Có thể giúp được gì cho trẻ bại não - Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nội dung bài viết:
Có thể giúp được gì cho trẻ bại não? Đây là câu hỏi trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh khi đối mặt với căn bệnh này. Bại não không phải là dấu chấm hết cho tương lai của trẻ, điều quan trọng là phát hiện sớm, can thiệp đúng cách và kiên trì đồng hành. Với những tiến bộ trong y học hiện đại, phục hồi chức năng và các phương pháp hỗ trợ đặc thù, trẻ bại não vẫn có thể cải thiện khả năng vận động, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Trong bài viết này,Mirai Caresẽ giúp cha mẹ hiểu rõ những cách hiệu quả nhất để hỗ trợ trẻ trong hành trình phát triển đầy thử thách nhưng cũng tràn đầy hy vọng.
1. Bại não là gì? Nguyên nhân gây ra bại não
Bại não (Cerebral Palsy) không phải là một bệnh lý bình thường, mà là thuật ngữ chỉ một nhóm rối loạn ảnh hưởng đến vận động, trương lực cơ và tư thế. Những rối loạn này là hậu quả của tổn thương não xảy ra trong quá trình phát triển sớm có thể trước, trong hoặc sau khi sinh. Bại não không tiến triển nặng thêm theo thời gian, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống nếu không được can thiệp đúng cách.
Các nguyên nhân phổ biến gây bại não bao gồm:
- Tổn thương não khi còn trong bụng mẹ:Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiễm trùng trong thai kỳ (vi rút CMV, rubella…), bất thường nhau thai, phơi nhiễm chất độc hoặc thiếu máu kéo dài.
- Thiếu oxy khi sinh:Quá trình sinh nở kéo dài hoặc gặp biến chứng (dây rốn quấn cổ, suy thai, tụt tim thai…) có thể khiến trẻ bị thiếu oxy lên não gây tổn thương nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng hoặc xuất huyết não:Một số trẻ bị nhiễm trùng nặng trong giai đoạn sơ sinh (như viêm màng não, nhiễm trùng huyết) hoặc xuất huyết não do sinh non cũng có nguy cơ cao dẫn đến bại não.
- Chấn thương sọ não sau sinh:Tổn thương do té ngã, tai nạn hoặc va đập mạnh khi đầu chưa phát triển hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến vùng não điều khiển vận động.
Thiếu oxy khi sinh có thể là nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ
2. Các loại bại não: Mức độ ảnh hưởng triệu chứng điển hình
Bại não không phải là một bệnh duy nhất mà là một tập hợp các rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, thăng bằng và tư duy. Việc phân loại bại não giúp phụ huynh dễ dàng hiểu rõ mức độ ảnh hưởng, từ đó lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp.
Dưới đây là 5 thể bại não phổ biến, được chia theo đặc điểm lâm sàng và mức độ tổn thương:
Dù ở mức độ nào, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố quan trọng giúp trẻ bại não có cơ hội phục hồi chức năng, phát triển kỹ năng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bại não được chia làm 5 thể từ thể nhẹ đến thẻ phối hợp
3. Trẻ bại não cần gì để phát triển?
Can thiệp sớm tận dụng “cửa sổ vàng” từ 06 tuổi:Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là thời kỳ não bộ còn nhiều khả năng bù trừ và thích nghi. Việc phát hiện và can thiệp sớm trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, hạn chế di chứng về vận động, nhận thức, giao tiếp sau này.
Phục hồi vận động nền tảng cho sinh hoạt hằng ngày: Thông qua vật lý trị liệu, trẻ được tập các bài vận động phù hợp nhằm:
- Tăng sự linh hoạt, kiểm soát tay chân
- Giảm co cứng cơ, hạn chế tình trạng biến dạng khớp
- Hỗ trợ giữ thăng bằng và di chuyển an toàn hơn
Phát triển ngôn ngữ & giao tiếp giúp trẻ bày tỏ mong muốn:Nhiều trẻ bại não gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc thể hiện ý nghĩ. Trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, hiểu lời nói. Đồng thời, học cách sử dụng các công cụ hỗ trợ giao tiếp (bảng ký hiệu, máy nói…). Điều này giúp các bé giảm cáu gắt do không được hiểu cũng như tăng kết nối với người thân.
Hoạt động trị liệu hướng đến tính độc lập:Trẻ sẽ được hướng dẫn làm quen với các kỹ năng tự chăm sóc bản thân như:
- Tự ăn uống, mặc quần áo
- Cầm nắm đồ vật, chơi đồ chơi phù hợp
- Tập vệ sinh cá nhân cũng giúp trẻ chủ động hơn trong cuộc sống, tự tin hòa nhập với môi trường.
Giáo dục đặc biệt hoặc hòa nhập cá nhân hóa theo khả năngtùy vào mức độ bại não, trẻ có thể theo học tại lớp hòa nhập với sự hỗ trợ của giáo viên chuyên môn. Hoặc học tại các trung tâm giáo dục đặc biệt với giáo án riêng. Mục tiêu của phương pháp này là giúp trẻ phát triển tối đa năng lực trong khả năng cá nhân của mình.
Cha mẹ nên có phương pháp can thiệp sớm từ 06 tuổi làm tăng khả năng hồi phục của con
4. Gia đình có vai trò gì trong tiến trình hồi phục?
Không chỉ là chăm sóc mà là huấn luyện:Trong quá trình hỗ trợ trẻ bại não, cha mẹ không chỉ đảm nhận vai trò chăm sóc đơn thuần mà còn là “trị liệu viên” tại gia. Việc duy trì các bài tập phục hồi, hướng dẫn kỹ năng sống và giao tiếp hằng ngày cần được thực hiện đều đặn tại nhà. Sự kiên nhẫn và nhất quán từ phụ huynh chính là yếu tố then chốt giúp trẻ tiến bộ.
Tạo môi trường kích thích đúng cách:Một môi trường sống tích cực, cân bằng giữa yêu thương và rèn luyện là điều rất quan trọng. Trẻ cần được khuyến khích thử những điều mới, nhưng không bị ép buộc hoặc tạo áp lực. Cha mẹ có thể tập cách không quá bao bọc trẻ điều này dễ gây nên sự mất động lực ở các con. Và tất nhiên không quá thúc ép như vậy sẽ rất dễ dẫn đến việc phản kháng. Hãy tạo một môi trường đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển với tâm thế thoải mái và chủ động hơn.
Ghi nhận tiến bộ nhỏ duy trì động lực:Mỗi bước tiến dù là rất nhỏ như giữ thăng bằng tốt hơn vài giây hay tự cầm thìa ăn đều là kết quả đáng quý của cả một quá trình nỗ lực. Việc cha mẹ thường xuyên ghi nhận, động viên và chia sẻ niềm vui với trẻ sẽ giúp con tự tin hơn vào bản thân, có động lực tiếp tục rèn luyện, đặc biệt hình thành tư duy tích cực, vượt qua thử thách
Đồng hành cùng chuyên gia không đơn độc:Việc phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, chuyên viên vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và giáo viên là điều không thể thiếu. Gia đình cần tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn, hiểu rõ tiến trình phục hồi và áp dụng đúng hướng dẫn tại nhà. Khi cha mẹ chủ động đồng hành cùng đội ngũ chuyên môn, hiệu quả can thiệp sẽ được nâng cao rõ rệt.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hồi phục của con
Mirai Care hy vọng với bài viết này, cha mẹ đã có cái nhìn rõ ràng hơn về câu hỏi “Có thể giúp được gì cho trẻ bại não?”. Mỗi trẻ đều có đặc điểm riêng và hoàn toàn có thể tiến bộ nếu được hỗ trợ đúng cách từ gia đình, chuyên gia và môi trường sống tích cực. Việc can thiệp sớm, sử dụng các phương pháp phục hồi phù hợp, đồng thời thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ mỗi ngày chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai. Trẻ bại não không cần thương hại các em cần sự tin tưởng, kiên nhẫn và những hành động thiết thực từ những người yêu thương mình nhất.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Bài viết phổ biến khác