phone

Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ phát triển thể chất

Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ phát triển thể chất

Table of Contents


Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện kỹ năng và sức khỏe của các bé. Những trò chơi vận động thô này không chỉ giúp trẻ cải thiện khả năng phối hợp giữa tay - chân, tăng cường cơ bắp mà còn tạo cơ hội để trẻ hòa nhập xã hội tốt hơn. Vậy, làm thế nào để chọn lựa và tổ chức các trò chơi vận động thô phù hợp cho trẻ tự kỷ? Hãy cùng Mirai Care khám phá những gợi ý hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!

1. Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ hiệu quả

1.1 Trò chơi vỗ tay

  • Mục đích: Giúp trẻ cải thiện các kỹ năng phối hợp tay và khả năng chú ý.
  • Cách chơi: Trẻ vỗ tay theo nhịp hoặc bắt chước động tác vỗ tay của người hướng dẫn. Kết hợp các bài hát năng động, vui tươi để làm tăng hứng thú cho bé.

1.2 Đứng trên đầu ngón chân

  • Mục đích: Cải thiện sự cân bằng và tăng khả năng kiểm soát cơ thể.
  • Cách chơi: Yêu cầu trẻ đứng trên đầu ngón chân và di chuyển từng bước nhẹ nhàng. Có thể biến trò chơi thành thử thách đi qua chướng ngại vật.

1.3 Uốn dẻo

  • Mục đích: Phát triển sự linh hoạt và giảm căng thẳng cơ.
  • Cách chơi: Hướng dẫn bé thực hiện các động tác như cúi người chạm đất, kéo giãn cánh tay hoặc chân. Người hướng dẫn hoặc cha mẹ nên làm mẫu và khuyến khích trẻ thực hiện theo.

Uốn dẻo giúp phát triển sự linh hoạt và giảm căng thẳng cơ

Uốn dẻo giúp phát triển sự linh hoạt và giảm căng thẳng cơ

1.4 Lăn

  • Mục đích: Phát triển nhận thức không gian và khả năng điều phối cơ thể.
  • Cách chơi: Cho trẻ lăn trên thảm mềm hoặc lăn xuống dốc nhẹ. Kết hợp với trò lăn bóng để tăng sự tương tác.

1.5 Nảy bóng

  • Mục đích: Cải thiện kỹ năng vận động tay và mắt.
  • Cách chơi: Trẻ nảy bóng bằng tay hoặc đập bóng xuống sàn. Giúp trẻ thực hiện hào hứng hơn bằng cách tổ chức các trò như giữ bóng không rơi hoặc chuyền bóng qua lại với người khác.

1.6 Kéo co

  • Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ bắp và kỹ năng hợp tác với người xung quanh.
  • Cách chơi: Chia thành các nhóm nhỏ để kéo co. Nếu chơi cá nhân, có thể hướng dẫn trẻ kéo dây với vật nặng nhẹ để tạo lực cản.

Phát triển sức mạnh cơ bắp cho trẻ tự kỷ bằng trò chơi vận động thô

Phát triển sức mạnh cơ bắp cho trẻ tự kỷ bằng trò chơi vận động thô

2.  Tầm quan trọng của vận động thô đối với trẻ tự kỷ

  • Vận động thô là gì? 

Vận động thô là các hoạt động yêu cầu sự tham gia của các nhóm cơ lớn trên cơ thể, chẳng hạn như chạy, nhảy, leo trèo, kéo, hoặc đẩy. Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và kỹ năng phối hợp của trẻ. Nó không chỉ đơn giản là hỗ trợ cải thiện vấn đề thể chất mà giúp còn thúc đẩy nhiều khía cạnh khác trong sự phát triển toàn diện.

