phone

Khám phá những điểm mạnh đặc biệt của trẻ tự kỷ

Khám phá những điểm mạnh đặc biệt của trẻ tự kỷ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Điểm mạnh của trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh không thể ngờ đến như khả năng tư duy logic, trí nhớ vượt trội, hay việc tuân thủ nguyên tắc một cách chặt chẽ. Nếu được phát hiện sớm và khai thác đúng cách sẽ giúp các em phát triển toàn diện và hòa nhập tốt hơn trong xã hội. Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ cùng bạn khám phá những thế mạnh đặc biệt ở trẻ tự kỷ và cách tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ các em phát huy tốt nhất nhé.

Theo bác sĩ Đặng Thị Hà: BS chuyên khoa nhi, BS 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝐼 𝑃𝐻𝐶𝑁, 𝑈𝑦̉ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝐵𝐶𝐻 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑃ℎ𝑢̣𝑐 𝐻𝑜̂̀𝑖 𝐶ℎ𝑢̛́𝑐 𝑁𝑎̆𝑛𝑔 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚, 𝑇ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑇ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑢̛𝑢 𝑡𝑢́ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 30 𝑛𝑎̆𝑚 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢:

“Trong gần 40 năm công tác tôi đã điều trị và tiếp xúc hàng ngày với trẻ em tự kỷ. Tôi và đồng nghiệp luôn có những trăn trở làm thế nào để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam để các cháu có thể hòa nhập với cộng đồng, có thể tự lo được cho bản thân các cháu trong tương lai.”

Chúng tôi hiểu rằng hành trình điều trị Tự Kỷ cho trẻ chưa bao giờ dễ dàng và hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc các bệnh lý này. Điều này cũng chính là nỗi trăn trở bao năm của đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại Phòng Khám PHCN Nhật Minh. Có lẽ chính sự quan tâm đặc biệt này đã dẫn lối để Phòng Khám PHCN Nhật Minh trở thành cố vấn chuyên môn cho Công Ty Cổ Phần Mirai Care trong dự án đặc biệt vì trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam.

=> Phương phápđiều trị tự kỷ bằng tế bào gốctại Miraicare có thể giúp đỡ và đến gần hơn với những gia đình có con em bị Tự Kỷ, đây sẽ là một con đường mới và ngắn hơn cho các gia đình.

1. Những điểm mạnh của trẻ tự kỷ

1.1 Khả năng ghi nhớ tuyệt vời

Trẻ tự kỷ thường có khả năng ghi nhớ chi tiết rất tốt, nhất là trong các lĩnh vực cụ thể mà trẻ quan tâm. Những thông tin như hình ảnh, dãy số, số liệu, sự kiện lịch sử, hoặc chi tiết liên quan đến sở thích cá nhân sẽ được lưu giữ rất lâu và chính xác. 

Một số nghiên cứu cho thấy, sở dĩ những thông tin và hình ảnh tiếp nhận tồn tại lâu trong tiềm thức trẻ như vậy là do sự tập trung mạnh vào các chi tiết và sự kiện cụ thể mà ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh [1]. 

Dựa trên đặc điểm này, cha mẹ hoàn toàn có thể tận dụng khả năng ghi nhớ đặc biệt của trẻ để dạy trẻ phân biệt đồ vật, dạy trẻ nhận thức và ghi nhớ các kiến thức cần thiết. 

Trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ tốt

Trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ tốt

1.2. Tư duy trực quan

Tư duy trực quan là khả năng tưởng tượng và hình dung về các sự vật hiện tượng một cách chi tiết. Nhiều trẻ tự kỷ có tư duy trực quan rất tốt, giúp các em dễ dàng học tập thông qua hình ảnh và sơ đồ. 

Khả năng tiếp thu mọi thứ một cách trực quan có thể xem là điểm mạnh của trẻ tự kỷ. Nhờ khả năng tập trung cao, trí nhớ tốt, và sự chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt, trẻ tự kỷ có khả năng tiếp thu hình ảnh, âm thanh, hay những thứ trực quan, cụ thể, không cần xử lý thông tin nhiều một cách nhanh chóng và tốt hơn, đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tư duy về không gian và hình học. 

Ví dụ, Temple Grandin - một nhà khoa học nổi tiếng mắc chứng tự kỷ, đã dựa vào tư duy trực quan của mình để trở thành chuyên gia trong việc thiết kế hệ thống chăn nuôi gia súc [2].

Tư duy của trẻ tự kỷ luôn theo hướng trực quan nhất

Tư duy của trẻ tự kỷ luôn theo hướng trực quan nhất

1.3. Suy nghĩ dựa trên quy tắc

Những hành vi cứng nhắc, hành động lặp đi lặp lại, luôn làm mọi thứ theo trình tự nhất định chính là biểu hiện đặc trưng của các trẻ tự kỷ. Những triệu chứng này vừa có thể là điểm yếu nhưng cũng sẽ là một điểm mạnh nếu cha mẹ biết khai thác đúng cách, ứng dụng linh hoạt vào cuộc sống hằng ngày giúp trẻ sinh hoạt và làm việc một cách khoa học. 

Trẻ tự kỷ thường có các quy tắc cá nhân riêng, cha mẹ có thể giúp trẻ thiết lập các nguyên tắc và quy trình rõ ràng trong công việc. Các nguyên tắc này cần dễ hiểu và trực quan, có thể kèm theo hình ảnh minh họa hoặc mẫu ví dụ để trẻ hình dung tốt hơn. Những quy tắc nhất quán sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin và ít lo lắng hơn khi thực hiện.

tre-tu-ky-luon-tuan-theo-cac-quy-tac-ca-nhan-rieng

Trẻ tự kỷ luôn tuân theo các quy tắc cá nhân riêng

1.4. Đúng giờ

Một trong điểm mạnh của trẻ tự kỷ chính là tuân thủ giờ giấc. Thói quen tuân thủ một lịch trình đều đặn và nhất quán, điều này làm cho trẻ có xu hướng rất đúng giờ. Sự ổn định trong thói quen giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn, giảm thiểu căng thẳng khi đối diện với các thay đổi đột ngột. Điều này, giúp trẻ tự kỷ xây dựng tính kỷ luật và ổn định trong hoạt động hàng ngày. 

1.5. Tư duy logic và độc lập

Trẻ tự kỷ thường có khả năng tập trung cao vào những chi tiết, từ đó phát triển tư duy logic rất tốt. Trẻ có thể tư duy độc lập và phát hiện ra các quy luật hoặc chi tiết mà nhiều người khác có thể bỏ qua. Ngoài ra, khả năng tư duy độc lập này giúp trẻ tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, phát hiện các giải pháp mới, hoặc xử lý thông tin theo cách riêng biệt và sâu sắc nhất.

Trẻ tự kỷ có tư duy logic và độc lập

Trẻ tự kỷ có tư duy logic và độc lập

2. Cha mẹ nên làm gì với những điểm mạnh của trẻ tự kỷ?

Việc phát huy điểm mạnh của trẻ tự kỷ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt hơn mà còn giúp trẻ tự tin hơn và hòa nhập tốt hơn với xã hội. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể cho cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ.

2.1. Tạo môi trường học tập phù hợp

  • Tận dụng sở thích và khả năng của trẻ

Cha mẹ nên tận dụng các sở thích, khả năng đặc biệt của trẻ vào quá trình học tập. Ví dụ, nếu con có khả năng ghi nhớ tốt, cha mẹ hãy khuyến khích con học những thông tin liên quan đến sở thích của mình, từ đó tăng cường sự hứng thú và động lực học tập của trẻ.

  • Cung cấp các công cụ và tài liệu hỗ trợ

Tìm kiếm và cung cấp cho trẻ những tài liệu học tập trực quan, sách truyện bằng hình ảnh, hoặc các trò chơi tư duy. Các công cụ hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ tư duy và các thiết bị hỗ trợ học tập điện tử có thể giúp trẻ phát huy khả năng tư duy trực quan. 

Tạo môi trường học tập phù hợp với năng lực của trẻ

Tạo môi trường học tập phù hợp với năng lực của trẻ

2.2. Khuyến khích sự tự tin

  • Khen ngợi và động viên trẻ

Cha mẹ nên khen ngợi mỗi khi trẻ đạt được tiến bộ hoặc hoàn thành một nhiệm vụ, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được công nhận và tự hào về bản thân. Việc khen ngợi nên tập trung vào những nỗ lực và điểm mạnh của trẻ tự kỷ một cách cụ thể để trẻ cảm nhận được giá trị của mình [3].

  • Tạo cơ hội để trẻ thể hiện bản thân

Cha mẹ nên tạo các cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động mà trẻ có thế mạnh, chẳng hạn như các cuộc thi trí nhớ, các lớp học liên quan đến toán học hoặc tư duy logic. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có giá trị và nâng cao lòng tự tin khi thể hiện khả năng của mình [4].

Cha mẹ luôn động viên và khen ngợi để trẻ thêm tự tin

Cha mẹ luôn động viên và khen ngợi để trẻ thêm tự tin

2.3. Hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng

  • Tổ chức các hoạt động xã hội

Tổ chức các buổi gặp gỡ, hoạt động xã hội như tham gia các lớp học nhóm, tham gia các câu lạc bộ hoặc các hội thảo dành riêng cho trẻ tự kỷ. Các hoạt động xã hội có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội đồng thời học được cách nhận diện, phản hồi, kết nối với mọi người xung quanh.

Qua một số nghiên cứu, các hoạt động này còn giúp giảm thiểu cảm giác cô đơn và lo âu ở trẻ tự kỷ [5]. 

  • Giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ bạn bè

Khuyến khích, giúp trẻ tự kỷ tìm kiếm các nhóm bạn có cùng sở thích hoặc tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các lớp học chung với trẻ khác. Các mối quan hệ bạn bè sẽ giúp các con học được các quy tắc xã hội, cách chia sẻ, và khả năng giải quyết xung đột. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển khả năng và dần hòa nhập tốt hơn.

phat-huy-tot-cac-diem-manh-giup-tre-tu-tin-va-hoa-nhap-voi-xa-hoi

Phát huy tốt các điểm mạnh giúp trẻ tự tin và hòa nhập với xã hội

3. Một số điều cần lưu ý khi khai thác điểm mạnh của trẻ tự kỷ

Mỗi trẻ tự kỷ có những thế mạnh riêng, từ khả năng ghi nhớ, tuân thủ trình tự, tài năng nghệ thuật, đến khả năng tiếp thu trực quan. Khi nhận diện được những điểm mạnh này, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để được tư vấn, hướng dẫn và lên kế hoạch hỗ trợ, khích lệ để trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hiểu rõ sở thích và điểm mạnh cá nhân

Từng đứa trẻ tự kỷ sẽ có những sở thích và tài năng riêng. Để phát huy điểm mạnh, cha mẹ và giáo viên nên dành thời gian quan sát, tương tác để hiểu rõ những gì trẻ đặc biệt hứng thú. Điều này giúp định hướng cách tiếp cận phù hợp và phát huy thế mạnh một cách hiệu quả.

  • Tránh tạo áp lực cho trẻ

Mặc dù việc khuyến khích trẻ bộc lộ tài năng là điều cần thiết, nhưng việc gây áp lực hoặc kỳ vọng quá mức có thể tạo ra căng thẳng. Môi trường học tập và vui chơi cần được thiết kế để trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn từ đó giúp trẻ tự do khám phá điểm mạnh mà không bị áp lực.

  • Xây dựng môi trường hỗ trợ

Một môi trường tích cực là rất quan trọng để phát huy điểm mạnh của trẻ tự kỷ. Các hoạt động nhóm, trò chơi hoặc câu lạc bộ phù hợp với sở thích của trẻ là một trong những cách để trẻ thực hành và phát triển tốt nhất các kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân.

  • Phối hợp chặt chẽ với chuyên gia

Cha mẹ nên phối hợp làm việc cùng các chuyên gia hoặc giáo viên có kinh nghiệm trong giáo dục trẻ tự kỷ để có phương pháp hỗ trợ khoa học và phù hợp. Những chuyên gia này có thể cung cấp các chương trình giáo dục cá nhân hóa, phù hợp với từng điểm mạnh và tính cách của trẻ, giúp trẻ phát triển thế mạnh trong một khuôn khổ linh hoạt và hiệu quả.

  • Kiên nhẫn và khích lệ

Đối với trẻ tự kỷ, sự tiến bộ có thể diễn ra chậm hơn so với các trẻ khác, do đó, thái độ kiên nhẫn và tích cực từ cha mẹ là rất quan trọng. Hãy khích lệ trẻ, dù là những thành tích nhỏ nhất. Điều này giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và tiếp tục khám phá tiềm năng của mình.

  • Luôn lắng nghe và theo dõi phản ứng của trẻ

Trẻ tự kỷ có thể biểu hiện cảm xúc hoặc phản ứng một cách khác biệt. Cha mẹ nên nhạy bén trong việc nhận ra những dấu hiệu căng thẳng để điều chỉnh phương pháp tiếp cận và hỗ trợ trẻ kịp thời.

Những điểm mạnh của trẻ tự kỷ rất cần không gian để phát triển. Do đó thầy cô và cha mẹ cần hết sức tạo điều kiện và môi trường tốt cho trẻ bồi dưỡng năng lực và hành vi. Có như thế, trẻ mới có thể phát triển khỏe mạnh, và phát huy được những khả năng thiên bẩm sẵn có.

mot-so-luu-y-khi-khai-thac-the-manh-cua-tre-tu-ky

Một số lưu ý khi khai thác thế mạnh của trẻ tự kỷ

4. Chia sẻ của phụ huynh có con điều trị bệnh tự kỷ thành công

Chúng ta cùng xem qua câu chuyện đầy hy vọng của một người mẹ có con điều trị tự kỷ thành công bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương. 

Con trai chị Nozawa, được chẩn đoán tự kỷ lúc 3 tuổi 8 tháng, cậu bé đã gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày. Và 2 triệu chứng tiêu biểu, rõ ràng mà bé gặp phải gồm:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Bé không nói chuyện được và phản ứng kém với những tín hiệu xung quanh.
  • Vấn đề vận động và tự lập: Bé không thể tự đi lại, đánh răng và nhạy cảm quá mức với các kích thích giác quan.

Quá trình điều trị: Gia đình quyết định thử phương pháp điều trị tế bào gốc từ tủy xương. Đây là liệu pháp tiêm tế bào gốc để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Sau khi điều trị, chị Nozawa đã thấy những cải thiện đáng kể:

  • Khả năng vận động: Bé có thể đi lại 40-50 phút nếu được người lớn cầm tay.
  • Phát triển ngôn ngữ: Đã có thể phát âm những từ đơn giản như "Ba."
  • Kỹ năng xã hội và tương tác: Bé đã bắt đầu có tương tác xã hội khi chủ động tham gia chơi cùng bạn bè thay vì ngồi một mình như trước.
  • Hòa nhập cộng đồng: Trường học đã chấp nhận cho bé tham gia lớp học, nhờ vào những tiến triển tích cực trong khả năng kiểm soát hành vi.

Hiệu quả tích cực: Sau quá trình điều trị với phương pháp tế bào gốc từ xương, cậu bé không chỉ cải thiện được khả năng ngôn ngữ và vận động mà còn thể hiện cảm xúc rõ rệt hơn, ví dụ như mỉm cười, vui chơi và phát triển được các kỹ năng tương tác xã hội.

Việc nhận diện và phát huyđiểm mạnh của trẻ tự kỷlà một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và yêu thương từ phía gia đình và xã hội. Mỗi bước nhỏ trong việc khuyến khích trẻ phát triển các khả năng độc đáo là một bước tiến dài trong hành trình hòa nhập. Khi những điểm mạnh của trẻ được khai thác đúng cách, trẻ không chỉ phát huy được tiềm năng của mình mà còn tự tin hơn khi giao tiếp và học hỏi.

Hãy cùng Mirai Care đồng hành với các con trên con đường này, giúp các em khám phá và tỏa sáng với những năng lực đặc biệt của mình.

Tài liệu tham khảo:

1. Bou& Mayes, A. (2012). Memory in autism: Theoretical and applied perspectives.Autism: The International Journal of Research and Practice, 16(3), 282-300.

2. Grandin, T. (2006).Thinking in Pictures, Expanded Edition: My Life with Autism. Vintage.

3. Alnahdi, G. H. (2015). Teacher’s attitudes and practices toward including students with autism in general education settings.International Journal of Inclusive Education, 19(12), 1188-1202.

4. Wang, P., & Spillane, A. (2009). Autistic children in general education classrooms: Social integration through peer buddy programs.International Journal of Special Education, 24(3), 2-16.

5. Kasari, C., Locke, J., Gulsrud, A., & Rotheram-Fuller, E. (2012). Social networks and friendships at school: Comparing children with and without ASD.Journal of Autism and Developmental Disorders, 42(2), 203-214.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi