Tìm hiểu về chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Người bệnh tiểu đường cần chú ý rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Do đó, thực hiện chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường là một phương pháp hiệu quả mà bạn rất nên thử. Trong bài viết này, hãy cùng Miraicare tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích và lưu ý khi thực hiện chế độ ăn ít Carb này nhé.
1. Tìm hiểu về chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường là chế độ ăn hạn chế tiêu thụ Carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày nhằm kiểm soát mức đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc khi thực hiện chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường
Nguyên tắc khi thực hiện chế độ ăn ít Carb như sau:
- Giảm Carbs tinh chế: Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các nguồn Carb tinh chế như đường, bánh mì trắng, gạo trắng, đồ ngọt,...
- Tăng cường chất xơ: Lựa chọn các nguồn Carbs giàu chất xơ như rau xanh, đậu hạt, và ngũ cốc nguyên cám giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ Carbs, từ đó hỗ trợ ổn định đường huyết.
- Tăng cường protein và chất béo lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đủ protein từ các nguồn như thịt nạc, cá, trứng, đậu hạt,... cung cấp chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt.
- Chia nhỏ bữa ăn: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm cảm lượng thực phẩm tiêu thụ.
2. Những lưu ý khi thực hiện chế độ ăn Low- Carb
Chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường giúp mang lại những lợi ích đặc biệt cho cơ thể, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả bạn nên thực hiện 3 bước sau:
- Bước 1: Hiểu rõ 4 loại Carb (Carbs đơn giản tự nhiên, Carbs tinh chế đơn giản, Carbs tự nhiên phức tạp và Carbs tinh chế phức tạp)
- Bước 2: Lựa chọn loại Carb ít ảnh hưởng xấu đến đường huyết (nên ưu tiên Carb tự nhiên)
- Bước 3: Tính toán lượng Carb theo tỷ lệ hợp ý (40% Carbohydrate lành mạnh, 20% thực phẩm giàu protein, 20% thực phẩm giàu chất béo)
Những lưu ý khi thực hiện chế độ ăn Low- Carb
Bạn cũng nên lưu ý uống đủ nước, bổ sung chất xơ và kiểm tra các chỉ số đường huyết thường xuyên để sớm có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, việc kết hợp Carbs với protein và chất béo sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose, làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, bạn cũng không cần quá gò bó phải loại bỏ tất cả Carbs mà nên sử dụng chế độ ăn ít Carb lành mạnh giàu chất xơ và dưỡng chất.
3. Phân loại các nguồn Carb phổ biến
3.1 Carbs đơn giản tự nhiên
Carbs đơn giản tự nhiên là những loại Carbohydrate có cấu trúc đơn giản, chủ yếu là đường đơn và đường đôi. Chúng thường được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như:
- Trái cây: Những loại chứa fructose (đường đơn) như táo, chuối, nho, dưa hấu,...
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Chứa lactose (đường đôi) như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, phô mai, bơ,...
- Mật ong: Mật ong tự nhiên chứa hỗn hợp các loại đường đơn như fructose và glucose. Bạn có thể sử dụng mật ong thay đường và dùng hàm lượng phù hợp mỗi ngày.
- Các loại rau củ có chứa lượng đường tự nhiên như cà rốt, củ cải đỏ, bí đỏ,...
Trong chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường, Carbs đơn giản có cấu trúc đặc biệt nên dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh vào máu giúp cung cấp năng lượng tức thời. Tuy nhiên, loại đường này cũng có thể làm tăng nhanh mức đường huyết, vì vậy bạn nên sử dụng với mức độ vừa phải và tần suất hợp lý.
Nguồn Carbs đơn giản tự nhiên
3.2 Carbs tinh chế đơn giản
Carbs tinh chế đơn giản là những Carbohydrate đã trải qua quá trình chế biến công nghiệp, trong đó các thành phần như chất xơ và dưỡng chất đã bị loại bỏ. Khi đó, các chất còn lại chủ yếu là các loại đường và tinh bột dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh vào máu. Chính vì thế, việc tiêu thụ nhiều Carbs tinh chất đơn giản có thể dẫn đến sự tăng nhanh của mức đường huyết. Một số ví dụ về Carbs tinh chế đơn giản như:
- Đường trắng: Đường sucrose thường được sử dụng trong bánh kẹo, đồ ngọt và đồ uống có đường.
- Bánh mì trắng và gạo trắng: Làm từ bột mì hoặc gạo tinh chế, đã bị loại bỏ lớp cám và mầm chỉ còn lại phần tinh bột.
- Đồ uống có ga, bánh kẹo và đồ ăn nhẹ: Chứa nhiều lượng lớn đường tinh chế và tinh bột, đặc biệt siro có hàm lượng fructose cao.
Trong chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường, Carbs tinh chế đơn giản thường cung cấp ít dưỡng chất, chúng chủ yếu là năng lượng rỗng làm tăng cân, tiểu đường, mỡ máu,....
3.3 Carbs tự nhiên phức tạp
Carbs tự nhiên phức tạp là những Carbohydrate có cấu trúc phức tạp kết hợp lại với nhau. Những loại Carbs này được tìm thấy tự nhiên trong các thực phẩm và chứa nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa. Một số thực phẩm chứa Carbs tự nhiên phức tạp như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại như gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám,....
- Rau củ có tinh bột: Khoai tây, khoai lang, ngô, bí đỏ,...
- Đậu và đậu hạt: Đậu đen, đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan,...
- Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt óc chó,...
- Rau xanh: Rau cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh,...
Carbs tự nhiên phức tạp
Trong chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường, Carbs tự nhiên phức tạp tiêu hóa chậm hơn so với Carbs đơn giản, giúp duy trì mức năng lượng ổn định và làm giảm cảm giác đói. Đồng thời, chúng cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
3.4 Carbs tinh chế phức tạp
Carbs tinh chế phức tạp là các Carbohydrate phức tạp đã qua quá trình tinh chế công nghiệp, trong đó phần lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất đã bị loại bỏ chỉ còn lại phần tinh bột. Một số thực phẩm chứa Carbs tinh chế phức tạp như:
- Bột mì tinh chế: Được sử dụng để làm bánh mì trắng, bánh ngọt, mì ống và các loại bánh kẹo khác.
- Gạo trắng, mì ống từ bột mì trắng: Gạo đã qua tinh chế để loại bỏ lớp vỏ cám và mầm.
- Bánh quy và bánh ngọt, đồ nướng công nghiệp,...
Mặc dù Carbs tinh chế phức tạp có cung cấp năng lượng nhưng chúng thường thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, việc bổ sung những thực phẩm này có thể dẫn đến tăng cân, tăng đường huyết.
4. Lợi ích của chế độ ăn ít Carbohydrate với người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường vẫn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết nên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người bệnh. Dưới đây, Miraicare đã tổng hợp một số Lợi ích của chế độ ăn ít Carbohydrate với người bệnh tiểu đường như :
Chế độ ăn ít Carbohydrate có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường
- Kiểm soát đường huyết: Việc giảm lượng Carbohydrate tiêu thụ vào cơ thể giúp giảm sự gia tăng đột ngột của glucose trong máu sau bữa ăn giúp ổn định đường huyết.
- Giảm nguy cơ biến chứng về đến tiểu đường: Bằng cách kiểm soát đường huyết tốt hơn, chế độ ăn ít Carb có thể giảm nguy cơ các biến chứng dài hạn của tiểu đường như bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh, tổn thương thận và các vấn đề về mắt.
- Giảm sự phụ thuộc vào insulin: Khi lượng Carb ít hơn, cơ thể cần ít insulin để chuyển hóa glucose giúp làm giảm lượng insulin cần sử dụng. Đối với những người bệnh tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường có thể làm tăng nhạy cảm với insulin, giúp cải thiện hiệu quả của insulin tự nhiên trong cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân: Chế độ ăn ít Carb giúp giảm cân an toàn và hiệu quả bằng cách làm giảm cảm giác đói và giảm lượng calo tiêu thụ, từ đó giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể: Một chế độ ăn ít Carb, giàu chất dinh dưỡng từ rau xanh, protein nạc và chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ kiểm soát tiểu đường mà còn góp phần vào sức khỏe tổng thể.
5. Lượng Carb tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Trong chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường, lượng Carb tối ưu vẫn chưa được xác nhận cụ thể mà còn tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính và mức độ hoạt động của người bệnh.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy sự cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu, trọng lượng cơ thể và các dấu hiệu khác khi lượng Carb bị hạn chế ở mức 20 gam mỗi ngày
Một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Richard K. Bernstein, người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Ông đã ăn 30 gram Carbs mỗi ngày và ghi nhận khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở mức tuyệt vời.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác cho thấy rằng nếu chế độ ăn kiêng rất ít Carb khoảng 70–90 gam tổng lượng Carbs, hoặc 20% lượng calo từ Carbs, cũng mang lại có hiệu quả tốt.
Lượng Carb tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường là không cố định
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), không có chế độ ăn kiêng nào phù hợp cho tất cả mọi người mắc bệnh tiểu đường. Kế hoạch bữa ăn nên được cá nhân hóa, xem xét sở thích ăn uống và mục tiêu trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, một phương pháp để tìm ra lượng Carbs lý tưởng đó là đo đường huyết bằng máy đo trước bữa ăn và đo lại 1 đến 2 giờ sau khi ăn. Theo tiêu chuẩn chăm sóc của ADA, lượng đường huyết trong 2 giờ sau bữa ăn là dưới 180 mg/d là đạt tiêu chuẩn.
6. Một ngày mẫu về bữa ăn rất ít Carb cho người mắc bệnh tiểu đường
Dưới đây là thực đơn mẫu có dưới 15 gram Carbs mỗi bữa dành cho những người đang thực hiện chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn có khả năng dung nạp Carb cao hơn hoặc thấp hơn mức này, bạn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.
Mẫu về bữa ăn rất ít Carb cho người mắc bệnh tiểu đường
Bữa sáng: Trứng và rau bina
- 3 quả trứng nấu trong bơ (1,5 gam Carbs)
- 1 chén rau bina xào (3 gram Carbs)
- 1 cốc quả mâm xôi (6 gram Carbs)
- 1 tách cà phê không đường (nếu cần thiết)
Tổng lượng Carbs tiêu hóa: 10,5 gram
Bữa trưa: Salad Cobb
- 90 gram thịt gà nấu chín
- 30 gam phô mai Roquefort (1/2 gam Carbs)
- 1 lát thịt xông khói
- 1/2 quả bơ vừa (2 gam Carbs)
- 1 cốc cà chua xắt nhỏ (5 gram Carbs)
- 1 chén rau diếp thái nhỏ (1 gram Carbs)
- dầu ô liu và giấm
Tổng lượng Carbs tiêu hóa: 12.5 gram.
Bữa tối: Cá hồi với rau
- 120 gram cá hồi nướng
- 1/2 chén bí xanh xào (3 gam Carbs)
- 1 chén nấm xào (2 gram Carbs)
- 1/2 cốc dâu tây cắt lát với 1 thìa kem tươi không đường (5 gam Carbs)
- 30 gram quả óc chó cắt nhỏ (6 gam Carbs)
Tổng lượng Carbs tiêu hóa: 19 gram
Trên đây, Miraicare đã giới thiệu đến bạn chế độ ăn ít Carb cho người bệnh tiểu đường và các lưu ý quan trọng. Đây là một phương pháp ăn uống hiệu quả giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe tổng thể nên rất phù hợp với người bị tiểu đường, do đó bạn hãy tham khảo và lựa chọn thực phẩm phù hợp nhé.
Bài viết phổ biến khác