phone

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để trẻ hòa nhập dễ hơn?

Table of Contents


Nhiều năm gần đây, tỷ trẻ tự kỷ ngày càng tăng, đặt ra một thách thức không nhỏ cho các nhà giáo dục, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp với trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Vậy, giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp bạn trả lời chi tiết thắc mắc trên, cùng tham khảo nhé!

1. Vai trò của giáo viên trong giáo dục cho trẻ tự kỷ

Trước khi giải đáp câu hỏi giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ, Mirai Care sẽ cùng bạn khám phá vai trò của thầy, cô giáo trong giáo dục trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Chắc hẳn đa số mọi người đều biết, đặc điểm chung của trẻ tự kỷ chính là gặp khó khăn về giao tiếp, khiếm khuyết về trí tuệ và dễ bị kích động. Gần như khó có ai bước được vào thế giới của trẻ nếu không đủ kiên nhẫn và thấu hiểu. 

Bởi vậy, giáo dục trẻ tự kỷ vô cùng khó khăn, chính các giáo viên cũng lo lắng vì không biết cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Nếu dạy trẻ tự kỷ không đúng cách hay phương pháp không phù hợp thì khả năng trẻ hòa nhập cùng bạn bè cực thấp, thậm chí phản tác dụng. 

Chính vì thế, rất nhiều bạn trẻ khi mới vào nghề đã thắc mắc giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Thực tế, giáo viên cần dùng "cái tâm, cái tầm", đạo đức để đồng hành cùng bé trên hành trình phát triển toàn diện và hòa nhập cộng đồng. Đối với trẻ tự kỷ, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn định hướng, trau dồi kỹ năng cơ bản cho trẻ và chữa lành trái tim khiếm khuyết của con. 

Giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ

Giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ

2. Những thách thức giáo viên về những vấn đề của trẻ tự kỷ

Trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ, giáo viên gặp khá nhiều thách thức và khó khăn. Bởi mức độ tự kỷ của từng trẻ khác nhau đòi hỏi các nhà trường và giáo viên phải có sự linh hoạt, sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về rối loạn phổ tự kỷ. Dưới đây là một vài vấn đề gây khó khăn cho giáo viên trong việc dạy trẻ tự kỷ: 

  • Khó thiết kế chương trình dạy:Mỗi trẻ tự kỷ có nhu cầu và năng lực riêng việt nên việc áp dụng chung một chương trình cho tất cả học sinh không hiệu quả. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu về tự kỷ, khả năng quan sát và đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy linh hoạt. 
  • Khó khăn trong giao tiếp:Trẻ tự kỷ thường khó giao tiếp cả bằng lời nói và phi ngôn ngữ nên việc diễn ra, truyền đạt ý muốn của chúng đôi khi gây hiểu nhầm. Giáo viên cần phải kiên nhẫn, sử dụng các phương pháp giao tiếp thay thế như hình ảnh, cử chỉ,... và tạo ra một môi trường giao tiếp rõ ràng, dễ đoán để hỗ trợ trẻ.
  • Trẻ có hành vi lặp đi lặp lại:Những hành vi lặp lại như vỗ tay, lắc lư người, xoay tròn đồ vật,... dễ bắt gặp ở trẻ tự kỷ. Điều này khiến trẻ mất tập trung trong lúc học và gây khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên. 
  • Nhu cầu cảm xúc đặc biệt:Trẻ tự kỷ thường xuất hiện những nhu cầu cảm giác khác biệt như nhạy cảm quá mức hoặc nhạy cảm kém với âm thanh, ánh sáng,.... Để xoa dịu sự nhạy cảm của bản thân, trẻ sẽ có các hành vi làm quá như la hét, hành hạ bản thân,....
  • Trẻ thiếu kỹ năng tương tác xã hội:Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tương tác với bạn bè, chậm tiếp thu các quy tắc xã hội và giải quyết xung đột. 
  • Khó khăn trong học tập:Một vài trẻ tự kỷ có năng khiếu đặc biệt nhưng nhiều trẻ gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức. Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường xử lý thông tin, tập trung chú ý, ghi nhớ và tổ chức kém. Điều này thách thức giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để chúng tiếp thu bài tốt và cải thiện trí tuệ. 

Trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ, giáo viên gặp khá nhiều thách thức

Trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ, giáo viên gặp khá nhiều thách thức

3. Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ hòa nhập

Có thể thấy, giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục và giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cuộc sống như trẻ bình thường. Vậy, giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để trẻ nhanh cải thiện và hòa nhập với bạn bè? Về cơ bản, để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập tốt hơn, giáo viên cần trang bị cho mình những kỹ năng sau: 

3.1 Kỹ năng quan sát, lắng nghe và thấu hiểu

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội nên giáo viên cần có sự nhạy bén, khả năng quan sát, lắng nghe và thấu hiểu. Trong đó, kỹ năng quan sát giúp giáo viên giúp nhận ra những dấu hiệu thể hiện bằng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ tự kỷ. Thầy cô cần chú ý đến các hành động lặp đi lặp lại và phản ứng khác thường để hiểu trẻ cảm thấy thế nào, gặp khó khăn gì. 

Bên cạnh đó, lắng nghe và thấu hiểu cũng là yếu tố quan trọng để giáo viên kết nối và hỗ trợ trẻ tự kỷ. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với đặc điểm, thói quen và nhu cầu khác nhau nên giáo viên cần dành thời gian nói chuyện, lắng nghe từng trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên thiết kế các hoạt động học tập phù hợp, tạo ra môi trường an toàn và thân thiện giúp trẻ thoải mái, tự tin khám phá thế giới xung quanh. 

3.2 Kỹ năng giao tiếp rõ ràng, kiên nhẫn

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ? Không chỉ lắng nghe, thấu hiểu, giáo viên còn cần giao tiếp rõ ràng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ. Bởi rối loạn phổ tự kỷ là một trong những nguyên nhân gây khiếm khuyết về ngôn  ngữ khiến trẻ tự kỷ chậm nói, ngữ pháp lộn xộn và không hiểu ý nghĩa của từ. 

Theo đó, giáo viên nên lựa chọn câu ngắn gọn, từ ngữ ít, đơn giản và dễ hiểu để trẻ có thể hiểu hết ý nghĩa câu nói. Trong lúc trò chuyện, giáo viên nên dùng ngữ điệu nhẹ nhàng có nhắc lại nhiều lần nếu thấy trẻ không chú ý. 

Bên cạnh đó, hành trình dạy trẻ tự kỷ không phải ngày một ngày hai là thành công mà nó là cả quá trình rất gian nan. Tùy mức độ tự kỷ mà khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức của trẻ mất nhiều thời gian. Chính vì thế, giáo viên phải kiên nhẫn dạy trẻ, đồng thời, tránh la mắng hoặc thường xuyên nhắc nhở trẻ trước lớp. Hành động này sẽ khiến trẻ tự ti, xấu hổ với bạn bè, thậm chí xuất hiện phản ứng cáu gắt, giận dữ. 

​​​​​​​Giáo viên cần giao tiếp rõ ràng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ tự kỷ

Giáo viên cần giao tiếp rõ ràng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ tự kỷ

3.3 Kỹ năng quản lý hành vi tích cực

Nếu bạn thắc mắc giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì câu trả lời chắc chắn không thể thiếu trau dồi, nâng cao kỹ năng quản lý hành vi tích cực. Đa số  trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong điều chỉnh hành vi và cảm xúc, chúng dễ  kích động hoặc có những hành động lặp đi lặp lại. Thay vì chỉ tập trung ngăn chặn hành vi tiêu cực, giáo viên cần chủ động hướng trẻ đến những hành vi mong muốn thông qua việc khen ngợi, khích lệ và tạo động lực. 

Đồng thời, giáo viên cần kiên nhẫn và linh hoạt trong việc áp dụng các chiến lược quản lý hành vi, tạo ra một môi trường học tập có cấu trúc rõ ràng, dự đoán được và giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng. Quan trọng nhất, giáo viên cần xây dựng mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng với trẻ, cho trẻ cảm thấy an toàn và được thấu hiểu.

3.4 Kỹ năng hợp tác với phụ huynh và chuyên gia

Phối hợp cùng phụ huynh và chuyên gia là đáp án tiếp theo của câu hỏi giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Như đã đề cập, tự kỷ có đa dạng biểu hiện và mức độ khác biệt ở mỗi trẻ. Vậy nên, giáo viên cần trao đổi với gia đình và phối hợp với chuyên gia để hiểu hơn về tình trạng của trẻ cũng như xây dựng kế hoạch học tập, cải thiện triệu chứng phù hợp. Trao đổi với gia đình giúp giáo viên nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Qua đó, giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc giáo dục và chăm sóc. 

Giáo viên cần kiên nhẫn và linh hoạt trong việc áp dụng chiến lược quản lý hành vi

Giáo viên cần kiên nhẫn và linh hoạt trong việc áp dụng chiến lược quản lý hành vi

Với những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để trẻ sớm hòa nhập và phát triển toàn diện. Giáo viên cần chủ động tìm hiểu về tự kỷ, quan sát và lắng nghe trẻ, từ đó xây dựng môi trường học tập an toàn, tích cực, giúp trẻ tự tin hòa nhập và phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn nhiều giáo dục trẻ tự kỷ thì đừng bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích của Mirai Care mỗi ngày nhé!

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi