Tầm quan trọng của can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: CEO Nguyễn Việt Tiến Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Miraicare
Nội dung bài viết:
Việc phát hiện và can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ kịp thời thông qua các phương pháp trị liệu sẽ giúp trẻ cải thiện giao tiếp và nâng cao kỹ năng tương tác xã hội. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu phát triển ngôn ngữ chậm, tầm quan trọng và phương pháp can thiệp hiệu quả.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ phát triển ngôn ngữ chậm
Phát hiện và can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Ở mỗi giai đoạn tình trạng chậm nói của trẻ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Một số dấu hiệu bố mẹ cần quan tâm ở trẻ như:
1.1 Theo độ tuổi
Ở từng độ tuổi, biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể:
- 6 – 12 tháng:Trẻ chưa bập bẹ hay phát ra âm thanh đơn giản như "ba-ba", "ma-ma" và ít phản ứng khi nghe người khác nói chuyện.
- 12 – 18 tháng:Chưa biết nói từ đơn, không bắt được âm thanh. Trẻ ít dùng cử chỉ để giao tiếp như vẫy tay chào hoặc chỉ tay.
- 18 – 24 tháng:Vốn từ ngữ ít hơn 50 từ, khả năng ghép từ thành câu đơn giản kém. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên sử dụng cử chỉ thay thế lời nói để giao tiếp hàng ngày.
- Trên 2 tuổi:Trẻ không nói được câu ngắn (2-3 từ), gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng và hiểu câu hỏi đơn giản về bản thân, gia đình hoặc vật dụng xung quanh.
1.2 Theo hành vi & giao tiếp
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có những biểu hiện rõ rệt trong hành vi và giao tiếp. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:
Biểu hiện trong hành vi
- Trẻ ít hoặc không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, vỗ tay,... khi giao tiếp và không phản ứng lại lời gọi của người lớn.
- Trẻ thiếu sự tò mò, không thích khám phá và tìm kiếm sự tương tác từ mọi người xung quanh.
- Thay vì dùng lời nói thể hiện ý muốn của bản thân, trẻ sẽ sử dụng hành động hoặc kêu khóc để biểu đạt điều mình muốn và thu hút sự chú ý.
Biểu hiện trong giao tiếp
- Khi giao tiếp với người lớn, trẻ không nói hoặc nói được nhưng từ ngữ ít và không phù hợp.
- Khó khăn trong việc hiểu các chỉ dẫn đơn giản, như "Đưa cho mẹ cái đó" hoặc "Chào tạm biệt".
- Khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện hoặc thay đổi chủ đề khi giao tiếp.
- Không hiểu hoặc ít hiểu các câu hỏi hoặc thông tin đơn giản về bản thân, gia đình và môi trường xung quanh.
- Ít hoặc không bắt chước âm thanh, từ ngữ hay hành động của người lớn trong giao tiếp.
Những dấu hiệu trên là những biểu hiện mà phụ huynh có thể nhận ra nếu trẻ có sự chậm phát triển ngôn ngữ. Việc nhận diện này giúp chuyên gia ngôn ngữ hoặc bác sĩ dễ dàng can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có những biểu hiện rõ rệt trong hành vi và giao tiếp
2. Tầm quan trọng của can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là quá trình hỗ trợ và điều trị trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc có dấu hiệu chậm nói ngay từ giai đoạn đầu đời. Với mỗi tình trạng trẻ, bác sĩ hoặc chuyên gia ngôn ngữ sẽ đưa ra phương pháp phù hơp.
Việc can thiệp sớm có vai trò vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
- Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp, nâng cao cách diễn đạt nhu cầu và ý tưởng và tự tin hơn trong các tương tác xã hội.
- Hỗ trợ trẻ phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và sắp xếp suy nghĩ.
- Can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giúp trang bị và cải thiện vốn từ ngữ, không ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ.
- Can thiệp sớm giúp phát hiện và xử lý các vấn đề ngôn ngữ từ giai đoạn đầu, ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề phức tạp hơn như rối loạn phát triển ngôn ngữ, tự kỷ hoặc các vấn đề học tập khác.
- Không chỉ giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ mà còn góp phần phát triển tổng thể của trẻ gồm nhận thức, tư duy logic, tự lập,....
- Trẻ phát triển ngôn ngữ tốt sẽ dễ dàng hòa nhập vào các hoạt động nhóm, trường học và môi trường cộng đồng, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
Can thiệp sớm giúp phát hiện và xử lý các vấn đề ngôn ngữ từ giai đoạn đầu
3. Phương pháp can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Tùy tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ mà phụ huynh có thể cân nhắc chọn phương pháp can thiệp phù hợp. Hiện nay, có 3 cách can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phổ biến, bố mẹ hãy cân nhắc áp dụng dựa trên mức độ chậm của con:
3.1 Tại nhà
Trong giai đoạn mới chớm nghi ngờ, bố mẹ có thể can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động thường ngày như:
- Giao tiếp hàng ngày: Kiên nhẫn nói chuyện với trẻ kể cả khi không nhận được phản hồi. Phụ huynh nên ưu tiên sử dụng từ ngữ đơn giản, lặp đi lặp lại và diễn đạt rõ ràng để trẻ dễ hiểu cũng như tiếp nhận tốt hơn.
- Sử dụng hình ảnh và đồ vật: Thu hút trẻ bằng cách dùng tranh ảnh, thẻ từ hoặc đồ vật thực tế. Khi chỉ vào đồ vật và nói tên gọi của chúng, trẻ sẽ dần dần kết nối từ ngữ với hình ảnh và sự vật.
- Kể chuyện và đọc sách: Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho trẻ, kể những câu chuyện đơn giản hoặc tự sáng tạo, ưu tiên dễ hiểu, dễ nhớ. Việc nghe và nhìn những hình ảnh minh họa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Khuyến khích trẻ phản hồi: Không chỉ trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ phản hồi lại bằng những cử chỉ, âm thanh hoặc lời nói, không nhất thiết phải hoàn chỉnh. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Chơi trò chơi tương tác: Các trò chơi như trò chơi xếp hình, lắp ghép, hoặc các trò chơi mô phỏng (play pretend) giúp trẻ học từ mới và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho trẻ, kể những câu chuyện đơn giản hoặc tự sáng tạo
3.2 Tại trung tâm can thiệp
Một trong những cách can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được đánh giá mang lại hiệu quả cao chính là đưa con đến trung tâm. Các trung tâm can thiệp sớm sẽ cung cấp một môi trường chuyên nghiệp hơn. Tại đây, những chuyên gia gồm nhà ngôn ngữ học, tâm lý học và giáo viên đặc biệt sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học để hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Một số phương pháp phổ biến tại trung tâm có thể kể đến:
- Liệu pháp ngôn ngữ: Các chuyên gia sẽ làm việc trực tiếp với trẻ thông qua các buổi trị liệu để giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, từ vựng và ngữ pháp.
- Phương pháp ABA (Phân tích hành vi ứng dụng): Đây là một phương pháp can thiệp có hiệu quả cao cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. ABA sử dụng các kỹ thuật khen thưởng và lặp lại để dạy trẻ các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
- Liệu pháp âm ngữ: Các chuyên gia âm ngữ sẽ làm việc với trẻ để cải thiện khả năng phát âm và hiểu biết về âm thanh ngôn ngữ, từ đó giúp trẻ nói rõ ràng hơn và sử dụng ngữ pháp đúng.
- Các buổi học nhóm: Trẻ sẽ tham gia vào các buổi học nhóm với các bạn khác để học cách giao tiếp, hợp tác và chia sẻ ý tưởng thông qua trò chuyện và các hoạt động nhóm.
- Cung cấp công cụ hỗ trợ: Sử dụng các công nghệ hỗ trợ, chẳng hạn như phần mềm học ngôn ngữ, ứng dụng di động, hoặc thiết bị điện tử giúp trẻ luyện tập và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
3.3 Kết hợp với liệu pháp tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc là một phương pháp can thiệp tiên tiến đang được nghiên cứu để hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển, bao gồm chậm phát triển ngôn ngữ. Các tế bào gốc có thể giúp tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh trong não, từ đó hỗ trợ cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, đây là một phương pháp còn khá mới và hiếm có đơn vị y tế nào ở Việt Nam thực hiện.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), tỷ lệ bệnh nhân thành công sau điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc đạt con số trên 90%. Hiện nay, Mirai Care là đơn vị độc quyền tư vấn và kết nối điều trị chậm phát triển ngôn ngữ ở Việt Nam bằng tế bào gốc Nhật Bản của TSRI. Mirai Care luôn hy vọng sẽ giúp các bé sớm cải thiện ngôn ngữ, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống.
Mirai Care hợp tác với TSRI kết nối bệnh nhân với liệu pháp tế bào gốc
4. Quan niệm sai khi can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Khi can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, có một số quan niệm sai lầm phổ biến mà phụ huynh và cộng đồng thường gặp phải. Dưới đây là những lỗi thường gặp và cách giải quyết:
4.1 Chờ đợi trẻ tự nói mà không được hỗ trợ kịp thời
Nhiều ba mẹ có suy nghĩ rằng "Trẻ sẽ tự nói khi đến thời điểm thích hợp" hoặc “Con trai thường nói chậm hơn con gái, cứ chờ thêm xem sao".
Tuy nhiên, chờ đợi trẻ tự nói mà không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Mặc dù mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng nhưng việc trì hoãn can thiệp có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn có thể tác động đến sự phát triển cảm xúc, xã hội, và học tập sau này.
Khi không được hỗ trợ kịp thời, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng từ ngữ, diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, từ đó dẫn đến sự tự ti, cô lập, hoặc thậm chí là hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó, việc không can thiệp đúng lúc cũng có thể làm tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, và càng khó khăn hơn khi cần can thiệp sau này.
4.2 Ép trẻ nói thay vì tạo môi trường giao tiếp tự nhiên
Việc ép trẻ phải nói trong khi chúng chưa sẵn sàng có thể tạo ra sự căng thẳng, lo âu và cảm giác bị áp lực. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ phát triển ngôn ngữ một cách không tự nhiên, hoặc thậm chí làm trẻ từ chối giao tiếp.
Thay vì ép trẻ nói, bố mẹ và người chăm sóc cần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên và thoải mái cho trẻ. Đồng thời, cung cấp cho trẻ các cơ hội giao tiếp qua các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, đọc sách, hoặc kể chuyện.
4.3 Sử dụng điện thoại, TV thay vì giao tiếp trực tiếp
Mặc dù công nghệ có thể cung cấp thông tin và giúp trẻ học một số kỹ năng, nhưng việc thay thế giao tiếp trực tiếp bằng màn hình có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội của trẻ. Việc thiếu giao tiếp thực tế sẽ hạn chế trẻ trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và khả năng hiểu ngữ cảnh giao tiếp.
Bố mẹ nên hạn chế thời gian mà trẻ tiếp xúc với màn hình, thay vào đó hãy tập trung vào giao tiếp trực tiếp. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động tương tác như chơi, đọc sách hoặc trò chuyện cùng để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cải thiện khả năng giao tiếp xã hội.
Nhiều phụ huynh lầm tưởng sử dụng điện thoại, TV sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt
4.4 Dễ nản khi trẻ có tiến bộ chậm
Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, và việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác hoặc kỳ vọng tiến bộ quá nhanh có thể gây ra cảm giác lo âu và thất vọng. Trẻ phát triển ngôn ngữ ở các tốc độ khác nhau, và sự tiến bộ chậm không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không đạt được khả năng ngôn ngữ tốt. Hãy kiên nhẫn và nhớ rằng sự phát triển ngôn ngữ là một quá trình dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Có thể thấy, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vô cùng quan trọng nhưng cần tránh những quan niệm sai lầm như ép trẻ nói, phụ thuộc vào công nghệ hoặc thiếu kiên nhẫn. Thay vào đó, bố mẹ nên tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên, khuyến khích trẻ thông qua những hoạt động thú vị và tương tác thực tế là những cách can thiệp đúng đắn, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện và tự nhiên. Hãy theo dõi Mirai Care mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bài viết phổ biến khác