  • Lợi ích của vận động thô đối với trẻ tự kỷ:

- Cải thiện kỹ năng vận động:Vận động thô giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp giữa các nhóm cơ lớn như tay, chân và thân, cải thiện sự cân bằng, sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Chẳng hạn, khi trẻ chơi kéo co, chúng sẽ học được cách sử dụng sức mạnh cùng lúc đó là duy trì sự thăng bằng của bản thân. Ngoài ra, khi vận động một số trò chơi đơn giản như leo trèo, chạy nhảy cũng khiến bé phát triển, tăng cường sức mạnh cơ bắp hay đơn giản chỉ là thực hiện các hoạt động hàng ngày: đi, đứng sẽ giúp trẻ giữ thăng bằng một cách tự nhiên hơn.

- Nâng cao khả năng tập trung:Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ đòi hỏi trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như ném bóng vào rổ hoặc chạy qua các chướng ngại vật. Điều này giúp bé học cách chú ý lâu hơn và nâng cao khả năng tập trung do phải chú ý vào từng giai đoạn của hoạt động. Thông qua các vận động thô, trẻ sẽ phải học cách tuân theo hướng dẫn và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra, điều này rất có ích trong việc cải thiện hành vi và kỹ năng giao tiếp xã hội.

- Cải thiện giấc ngủ:Trẻ tự kỷ thường mang một năng lượng dư thừa và khó bình tĩnh, thư giãn trước khi vào giấc ngủ. Các hoạt động vận động đơn giản khiến trẻ  giảm căng thẳng, tạo điều kiện để cơ thể mệt mỏi một cách tự nhiên, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Các vận động thô này không chỉ giúp trẻ ngủ sâu hơn mà còn cải thiện chu kỳ giấc ngủ, giúp trẻ tỉnh dậy sảng khoái và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau.

- Tăng cường hệ miễn dịch:Nhiều hoạt động vận động thô diễn ra ngoài trời, giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời và không khí trong lành, như vậy sẽ tăng cường vitamin D và cải thiện sức đề kháng. Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động như nhảy dây hay đi bộ cũng làm cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và tăng khả năng trao đổi chất, từ đó giảm nguy cơ bệnh tật.

- Phát triển kỹ năng xã hội:Các trò chơi vận động thô như kéo co, chuyền bóng là những hoạt động yêu cầu sự hợp tác với bạn bè hoặc người lớn. Thông qua các trò chơi này trẻ sẽ học cách giao tiếp, chia sẻ, và làm việc nhóm. Có cơ hội phát triển các mối quan hệ xung quanh như tình bạn cũng cảm nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh thông qua các hoạt động này. Khi trẻ thực hiện tốt một trò chơi hoặc hoàn thành một nhiệm vụ, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân của mình.

Vận động thô giúp cải thiện khả năng vận động của trẻ tự kỷ

Vận động thô giúp cải thiện khả năng vận động của trẻ tự kỷ

3. Cách lựa chọn và tổ chức trò chơi phù hợp

  • Đánh giá khả năng của trẻ

Các bậc cha mẹ hoặc người hướng dẫn hãy quan sát kỹ năng vận động hiện tại của trẻ để biết trẻ có thể thực hiện các hoạt động cơ bản nào. Ví dụ như đã biết chạy, nhảy, hoặc giữ thăng bằng hay chưa. Hoặc một số trẻ tự kỷ có thể nhanh mệt mỏi hoặc dễ mất tập trung, vì thế việc quan sát là một điều rất cần thiết, giúp lựa chọn các trò chơi phù hợp với giới hạn của từng bé cân bằng để không quá khó hoặc quá dễ, tạo điều kiện khiến trẻ cảm thấy hứng thú khi thực hiện. 

  • Tạo môi trường an toàn

Hãyđảm bảo khu vực tổ chức các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ đủ rộng để di chuyển thoải mái, tránh va chạm với các vật cản. Kiểm tra và loại bỏ các vật sắc nhọn, trơn trượt hoặc những yếu tố có thể gây thương tích cho trẻ. Nếu cần, chuẩn bị cung cấp thêm dụng cụ bảo vệ như mũ bảo hiểm, miếng lót đầu gối cho các trò chơi đòi hỏi sự vận động mạnh.

  • Tạo sự hứng thú

Đồ chơi có màu sắc rực rỡ, phát ra âm thanh hoặc có các yếu tố thú vị sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tự kỷ. Ví dụ, quả bóng phát sáng hoặc dụng cụ chơi có hình nhân vật yêu thích của trẻ. Ngoài ra, có thể kết hợp các yếu tố mới lạnhư thay đổi cách bố trí trò chơi hoặc đưa vào các thử thách nhẹ nhàng để trẻ tò mò hơn.

  • Hướng dẫn và động viên

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu các luật chơi phức tạp. Vậy nên, hãy chia nhỏ các bước và hướng dẫn các bé bằng những hành động trực quan. Đừng tiếclời khen ngợi, cử chỉ thân thiện để khuyến khích trẻ cố gắng hơn. Điều này làm trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng tham gia nhiều thử thách hơn nữa.

  • Thay đổi các hoạt động thường xuyên

Tổ chức đa dạng, có sự thay đổi giữa các trò chơi như lăn bóng, kéo co, hoặc đứng trên đầu ngón chân để trẻ không bị nhàm chán. Đặc biệt nên chú ý theo dõi xem trẻ có sở thích hay thích thú với trò chơi nào nhất để tận dụng làm nền tảng phát triển các kỹ năng khác.

Tạo sự hứng thú bằng các đồ chơi có màu sắc rực rỡ khi tổ chức các vận động thô cho trẻ tự kỷ

Tạo sự hứng thú bằng các đồ chơi có màu sắc rực rỡ khi tổ chức các vận động thô cho trẻ tự kỷ

4. Những lưu ý khi tổ chức các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ

  • Tôn trọng tốc độ của trẻ

Mỗi trẻ tự kỷ đều có nhịp độ phát triển khác nhau. Việc ép buộc trẻ phải hoàn thành các trò chơi theo yêu cầu của người lớn hoàn toàn có thể gây căng thẳng hoặc làm trẻ mất hứng thú. Hãy quan sát phản ứng của trẻ trong từng hoạt động và điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với khả năng cá nhân. Việc này tạo ra cảm giác thoải mái giúp trẻ tự tin hơn và sẵn sàng tham gia các hoạt động tiếp theo.

  • Kiên nhẫn và kiên trì

Trẻ tự kỷ có thể mất nhiều thời gian hơn để làm quen với trò chơi mới hoặc học các kỹ năng mới. Đối với vấn đề này, người lớn cần kiên nhẫn khuyến khích và hỗ trợ trẻ từng bước một. Đừng vội vàng, đừng nản lòng khi các bé không làm tốt ngay từ đầu, mà hãy tập trung vào những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các con.

  • Tạo một bầu không khí vui vẻ

Vận động trong một môi trường sôi động, tích cực giúp trẻ tự kỷ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, từ đó dễ dàng tham gia các trò chơi và cải thiện các kỹ năng hơn nữa. Có thể thêm các yếu tố thú vị vào trò chơi như âm nhạc, hay lồng ghép các món đồ chơi yêu thích của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ để tăng sự gắn kết. 

  • Hợp tác với các chuyên gia

Nếu trẻ gặp khó khăn trong khi hoạt động các vận động thô, thì việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia (như nhà trị liệu vận động, giáo viên giáo dục đặc biệt) là điều rất cần thiết. Các chuyên gia có thể đánh giá chính xác khả năng của trẻ từ đó đề xuất các hoạt động phù hợp để tối ưu hóa sự phát triển của trẻ.

Tạo bầu không khí thoải mái khi vận động cho trẻ tự kỷ

Tạo bầu không khí thoải mái khi vận động cho trẻ tự kỷ

Các trò chơi vận động thô cho trẻ tự kỷ không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là phương pháp giáo dục hiệu quả giúp trẻ tự kỷ phát triển toàn diện các kỹ năng như vận động, giao tiếp và khả năng tập trung. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp, kết hợp với đó sự kiên nhẫn và đồng hành từ gia đình và chuyên gia, sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho trẻ. Hãy bắt đầu áp dụng ngay hôm nay để mang đến cho trẻ một môi trường học tập và phát triển toàn diện hơn!

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi