Trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không? - Mirai Care giải đáp
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nội dung bài viết:
Trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được khônglà câu hỏi của nhiều phụ huynh khi con họ bị chẩn đoán mắc căn bệnh này. Bởi, bại não là một rối loạn vận động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển, phối hợp và giữ thăng bằng của trẻ. Tuy nhiên, khả năng đi lại của trẻ không hoàn toàn khép lại. Bài viết dưới đây,Mirai Caresẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên và làm rõ mức độ vận động của trẻ bại não.
1. Trẻ bị bại não có thể đi lại được không?
Theo định nghĩa y khoa, bại não (cerebral palsy) là một rối loạn thần kinh không tiến triển, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, tư thế và trường lực cơ. Mức độ ảnh hưởng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ chỉ khó khăn nhẹ khi di chuyển nhưng cũng có trẻ bị hạn chế gần như hoàn toàn khả năng vận động.
Vậy, trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không? Câu trả lời là Có nếu trẻ mắc bại não thể nhẹ, tổn thương không lan rộng và được can thiệp đúng cách. Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia, phương pháp điều trị chuyên sâu và môi trường tập luyện phù hợp, nhiều trẻ bại não sẽ hồi phục khả năng đi lại. Trẻ có thể tự đi, đi bằng nạng hoặc sử dụng khung tập đi để hỗ trợ.
Trên thực tế, một số trẻ bị bại não có thể đi muộn hơn so với mốc phát triển của trẻ bình thường. Hơn nữa, dáng đi của trẻ mắc bệnh này khá đặc trưng như đi kiễng chân, chân vòng kiềng hoặc chân dạng chữ X do ảnh hưởng bởi khả năng kiểm soát vận dụng.
Điều quan trọng, cha mẹ không nên quá lo lắng trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không. Thay vào đó, cha mẹ nên tin tưởng vào phác đồ điều trị và can thiệp phù hợp của các chuyên gia bởi nhờ đó, nhiều trẻ bại não vẫn có cuộc sống năng động, chủ động và hòa nhập tốt với cộng đồng.
Trẻ bại não có thể đi lại nếu can thiệp trị liệu đúng cách
2. Đánh giá mức độ vận động của trẻ bị bại não
Không ít phụ huynh đặt câu hỏi trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không. Như đã nêu trên, trẻ hoàn toàn có thể đi lại nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ khả năng vận động của trẻ, cha mẹ cần đánh giá dựa trên những dấu hiệu cụ thể và biểu hiện lâm sàng qua từng giai đoạn phát triển.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bại não có khả năng đi lại
Một số dấu hiệu khả quan chứng tỏ trẻ bại não vẫn có khả năng phát triển vận động, đặc biệt là đi lại. Cụ thể:
- Từ 12- 18 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi vững, phản ánh khả năng kiểm soát thân trên của trẻ.
- Dù chân hơi run hoặc co cứng cơ nhưng lực chân tốt và trẻ có thể dùng chân chống đỡ trọng lượng cơ thể.
- Nếu trẻ có thể kiểm soát đầu và thân trên như giữ thăng bằng, xoay người hoặc giữ thăng bằng ở tư thế ngồi thì khả năng đi lại sẽ cao hơn.
- Khi được nâng đỡ đứng, trẻ vẫn phản xạ nhấc chân như động tác đi cũng chứng tỏ trẻ bại não vẫn tồn tại khả năng vận động sau này.
Nếu trẻ có các biểu hiện trên và can thiệp đúng cách từ sớm thì câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không sẽ khả quan hơn. Theo đó, trẻ hoàn toàn có thể tập đi được dù đi bình thường hay có sự hỗ trợ từ cha mẹ, chuyên gia.
Trẻ bại não khó hoặc không thể đi lại
Mặc dù có nhiều trẻ vẫn có khả năng đi lại nhưng một số trường hợp chức năng vận động lại gần như không có. Cụ thể:
- Tổn thương não lan rộng hoặc đi kèm động kinh nặng làm suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động và phối hợp cơ.
- Mất hoàn toàn khả năng kiểm soát thân mình, không thể ngồi, giữ thăng bằng hay điều khiển tư thế cơ bản.
- Xuất hiện nhiều biến dạng cơ- xương như cong vẹo cột sống, trật khớp hông, tứ chi yếu hoặc liệt khiến việc chịu lực và di chuyển vô cùng khó khăn.
- Không được trị liệu sớm và thường xuyên dẫn đến co rút cơ, teo cơ, khớp cứng khiến việc tập luyện càng trở nên hạn chế.
Câu hỏi trẻ bại não có bao giờ đi lại được không sẽ không còn là nỗi băn khoăn quá lớn nếu phụ huynh hiểu rõ về tình trạng của con và chủ động trong quá trình điều trị. Cha mẹ nên đánh giá khả năng đi lại ở trẻ bại não cần quan sát dấu hiệu vận động với can thiệp phục hồi đúng thời điểm.
Cha mẹ đánh giá mức độ vận động của trẻ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đi lại của trẻ bại não
Trên thực tế, để trả lời chính xác câu hỏi trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được hay không cần quan sát và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Có những trẻ bị bại não tự đi lại bình thường hoặc hỗ trợ từ người thân, chuyên gia nhưng cũng có trường hợp hạn chế vận động dù đã can thiệp. Dưới đây là các yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của trẻ:
Mức độ tổn thương não
Đây là yếu tố nền tảng mang tính quyết định đến khả năng vận động của trẻ bại não. Nếu chỉ tổn thương não ở một vùng nhỏ, không ảnh hưởng đến các trung tâm kiểm soát vận động như tiểu não, vỏ não vận động thì trẻ hoàn toàn có cơ hội phục hồi tốt. Trường hợp này trẻ có thể học cách đứng, bước đi và di chuyển khá ổn sau khi điều trị đúng cách.
Ngược lại, trường hợp não tổn thương nặng, lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều vùng não hoặc kèm các bất thường về dẫn truyền thần kinh, trẻ sẽ gặp khó khăn trong kiểm soát cơ thể. Nếu trẻ bại não không có hỗ trợ dài hạn và phù hợp thì tình trạng cơ bị co cứng, mất cân bằng tư thế hoặc run rẩy khi cử động khiến việc đi lại trở nên bất khả thi.
Thời điểm can thiệp
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến việc trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không chính là thời điểm can thiệp. Việc áp dụng các biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt, đặc biệt trước 12 tháng tuổi sẽ tác động tích cực đến khả năng đi lại. Đây được gọi là "thời điểm vàng" để can thiệp phục hồi chức năng.
Trong giai đoạn đầu đời, não bộ của trẻ rất linh hoạt, tức là có khả năng tái tổ chức và học lại các chức năng đã mất. Nếu chờ trẻ lớn hơn mới can thiệp trị liệu thì hiệu quả không còn cao. Bởi lúc này, các phản xạ sai lệch đã hình thành, cơ và khớp dễ bị co rút, biến dạng.
Ví dụ, một trẻ phát hiện bại não và can thiệp trị liệu từ 6 tháng tuổi sẽ có kết quả phục hồi tốt hơn nhiều so với trẻ phát hiện và chữa trị sau 2 tuổi. Vậy nên, việc phát hiện sớm, chủ động trị liệu là yếu tố then chốt quyết định đến khả năng vận động và đi lại của trẻ.
Mức độ tổn thương và thời điểm can thiệp ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ bại não
Phác đồ điều trị
Một phác đồ bài bản, đều đặn và đúng hướng sẽ giúp cải thiện vận động rõ rệt cho trẻ bại não. Một phác đồ đúng, phối hợp nhiều phương pháp và được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển sẽ nâng cao đáng kể khả năng phục hồi vận động cho trẻ bại não.
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm co cứng, kéo giãn cơ, làm mềm khớp và chỉnh sửa dáng đi. Các kỹ thuật như tập đứng, tập bước với hỗ trợ, thả lỏng cơ bằng nhiệt, thủy trị liệu, hoặc sử dụng thiết bị điện sinh học đều có thể áp dụng.
Một số trẻ có thể cần dùng khung tập đi, nẹp chân, giày chỉnh hình hoặc nạng trong quá trình học đi. Những thiết bị này không chỉ giúp tăng sự an toàn mà còn tạo điều kiện để trẻ luyện tập đúng kỹ thuật di chuyển.
Gia đình cùng đồng hành
Trẻ không thể chỉ phụ thuộc vào các buổi trị liệu ngắn ngủi mỗi tuần mà cần được cha mẹ tiếp tục hỗ trợ tại nhà hàng ngày. Những hoạt động đơn giản như hướng dẫn con đứng, bước, giữ thăng bằng… đều cần lặp lại nhiều lần mỗi ngày mới đem lại hiệu quả.
Ngoài ra, việc cha mẹ chủ động tìm hiểu thông tin, liên kết với các chuyên gia, xây dựng thói quen sinh hoạt tích cực sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội để hòa nhập và tiến bộ. Đã có nhiều trường hợp trẻ bại não tiến xa hơn mong đợi vì có cha mẹ luôn đồng hành cùng tập luyện mỗi ngày. Vì vậy, khi hỏi trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không, phụ huynh đừng quên rằng chính gia đình đóng vai trò không thể thiếu để biến "không thể" thành "có thể".
Gia đình cần kiên nhẫn cùng đồng hành để trẻ bại não sớm lấy lại khả năng đi lại
4. Các phương pháp hỗ trợ giúp trẻ bại não tập đi
Trẻ bại não hoàn toàn có cơ hội học cách đi lại nếu được can thiệp đúng phương pháp, đúng thời điểm. Dưới đây là những cách hỗ trợ phổ biến và hiệu quả giúp trẻ từng bước tự tin vận động.
Vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp cơ bản và phổ biến nhất giúp trẻ bại não học đi chính là vật lý trị liệu. Phương pháp này tập trung vào việc phục hồi chức năng vận động một cách tự nhiên. Đây cũng là nền tảng quan trọng trong hành trình giúp trẻ bại não học cách đi lại. Các bài tập được thiết kế chuyên biệt như tập đứng, giữ thăng bằng, bước chân đầu tiên hay cải thiện sức mạnh cơ bắp vùng chân & hông đóng vai trò quyết định.
Thông qua các bài tập hàng ngày dưới sự hướng dẫn của chuyên viên trị liệu, trẻ dần kiểm soát được chuyển động của cơ thể, giảm co cứng và cải thiện phối hợp vận động. Như vậy, trẻ bị bại não hoàn toàn có thể đi lại nếu được can thiệp đúng phương pháp và kiên trì tập luyện vật lý trị liệu từ sớm.
Khung tập đi hoặc nạng hỗ trợ
Bên cạnh trị liệu vận động, các thiết bị hỗ trợ như khung tập đi và nạng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tập bước đi an toàn. Các thiết bị hỗ trợ này đóng vai trò như “đôi chân phụ” cho trẻ trong giai đoạn học đi. Chúng giúp trẻ giữ thăng bằng, duy trì tư thế đúng, hỗ trợ phân phối trọng lượng cơ thể một cách an toàn và hiệu quả.
Khi kết hợp với các bài tập trị liệu vận động, các thiết bị này không chỉ hỗ trợ về thể chất mà còn khơi gợi sự tự tin, động lực bước đi ở trẻ. Với sự hỗ trợ này, nhiều trường hợp trẻ bại não đã có thể tự bước những bước đầu tiên, góp phần trả lời đầy hy vọng cho câu hỏi trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không?.
Khung tập đi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tập bước đi an toàn
Phẫu thuật chỉnh hình
Khi các rào cản cơ học như co rút cơ hoặc biến dạng xương chiếm ưu thế, phẫu thuật chỉnh hình có thể là bước can thiệp thiết yếu. Phương pháp này giúp điều chỉnh cấu trúc cơ thể, tạo điều kiện để trẻ học đi thuận lợi hơn.
Đối với những trẻ có tình trạng co rút cơ nặng, biến dạng khớp hoặc lệch trục xương chân do bại não, các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình có thể được chỉ định. Đây là bước can thiệp quan trọng nhằm nắn chỉnh lại cấu trúc cơ xương, giúp cải thiện biên độ vận động và tư thế đứng, đi.
Mặc dù là bước can thiệp chuyên sâu nhưng trong nhiều trường hợp, phẫu thuật mang lại sự thay đổi tích cực rõ rệt. Nếu trẻ tiếp tục được hỗ trợ bởi các chương trình phục hồi chức năng phù hợp sau phẫu thuật thì khả năng vận động sẽ được nâng cao rõ rệt.
Can thiệp y tế tái tạo - Tế bào gốc
Cùng với sự tiến bộ của y học tái tạo, các liệu pháp tế bào gốc đang mở ra hướng đi mới cho trẻ bại não trong việc phục hồi khả năng vận động. Điều trị bại não bằng tế bào gốc được thực hiện bằng cách cấy trực tiếp tế bào gốc vào cơ thể người bị bại não nhằm mục đích chữa lành các tổn thương ở một hoặc nhiều vùng não bộ. Bằng kỹ thuật này, trẻ bại não có cơ hội phục hồi chức năng bị khuyết tật.
Mặc dù đây vẫn là một lĩnh vực cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả lâu dài nhưng không thể phủ nhận rằng nhiều trẻ sau can thiệp đã cải thiện đáng kể chức năng vận động, hành vi, giác quan và khả năng ứng xử của trẻ.
Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị hợp tác độc quyền của Viện Nghiên cứu Trị liệu và Cấy ghép Tế bào gốc Tokyo (TSRI), nơi đi đầu trong ứng dụng tế bào gốc thần kinh cho trẻ bại não. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm để được tư vấn và hỗ trợ điều trị đúng hướng cho con em mình. Mirai Care sẽ đồng hành tư vấn, kết nối bạn với TSRI, sớm viết nên những câu chuyện kỳ diệu, mang đến hy vọng cho hàng triệu trẻ bị bại não được sống hạnh phúc và khỏe mạnh.
Liệu pháp tế bào gốc ứng dụng vào điều trị bại não ở trẻ mang lại hiệu quả cao
Trên đây, Mirai Care đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không. Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia cùng phương pháp điều trị chuyên sâu và môi trường tập luyện phù hợp, nhiều trẻ bại não có cơ hội phục hồi khả năng đi lại. Nếu con bạn xuất hiện các biểu hiện bất thường, nghi ngờ bại não thì hãy đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Và đừng quên, theo dõi Mirai Care để đón đọc thêm nhiều tin tức hữu ích về chăm sóc trẻ bại não mỗi ngày nhé.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Bài viết phổ biến khác