phone

Dấu hiệu bệnh tiểu đường mà bạn không thể bỏ qua 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường mà bạn không thể bỏ qua 

Tác giả:

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính gây đe dọa nhiều đến đời sống và sự sống của người bệnh. Tiểu đường được chia ra làm 4 loại tiểu đường giai đoạn sớm, Type 1, Type 2, và tiểu đường thai kỳ. Nhận biết được các dấu hiệu bệnh tiểu đường của các giai đoạn này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển. 

1. Bệnh tiểu đường là gì ?

triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường có tên gọi khác là đái tháo đường, đây là một bệnh lý mà lượng đường trong máu nhiều hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do nồng độ insulin không cố định (có thể thiếu hoặc thừa), dẫn đến rối loạn chuyển hóa lượng đường trong cơ thể. 

Lâu dần, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch, mắt, thận, … dẫn đến các biến chứng nếu như không được điều trị kịp thời. Dựa vào diễn biến của bệnh, có 4 loại tiểu đường đó là: tiểu đường giai đoạn sớm, giai đoạn 1, giai đoạn 2 và tiểu đường thai kỳ.

2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà bạn không thể chủ quan

Bệnh tiểu đường thường có xu hướng trẻ hóa với những dấu hiệu ban đầu rất khó nhận biết. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc đái tháo đường thì bạn hãy tham khảo ngay phần dưới đây nhé. 

2.1 Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn sớm 

triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn sớm không nên chủ quan

  • Đói và mệt mỏi: Việc thiếu insulin hoặc không có đủ insulin khiến cơ thể không hấp thụ được glucose từ thức ăn. Hệ quả là glucose không được chuyển hóa thành năng lượng, khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và đói.
  • Đi tiểu nhiều: Khi lượng đường trong máu cao, thận của bạn sẽ làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường thừa ra bên ngoài. Do đó, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Theo bệnh viện Vinmec, người bệnh có thể tiểu 4 - 7 lần trong 24 giờ. 
  • Hay khát nước: Khi thận làm việc nhiều, có thể lượng có giá trị sẽ được đào thải ra khỏi mô. Chính vì vậy, người bệnh sẽ thèm uống nước hơn bình thường. Ví dụ, người thường có thể uống 2 lít nước/ ngày, nhưng người bị đái tháo đường có thể tiêu thụ hơn 4 lít nước/ ngày. 
  • Khô miệng: Vì lượng nước được sử dụng để tạo ra nước tiểu, nên những bộ phận khác có thể bị mất nước. Điển hình như miệng, người bệnh sẽ bị khô miệng.
  • Ngứa da: Da bị mất nước cũng sẽ dẫn đến khô và ngứa.
  • Suy giảm thị lực: Lượng đường trong máu tăng dẫn đến các mạch máu của mắt bị ảnh hưởng. Thủy tinh thể sưng lên, kéo theo nhìn mờ. Ngược lại, khi lượng đường trong máu giảm xuống, mắt của người bệnh sẽ lại nhìn rõ như bình thường. 

2.2 Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường giai type 2 là tình trạng cơ thể có tạo ra insulin nhưng chất này không được sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Tiểu đường type 2 sẽ có các dấu hiệu giống với đái tháo đường giai đoạn sớm đó là: đói và thèm ăn, suy giảm thị lực, hay khát nước, khô miệng, đi tiểu nhiều.
  • Dễ nhiễm trùng và nhiễm nấm: Nấm men là một loại nấm ăn glucose. Chính vì vậy, nó sẽ phát triển nhanh ở người có lượng đường trong máu cao. Kết hợp với những chỗ ấm và ẩm như khe tay, khe chân, thì các vị trí này dễ bị nấm men hoặc nhiễm trùng. 
  • Lâu lành vết thương: Bệnh tiểu đường sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó gây khó lành các vết thương. 
  • Tay chân tê bị hoặc đau: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến tình trạng dây thần kinh bị tổn thương. Khi đó, người bệnh có thể bị tê bì tay chân hoặc đau. Đặc biệt, khi tay chân sưng, thì điều này cảnh báo bệnh tiểu đường đã đến giai đoạn nặng. 
  • Mảng da tối màu: Đặc biệt ở các vết gấp của cơ thể như nách, cổ, bẹn.

các triệu chứng của giai đoạn tiểu đường type 2

Một vài triệu chứng của tiểu đường type 2

2.3 Triệu chứng tiểu đường type 1

Nếu như nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2 là lối sống thì nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1 là di truyền. Đó là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào beta trong tuyến tụy, dẫn đến không thể sản xuất insulin. 
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1 đó là: 

  • Sụt cân bất thường do thiếu năng lượng từ glucose, dẫn đến tình trạng phải lấy năng lượng từ cơ và chất béo.
  • Buồn nôn và nôn: Khi cơ thể lấy năng lượng từ chất béo, một chất có tên là ketone sẽ được sản sinh. Chất này khiến cho máu có tính axit, gây ra hiện tượng nhiễm toan ceton, buồn nôn và nôn. 
  • Khó ngủ, đang ngủ thì ngưng thở, ngủ quá nhiều. Đa phần người bị đái tháo đường type 2 sẽ bị khó ngủ, không buồn ngủ. Một số trường hợp khác thì ngủ quá nhiều. Ngoài ra, trong khi ngủ, người tiểu đường type 2 có thể gặp triệu chứng đó là ngưng thở khi ngủ.
  • Bàn chê tê, rát, mất cảm giác do tổn thương dây thần kinh.
  • Đường huyết bị tụt hoặc tăng đường huyết cao.Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 1 

2.4 Triệu chứng tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu, bệnh được phát hiện khi mẹ bầu khi khám thai. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm: 

  • Cân nặng tăng quá nhanh so với mức bình thường.
  • Khả nước 
  • Đi tiểu nhiều 
  • Mệt mỏi
  • Suy giảm thị lực
  • Nhiễm trùng và nấm ở cơ quan sinh dục
  • Tiểu nhiều quá mức

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường này thường bị nhầm lẫn khi mang thai. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên làm xét nghiệm nồng độ đường trong máu để biết rõ nhất. 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có triệu chứng khó nhận biết

3. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường 

Theo số liệu được thống kê từ Vnexpress, tiểu đường type 1 chiếm 10% trong số những người bị tiểu đường. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em hoặc người vị thành niên. Đái tháo đường type 2 xuất hiện nhiều ở người trung niên, nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

Theo BS CKI Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, môi trường và lối sống có ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Chính vì vậy, dưới đây là những biện pháp phòng ngừa tiểu đường mà bạn nên biết:

  • Hoạt động thể dục thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, giảm lượng đường trong máu và tăng cường độ linh hoạt của insulin. Các bài tập có thể triển khai đó là đạp xe, đi bộ, bơi lội,... Trung bình mỗi ngày, bạn nên tập thể dục 30 phút. Hoặc mỗi tuần, bạn tập luyện 150 phút. Bạn nên chăm chỉ vận động, không nên ngồi yên một chỗ như ngồi máy tính lâu hay nằm nhiều. 
  • Bổ sung nhiều rau quả, đặc biệt là loại nhiều chất xơ. Điều này sẽ làm giảm lượng đường được hấp thụ trong máu, giảm chất béo và cholesterol, đồng thời ngăn các yếu tố gây hại cho tim mạch. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn hoa quả ngọt, nhiều đường, và ít chất xơ.
  • Tiêu thụ chất béo lành mạnh trong dầu ô liu, hướng dương, … trong các loại hạt như bí ngô, đậu phộng, … Ngược lại, bạn nên hạn chế tiêu thụ các chất béo xấu trong các sản phẩm từ sữa và thịt. 
  • Không hút thuốc lá thụ động và chủ động. Theo một nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích. Nam và nữ giới trên 65 tuổi nên uống khoảng dưới 1 đơn vị rượu mỗi ngày. Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng tiết insulin, dẫn tiết tăng đường trong máu.
  • Kiểm soát cân nặng đối với người tiền đái tháo đường, tức là lượng đường huyết trong máu đã tăng cao nhưng chưa tới mức bị tiểu đường. Người tiền đái tháo đường nên có một chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn để giảm 7 - 10% trọng lượng cơ thể. 

Trên đây là những dấu hiệu bệnh tiểu đường mà bạn không nên chủ quan. Nếu bạn nghi ngờ hoặc chắc chắn mình có nguy cơ cao bị tiểu đường, hãy đi gặp bác sĩ để được khám và tư vấn ngay nhé. 

4. Tham khảo cách điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc cho bệnh tiểu đường đã mang lại kết quả tích cực, cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường đã được chứng minh là cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và có khả năng khôi phục chức năng của các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin suốt đời.

Tế bào gốc có thể được sử dụng tương tự để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù tế bào b vẫn còn hiện diện ở bệnh nhân Loại 2, nhưng các tế bào b bổ sung có thể bổ sung nguồn cung cấp của cơ thể để khắc phục tình trạng kháng insulin hiện diện ở bệnh nhân. Việc điều trị có thể nhằm mục đích duy trì liên tục mức tế bào B trên mức cần thiết để chống lại tình trạng kháng insulin của bệnh nhân.

Tại Mirai Care, chúng tôi kết nối người bệnh sang Nhật Bản điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc. Lãnh đạo Mirai Care đã có hơn 10 năm kinh nghiệm kết nối người bệnh trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản. Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống