm. Kết quả xét nghiệm giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng tương tự đột quỵ.

Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm máu còn hỗ trợ bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc hoặc can thiệp y tế.

Xét nghiệm máu đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến bệnh lý

Xét nghiệm máu đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến bệnh lý

2.7 Điện tâm đồ (ECG) & siêu âm tim

Điện tâm đồ (ECG) giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ – nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ do huyết khối. Đây là xét nghiệm nhanh chóng, dễ thực hiện nhưng rất quan trọng trong đánh giá nguyên nhân.

Siêu âm tim hỗ trợ phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn như hở van tim, suy tim. Kết hợp ECG và siêu âm tim giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ đột quỵ toàn diện, từ đó có hướng điều trị và dự phòng chính xác.

Điện tâm đồ (ECG) & siêu âm tim đóng vai trò trong việc xác định nguyên nhân đột quỵ

Điện tâm đồ (ECG) & siêu âm tim đóng vai trò trong việc xác định nguyên nhân đột quỵ

3. Đề phòng đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong và di chứng cao, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Phòng ngừa đột quỵ kịp thời chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân đột quỵ, có thể kể đến như: 

  • Phương pháp kiểm soát mỡ máu và huyết áp:Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp, statin kiểm soát cholesterol để ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và hẹp mạch máu não cho bệnh nhân
  • Sử dụng thuốc chống đông máu: Đối với người có nguy cơ cao, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống đông như Aspirin để phòng ngừa hình thành cục máu đông.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh:Duy trì chế độ ăn khoa học, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường – hai yếu tố hàng đầu gây đột quỵ.
  • Theo dõi và điều trị bệnh lý nền:Kiểm soát tốt các bệnh như rung nhĩ, tiểu đường, béo phì... cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Ngoài các phương pháp truyền thống, liệu pháp tế bào gốc hiện nay cũng được sử dụng rất nhiều. Đây được xem là giải pháp đột phá, mở ra cho người bệnh một hy vọng mới trong việc ngăn ngừa căn bệnh quái ác này. 

Liệu pháp tế bào gốc được áp dụng trong phòng ngừa đột quỵ

Liệu pháp tế bào gốc được áp dụng trong phòng ngừa đột quỵ

Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp sử dụng tế bào gốc tự thân hoặc từ nguồn khác để tái tạo, phục hồi mô và mạch máu tổn thương. Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, đóng vai trò sửa chữa các tế bào bị hư hại, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch não.

Khi ứng dụng trong phòng ngừa đột quỵ, tế bào gốc giúp khôi phục tính đàn hồi, ổn định thành mạch và ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, giảm viêm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.

Ưu điểm củaliệu pháp tế bào gốc đối với việc phòng ngừa đột quỵlà: 

  • Tái tạo mạch máu và mô não tổn thương: Tế bào gốc có khả năng tự sửa chữa các tế bào mạch máu bị hư hại, làm giảm nguy cơ hẹp mạch và tắc nghẽn – nguyên nhân chính gây đột quỵ.
  • Giảm viêm và ổn định hệ tim mạch: Liệu pháp này có tác dụng kiểm soát các phản ứng viêm, từ đó giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tổn thương thành mạch và hình thành cục máu đông.
  • An toàn, ít tác dụng phụ: Khi sử dụng tế bào gốc tự thân, nguy cơ đào thải hay phản ứng miễn dịch thấp hơn rất nhiều so với thuốc điều trị lâu dài.
  • Hiệu quả bền vững: Không giống như thuốc chỉ mang tính duy trì, tế bào gốc đi sâu vào cơ chế sửa chữa và phục hồi tổn thương từ gốc, giúp phòng ngừa tái phát lâu dài.
  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể: Ngoài phòng ngừa đột quỵ, liệu pháp tế bào gốc còn có tác dụng tích cực đối với nhiều cơ quan khác, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tế bào gốc có khả năng tự sửa chữa các tế bào mạch máu bị hư hại, làm giảm nguy cơ hẹp mạch

Tế bào gốc có khả năng tự sửa chữa các tế bào mạch máu bị hư hại, làm giảm nguy cơ hẹp mạch

Mirai Care tự hào là đơn vị tiên phong kết nối bệnh nhân Việt Nam với các bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản trong việc ứng dụng liệu pháp tế bào gốc phòng ngừa đột quỵ. 

Với quy trình tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ hồ sơ và phiên dịch y tế trọn gói, Mirai Care giúp người bệnh tiếp cận liệu trình điều trị chuẩn Nhật dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Đồng hành cùng Mirai Care, khách hàng không chỉ được chăm sóc sức khỏe toàn diện mà còn an tâm về chất lượng dịch vụ và hiệu quả lâu dài.

Hiểu rõ và áp dụng đúng các phương pháp chẩn đoán đột quỵ là yếu tố quyết định giúp người bệnh có cơ hội phục hồi tốt nhất. Từ đánh giá lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đến các xét nghiệm chuyên sâu, mỗi kỹ thuật đều mang lại giá trị riêng trong quá trình điều trị. Chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân một cách toàn diện.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi