Chứng lo âu ở trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách hỗ trợ hiệu quả

Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Chứng lo âu ở trẻ tự kỷlà một trong những vấn đề tâm lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Theo các chuyên gia tại Mirai Care, trẻ tự kỷ không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội mà còn dễ bị căng thẳng, lo lắng khi đối mặt với những thay đổi hoặc kích thích quá mức từ môi trường xung quanh. Việc hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của chứng lo âu sẽ giúp ba mẹ và người chăm sóc có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp trẻ cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn.
1. Hiểu về chứng rối loạn lo âu ở trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cũng trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi giống như trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, mức độ và nguyên nhân gây lo âu ở trẻ tự kỷ có chút khác biệt. Những tình huống tưởng chừng như bình thường với trẻ khác lại có thể trở thành nguồn căng thẳng lớn đối với các bé mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Một số yếu tố phổ biến gây chứng lo âu ở trẻ tự kỷ bao gồm:
- Sự thay đổi trong thói quen hàng ngày:Ngay cả những gián đoạn nhỏ trong sinh hoạt cũng có thể khiến trẻ cảm thấy mất kiểm soát và lo lắng.
- Tình huống xã hội không quen thuộc:Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu xã hội và giao tiếp phi ngôn ngữ, dẫn đến cảm giác căng thẳng khi đối diện với môi trường mới hoặc không thể đoán trước.
- Không hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác:Việc không thể biết người khác đang nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái bất an.
- Những cảm giác lạ trong cơ thể:Trẻ có thể cảm thấy khó chịu với những thay đổi trong cảm giác cơ thể, như nhịp tim nhanh, đau bụng hoặc căng cơ do lo âu, nhưng lại không biết cách diễn đạt hoặc giải thích chúng.
- Không được tiếp cận với sở thích đặc biệt của họ:Trẻ tự kỷ thường có những sở thích đặc biệt và dành nhiều thời gian cho những hoạt động này. Những sở thích này không chỉ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thư giãn mà còn là một cách để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngăn cản hoặc không thể tiếp cận với sở thích của mình, mức độ lo âu có thể gia tăng đáng kể.
Một số yếu tố phổ biến gây nên chứng rối loạn lo âu ở trẻ tự kỷ
2. Dấu hiệu lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ
Khi trẻ tự kỷ lo lắng hoặc bồn chồn, cách chúng thể hiện sự lo lắng có thể rất giống với những đặc điểm chung của chứng tự kỷ –kích thích, sở thích đặc biệt và chống lại những thay đổi trong thói quen.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc lo lắng của chính mình, nên chúng không phải lúc nào cũng có thể nói với bạn rằng chúng đang cảm thấy lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể nhận thấy sự gia tăng tronghành vi thách thức.
Ví dụ, đứa con lo lắng của bạn có thể:
- Gặpnhiều khó khăn hơn khi ngủ
- Cónhững cơn suy sụphoặc bộc phát cảm xúc
- Tránh hoặc rút lui khỏi các tình huống xã hội
- Làm những việc khiến bản thân bị thương, như đập đầu, gãi da hoặc cắn tay.
Những dấu hiệu của chứng lo âu ở trẻ tự kỷ
3. Tác động của rối loạn lo âu lên trẻ tự kỷ
Rối loạn lo âu không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của trẻ tự kỷ. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
3.1 Ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, học tập và sinh hoạt hàng ngày
Trẻ tự kỷ vốn đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội. Khi lo âu gia tăng, những khó khăn này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ có thể:
- Tránh giao tiếp bằng mắt, không muốn nói chuyện với người khác.
- Khó tập trung khi học tập, giảm khả năng tiếp thu kiến thức.
- Trở nên rụt rè, né tránh những tình huống xã hội, đặc biệt là những tình huống mới hoặc không quen thuộc.
- Cảm thấy căng thẳng khi thay đổi lịch trình hoặc thói quen hằng ngày, khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn.
Sự căng thẳng kéo dài có thể khiến trẻ mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, khó khăn trong việc duy trì một lối sống lành mạnh.
3.2 Gia tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi
Khi chứng lo âu ở trẻ tự kỷ không được kiểm soát, trẻ tự kỷ có thể biểu hiện nhiều rối loạn cảm xúc và hành vi tiêu cực hơn, bao gồm:
- Bùng nổ cảm xúc: Trẻ có thể la hét, khóc, hoặc có hành vi tự làm đau bản thân khi cảm thấy căng thẳng quá mức.
- Tăng các hành vi lặp lại (stimming): Khi lo lắng, trẻ có thể vỗ tay, lắc lư người, xoay vòng hoặc lặp lại một câu nói liên tục để tự xoa dịu bản thân.
- Rối loạn giấc ngủ: Lo âu có thể khiến trẻ khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm hoặc gặp ác mộng, dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày.
- Suy giảm thể chất: Một số trẻ có thể bị đau bụng, nhức đầu, buồn nôn hoặc mất cảm giác ngon miệng do lo âu kéo dài.
Tác động tiêu cực của chứng lo âu đến cuộc sống hàng ngày của trẻ
4. Phương pháp hỗ trợ giảm chứng lo âu ở trẻ tự kỷ
4.1 Xây dựng môi trường ổn định và thân thiện
Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến mức độ lo âu của trẻ tự kỷ. Vì vậy, phụ huynh và giáo viên cần:
- Tạo một không gian an toàn, hạn chế những yếu tố gây kích thích quá mức.
- Duy trì một lịch trình cố định để tránh thay đổi đột ngột, giúp trẻ cảm thấy an tâm.
- Sử dụng bảng lịch trực quan hoặc hình ảnh để giúp trẻ dễ dàng nhận biết các hoạt động trong ngày.
Khi môi trường trở nên thân thiện và ổn định, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, từ đó giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
4.2 Phương pháp điều chỉnh hành vi và tâm lý trị liệu
Liệu pháp tâm lý và các phương pháp điều chỉnh hành vi có thể giúp trẻ tự kỷ kiểm soát lo âu hiệu quả:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT):Đây là phương pháp giúp trẻ nhận diện và điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực, từ đó thay đổi hành vi một cách tích cực hơn.
- Kỹ thuật thư giãn:Bao gồm các bài tập thở sâu, bài tập cảm giác (như ôm chặt, chạm nhẹ, hoặc sử dụng đồ chơi cảm giác) giúp trẻ giải tỏa căng thẳng.
- Huấn luyện kỹ năng xã hội:Dạy trẻ cách giao tiếp và phản ứng phù hợp trong các tình huống xã hội có thể giúp giảm bớt sự lo lắng khi tiếp xúc với người khác.
Xây dựng môi trường và sử dụng các liệu pháp tâm lý
4.3 Điều trị chứng lo âu ở trẻ tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc (TBG) là một phương pháp mới, mang lại nhiều cải thiện tích cực cho hệ thần kinh của trẻ tự kỷ, giúp:
- Tăng cường khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc.
- Giảm mức độ lo âu và căng thẳng thông qua việc cải thiện chức năng thần kinh.
- Cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội.
Mirai Care là đơn vị duy nhất tại Việt Nam kết nối với Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo - Đơn vị có đầy đủ uy tín và thẩm quyền thực hiện các ca điều trị bằng tế bào gốc.
Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo đãđiều trị bệnh tự kỷ cho một trẻ 3 tuổigiúp bé cải thiện đáng kể về điều hòa cảm xúc. Và một trường hợp khác làsử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị tự kỷ cho trẻ 5 tuổivà đã thu được kết quả là tần suất xuất hiện cơn nổi giận giảm đáng kể.
Mirai Care kết nối Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo điều trị rối loạn lo âu ở trẻ tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc
4.4 Hỗ trợ từ gia đình và trường học
Gia đình và trường học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ kiểm soát lo âu:
- Dạy trẻ nhận biết cảm xúc: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ cảm xúc hoặc trò chơi để giúp trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc của mình.
- Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát lo lắng: Dạy trẻ các kỹ thuật tự xoa dịu như hít thở sâu, đếm số hoặc sử dụng đồ vật yêu thích khi căng thẳng.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ chuyên sâu: Các nghiên cứu về giáo dục đặc biệt có thể giúp thiết kế kế hoạch can thiệp phù hợp cho từng trẻ, đảm bảo trẻ nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên, chuyên gia và gia đình.
Gia đình và trường học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ
Chứng lo âu ở trẻ tự kỷ có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình nếu không được nhận diện và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, với sự thấu hiểu, kiên nhẫn và các phương pháp hỗ trợ phù hợp, Mirai Care tin rằng ba mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát lo âu, tăng cường sự tự tin và khả năng hòa nhập xã hội. Hãy đồng hành cùng con trên hành trình phát triển, giúp con có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
Bài viết phổ biến khác