phone

Dạy trẻ tự kỷ học toán như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Dạy trẻ tự kỷ học toán như thế nào? Cần lưu ý những gì?

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Toán học có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống nên dạy trẻ tự kỷ học toán không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là một hành trình khám phá thế giới số cùng con. Với sự kiên trì cùng phương pháp dạy phù hợp, trẻ bị tự kỷ hoàn toàn có thể học tốt môn toán và khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ cho bạn các phương pháp dạy toán cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ và lưu ý quan trọng. 

1. Hiểu về cách học toán của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ có cách tiếp cận thông tin và học hỏi rất riêng biệt, khác với trẻ bình thường. Vì thế, trước khi dạy con học toán, bố mẹ nên hiểu cách tiếp thu và cách học của con. 

1.1 Đặc điểm nhận thức

Trẻ tự kỷ sở hữu những đặc điểm nhận thức độc đáo, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học môn toán. Để có thể dạy trẻ tự kỷ học toán, bố mẹ cần hiểu rõ cả những ưu điểm và hạn chế của con. Dưới đây, Mirai Care sẽ tổng hợp ưu nhược điểm trong cách nhận thức của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, bố mẹ có thể tham khảo để hiểu con rõ hơn: 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Trẻ tự kỷ có khả năng tập trung cao độ vào chủ đề cụ thể, rất có lợi cho việc học các khái niệm toán học. 

- Nhiều trẻ tự kỷ sở hữu bộ nhớ rất tốt, đặc biệt đối với các thông tin về số, hình dạng và các quy tắc. 

- Nhiều trẻ tự kỷ tư duy logic tốt, có thể phân tích và tìm giải pháp một cách có hệ thống. 

- Trẻ tự kỷ nhạy cảm với chi tiết nhỏ nên dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa số và hình dạng. 

- Khó khăn trong giao tiếp là hạn chế lớn của trẻ tự kỷ khi học toán, chúng gặp trở ngại khi cần giải thích các khái niệm toán học phức tạp. 

- Trẻ chậm hiểu các khái niệm trừu tượng như không gian, thời gian,.... 

Trẻ tự kỷ có những đặc điểm nhận thức độc đáo tốt cho việc học toán

Trẻ tự kỷ có những đặc điểm nhận thức độc đáo tốt cho việc học toán

1.2 Các kiểu học phổ biến

Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, bao gồm cả khả năng tiếp thu môn toán. Một số phương pháp học phổ biến và hiệu quả, phụ huynh có thể áp dụng để dạy trẻ tự kỷ học toán gồm: 

  • Học bằng hình ảnh:Sử dụng hình ảnh, đồ vật, màu sắc để minh họa các khái niệm toán học. Chẳng hạn, dùng đồ vật trong nhà để lấy ví dụ minh họa về số lượng hoặc dùng các khối hình để giúp trẻ dễ hiểu về hình học hơn,....
  • Học bằng cảm giác:Tạo ra các hoạt động trải nghiệm thực tế để trẻ hiểu sâu hơn về toán. Bạn có thể cho trẻ chạm vào vật có kết cấu khác nhau để hiểu về khái niệm lớn nhỏ, nhiều ít. Ngoài ra, có nhiều bài hát liên quan đến toán học giúp trẻ ghi nhớ con số, phép tính, bố mẹ nên cân nhắc áp dụng. 
  • Học bằng logic:Đây là một phương pháp tiếp cận giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất của các vấn đề toán học, từ đó tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Nhiều trẻ tự kỷ có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và thích tìm hiểu các quy tắc, hệ thống. Việc học toán bằng cách xây dựng các cấu trúc logic có thể rất phù hợp với các trẻ này.

Một số phương pháp học toán phù hợp với trẻ tự kỷ

Một số phương pháp học toán phù hợp với trẻ tự kỷ

++ Góc chia sẻ của Miraicare:

Nhiều phụ huynh thường kỳ vọng việc cho con học các lớp chuyên biệt sẽ "chữa khỏi" bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, các phương pháp can thiệp tâm lý và thực phẩm chức năng chỉ mang lại hiệu quả cải thiện một phần.

Để đạt được kết quả điều trị toàn diện và nhanh chóng hơn, liệu pháp tế bào gốc tủy xương đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất.

Với hơn 500 trường hợp điều trị thành công, phương pháp này đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các triệu chứng như tăng động, giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ và các hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.

>> Tìm hiểu chi tiết: Hiệu quả điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc tủy xương

2. Khi nào nên bắt đầu dạy toán cho trẻ tự kỷ?

Thực tế, không có quy tắc chính xác nào về thời điểm dạy toán trẻ tự kỷ học toán. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt có tốc độ phát triển và khả năng tiếp thu khác nhau. Tuy nhiên, đa số trẻ tự kỷ đều bị chậm nói và hạn chế giao tiếp nên trước khi dạy trẻ tự kỷ học toán cần tăng cường ngôn ngữ cho trẻ. 

Sau đó, bố mẹ từ từ dạy cho con làm quen với các con số, hình khối và các phép tính đơn giản. Theo nhiều nghiên cứu, độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi là "giai đoạn vàng" để trẻ bình thường tiếp cận những con số. Vì thời gian này, trẻ dễ dàng tiếp thu lượng kiến thức lớn và rèn luyện trí não nhạy bén. 

Ngoài ra, với trẻ tự kỷ, thay vì đặt ra một mốc thời gian cụ thể, bố mẹ hãy quan sát và nhận biết những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng tiếp cận với toán học. Ví dụ, trẻ bắt đầu tò mò đến số lượng đồ vật, thích so sánh kích thước hoặc thể hiện sự quan tâm về các con số. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên để quá muộn mới bắt đầu cho trẻ làm quen với môn toán, đặc biệt hãy tận dụng “giai đoạn vàng” trên để dạy trẻ. 

Trẻ tự kỷ cần tăng cường ngôn ngữ trước khi học toán

Trẻ tự kỷ cần tăng cường ngôn ngữ trước khi học toán

3. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ học toán tư duy

Khi nói đến việc dạy trẻ tự kỷ học toán, việc sử dụng các phương pháp phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong trải nghiệm học tập của các em. Dưới đây là 3 phương pháp dạy trẻ tự kỷ học toán đơn giản và hiệu quả, phụ huynh có thể tham khảo áp dụng: 

3.1 Dạy học toán từ dễ đến khó

Với trẻ tự kỷ, bạn hãy cho trẻ học toán từ dễ đến khó. Điều này có nghĩa, bạn cho trẻ làm quen với các số đếm đơn giản từ 1 đến 10 thông qua ví dụ minh họa như ngón tay, ngón chân, que tính hoặc đồ vật quen thuộc trong nhà. Với cách này, trẻ vừa ghi nhớ con số vừa quen với đồ vật thường ngày. 

Song song học đếm, bạn có thể dạy trẻ làm quen với phép so sánh đơn giản. Tức là khi dạy trẻ đếm số, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ so sánh xem số trước với số sau số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn. 

Hãy cho trẻ tự kỷ học toán từ dễ đến khó

Hãy cho trẻ tự kỷ học toán từ dễ đến khó

3.2 Dạy học các phép toán đơn giản

Một cách dạy trẻ tự kỷ học toán hiệu quả khác chính là làm quen với các phép tính đơn giản. Ban đầu, bạn có thể cho trẻ làm phép cộng bằng cách lấy ví dụ đơn giản "1+1" rồi nâng lên con số lớn hơn. Lâu dần, cách dạy này giúp trẻ quen dần với phép cộng, trừ. Lưu ý, thời điểm ban đầu dạy trẻ sẽ khó khăn nhưng phụ huynh cần kiên trì và nhẫn nại. 

Ví dụ, bạn kết hợp chơi với học số đếm cho trẻ, yêu cầu trẻ đưa cho bạn năm món ăn gồm ba quả chuối và hai quả táo. Chỉ cần giới thiệu các con số trong khi chơi với các vật thể cụ thể sẽ giúp trẻ thoải mái và học trực quan các phép tính. Bạn cũng có thể từ từ chuyển từ các vật thể thực sang bút và giấy bằng cách sử dụng các yếu tố chuyển tiếp như thẻ ghi nhớ và bàn tính.

Dạy trẻ từ những phép tính đơn giản

Dạy trẻ từ những phép tính đơn giản

3.3 Dạy trẻ tự kỷ học toán thông qua các trò chơi

Toán học là một môn học đòi hỏi tư duy logic cao. Các trò chơi toán học giúp trẻ phát triển khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề. Đồng thời, trò chơi tạo ra môi trường học tập vui vẻ, giúp trẻ tự kỷ hào hứng và muốn khám phá thêm về toán học. Các trò chơi tương tác còn giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, tăng cường chú ý và ghi nhớ. 

Có rất nhiều trò chơi liên quan đến môn toán như giải câu đố về con số, trò bán hàng,.... Nếu trong quá trình học và chơi trẻ tính chậm thì bạn không được nóng vội, mắng con hoặc đưa ra đáp án. Thay vào đó, bạn cần kiên nhẫn, động viên và khích lệ trẻ cố gắng hơn. 

Kết hợp toán cùng trò chơi khi dạy trẻ tự kỷ

Kết hợp toán cùng trò chơi khi dạy trẻ tự kỷ

4. Dạy trẻ tự kỷ học toán tư duy cần lưu ý gì?

Dạy trẻ tự kỷ học toán tư duy là hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, sáng tạo và phương pháp phù hợp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bố mẹ và giáo viên cần lưu ý những điểm sau:

  • Thay vì những con số khô khan, phụ huynh hãy lồng ghép các bài toán vào từng tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. 
  • Bên cạnh hình ảnh, phụ huynh và giáo viên có thể kết hợp thêm các yếu tố âm thanh, xúc giác để thu hút sự chú ý của trẻ. 
  • Trang trí góc học tập ở nhà cho trẻ bằng những hình ảnh, đồ vật liên quan đến toán học tạo hứng thú học tập. 
  • Đưa ra những câu hỏi mở, khuyến khích trẻ đưa ra nhiều đáp án khác nhau và không phê bình, chê trách nếu sai. 
  • Phụ huynh, giáo viên nên dành những lời khen chân thành khi trẻ đạt được kết quả tốt, dù là nhỏ nhất.
  • Khi trẻ gặp khó khăn, người lớn hãy kiên nhẫn hướng dẫn, động viên và tuyệt đối không mắng mỏ.
  • Đảm bảo không gian học yên tĩnh, không bị tác động bởi tác nhân bên ngoài làm mất tập trung. 
  • Không nên lựa chọn chỗ ngồi học quá mới mẻ vì trẻ tự kỷ thường không thích sự thay đổi không gian đột ngột. 
  • Trẻ tự kỷ dễ mắc chứng sợ không gian hẹp nên khi dạy con học toán, bố mẹ và thầy cô nên chọn nơi thoáng đãng, không quá chật chội khiến trẻ bị gò bó. 
  • Khi dạy trẻ tự kỷ học toán, bạn nên ngồi ngang tầm mắt trẻ để kịp thời kiểm soát những cử chỉ và hành động của trẻ. 
  • Không nên ngồi cạnh trẻ tự kỷ quá lâu trong lúc học làm trẻ có cảm giác gò bó, khó chịu và mất tự do. 

Dạy trẻ toán tư duy cho trẻ tự kỷ là hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn

Dạy trẻ toán tư duy cho trẻ tự kỷ là hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn

Trên đây là gợi ý các phương pháp dạy trẻ tự kỷ học toán hiệu quả cùng những lưu ý về thời gian và những vấn đề liên quan khác. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể lựa chọn cách dạy trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ học môn toán phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi Mirai Care thường xuyên để bỏ túi thêm các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://kidskonnect.com/articles/teaching-math-students-autism/
  2. https://www.yellowbusaba.com/post/teaching-math-to-students-with-autism 
  3. https://vietparent.com/phuong-phap-va-luu-y-khi-day-tre-tu-ky-hoc-toan-hieu-qua-p65.html 
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi