phone

Hội chứng tự kỷ thông minh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Table of Contents


Hội chứng tự kỷ thông minh hay tự kỷ có trí tuệ vượt trội không phải là tình trạng phổ biến nhưng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Cùng Mirai Care nhận biết sớm các dấu hiệu của hội chứng này để giúp gia đình, giáo viên và các chuyên gia hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp họ hòa nhập xã hội một cách hiệu quả.

1. Hội chứng tự kỷ thông minh là gì?

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và trí tuệ của trẻ. Mặc dù gặp khó khăn trong tương tác xã hội nhưng trẻ tự kỷ lại sở hữu trí thông minh đặc biệt. Người ta thường gọi đó là hội chứng tự kỷ thông minh. 

1.1 Định nghĩa & phân biệt với tự kỷ thông thường

Hội chứng tự kỷ thông minh(High-Functioning Autism - HFA) là dạng tự kỷ mà người bệnh sở hữu trí tuệ và khả năng học tập nằm trong mức độ cao hơn so với người khác. Dù có các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ nhưng khả năng nhận thức và trí tuệ của họ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như các dạng tự kỷ nặng khác. 

Người mắc hội chứng tự kỷ thông minh vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội, sở thích hạn hẹp và có hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, họ vẫn học tốt và hòa nhập vào môi trường xã hội nhất định với sự hỗ trợ.

Dưới đây là bảng phân biệt hội chứng tự kỷ thông minh với tự kỷ thông thường: 

Tiêu chí 

Tự kỷ thông minh 

Tự kỷ thông thường 

Khả năng trí tuệ 

Bình thường hoặc xuất sắc trong một số lĩnh vực cụ thể như toán học, âm nhạc, nghệ thuật.

Kèm theo khuyết điểm trí tuệ, mức độ thấp hoặc trung bình.  

Khả năng ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ tốt, giao tiếp hiệu quả hơn mặc dù vẫn gặp đôi chút khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn từ. 

Khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, nhiều người không nói được hoặc nói chậm.

Kỹ năng xã hội 

Gặp khó khăn trong tương tác xã hội, nhưng vẫn có khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội ở mức độ nhất định.

Gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc hiểu và tương tác xã hội, thường không có sự quan tâm hoặc hiểu biết về cảm xúc của người khác.

Hành vi 

Xuất hiện các hành vi đặc trưng của tự kỷ như lặp đi lặp lại nhưng tần suất thấp hơn so với tự kỷ thông thường. 

Hành vi lặp đi lặp lại xuất hiện rõ rệt, thường xuyên, có thể cản trở sự phát triển và học tập.

Khả năng học hỏi & Nhận thức

Học và phát triển các kỹ năng thông qua giáo dục đặc biệt và sự hỗ trợ. Đồng thời, khả năng nhận biết và hiểu về thế giới xung quanh khá tốt. 

Cần có sự can thiệp chuyên biệt, đặc biệt trong việc học các kỹ năng cơ bản. Trường hợp này, người bị tự kỷ gặp khó khăn trong việc phân biệt các tình huống xã hội và cảm xúc.

Người tự kỷ có tài năng vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội

Người tự kỷ có tài năng vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội

1.2 Tỷ lệ xuất hiện – Vì sao hiếm nhưng không phải không có?

Hội chứng tự kỷ thông minh là trường hợp hiếm, xác suất rất nhỏ, ước tính chỉ có khoảng dưới 10% trẻ em tự kỷ có khả năng đặc biệt hoặc thể hiện tài năng vượt trội. Não bộ của người bị tự kỷ có cấu trúc và tổ chức khác biệt so với người bình thường, điều này có thể tạo ra những ưu thế trong việc xử lý thông tin hoặc trong một số lĩnh vực nhất định. Cụ thể:

  • Tập trung cực cao

Người tự kỷ thường có khả năng tập trung vào một nhiệm vụ hoặc một lĩnh vực cụ thể với mức độ cao hơn người bình thường. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng đặc biệt hoặc tài năng trong các lĩnh vực như toán học, âm nhạc, nghệ thuật, hay kỹ thuật.

  • Cấu trúc não bộ khác biệt

Các nghiên cứu hình ảnh não bộ cho thấy sự khác biệt trong cách các vùng não giao tiếp với nhau ở những người tự kỷ. Điều này có thể dẫn đến việc họ có thể xử lý thông tin một cách chi tiết và tỉ mỉ hơn trong một số lĩnh vực cụ thể.

  • Thiên hướng về sự chính xác và logic

Những người tự kỷ thông minh có xu hướng xử lý thông tin theo cách rất chính xác và logic, điều này có thể là một lợi thế trong các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, phân tích hoặc sáng tạo trong khuôn khổ logic, chẳng hạn như lập trình máy tính hoặc nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, hội chứng tự kỷ thường đi kèm với các vấn đề về giao tiếp xã hội, nhận thức cảm xúc và các vấn đề hành vi, gây ảnh hưởng đến việc phát triển khả năng đặc biệt như ở những người khác.

Tự kỷ thông minh là trường hợp hiếm, xác suất rất nhỏ

Tự kỷ thông minh là trường hợp hiếm, xác suất rất nhỏ

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thông minh

Hội chứng tự kỷ thông minh hiếm gặp nhưng không phải không có. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhìn ra được sự đặc biệt này. Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỷ thông minh và sự mâu thuẫn giữa những điểm mạnh - điểm yếu của người mắc hội chứng này:  

2.1 Biểu hiện nổi bật ở từng nhóm tài năng

Để nhận biết trẻ mắc hội chứng tự kỷ thông minh, bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện nổi bật ở từng nhóm tài năng như sau: 

  • Tài năng về toán học & logic 

Một số trẻ có khả năng tư duy toán học và logic đặc biệt. Chẳng hạn như, trẻ có thể giải quyết các bài toán phức tạp, nhạy cảm với con số, tính toán nhanh chóng và yêu thích các con số. Thậm chí, một số trẻ còn có khả năng nhận ra các quy luật logic, mối quan hệ giữa các con số hoặc sự kiện nhanh chóng. Trong thực tế, khả năng đặc biệt này của trẻ được giáo viên giúp nhận thấy thông qua các tiết học. 

  • Tài năng về âm nhạc 

Khả năng nghe và ghi nhớ các giai điệu, âm thanh hoặc một bài hát dễ dàng là một trong những đặc điểm nổi bật ở trẻ tự kỷ thông minh. Trẻ rất nhạy bén khi cảm nhận nhịp điệu, hòa âm và tông âm. Nhiều trẻ tự kỷ còn có khả năng chơi nhạc cụ và sáng tác âm nhạc mà không cần hướng dẫn nhiều. 

  • Tài năng nghệ thuật 

Biểu hiện nổi bật ở trẻ tự kỷ thông minh thể hiện ở tài năng nghệ thuật vượt trội. Chúng dễ dàng quan sát và tái hiện lại thế giới xung quanh với mức độ chi tiết cao, đôi khi vượt trội hơn so với người khác. Đồng thời, trẻ có tinh thần sáng tạo và khả năng tìm ra những phương pháp mới để thể hiện nghệ thuật. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thông minh còn phát triển phong cách nghệ thuật riêng biệt, với những tác phẩm có chiều sâu cảm xúc hoặc ý tưởng.

  • Tài năng về ngôn ngữ 

Trẻ tự kỷ IQ cao trong lĩnh vực ngôn ngữ sẽ có khả năng ghi nhớ và sử dụng từ ngữ rất phong phú, thậm chí có thể viết lách một cách thuần thục và sáng tạo. Trẻ tự kỷ có thể sử dụng ngôn ngữ theo cách rất độc đáo và dễ gây ấn tượng.

Trẻ tự kỷ thông minh sẽ nổi bật với một nhóm tài năng cụ thể

Trẻ tự kỷ thông minh sẽ nổi bật với một nhóm tài năng cụ thể

2.2 Sự mâu thuẫn giữa điểm mạnh – điểm yếu

Những điểm mạnh của hội chứng tự kỷ thông minh mang lại cho trẻ nhiều cơ hội phát triển đặc biệt nhưng cũng gây ra thách thức đáng kể trong cuộc sống. Dưới đây là bảng phân tích chi tiết sự mâu thuẫn giữa điểm mạnh và điểm yếu ở trẻ tự kỷ thông minh: 

Điểm mạnh

Điểm yếu

Trẻ tập trung sâu vào một nhiệm vụ hoặc lĩnh vực cụ thể, giúp phát triển tài năng đặc biệt.

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu ngôn ngữ cơ thể hoặc cảm xúc của người khác.

Trẻ có khả năng xử lý các chi tiết nhỏ một cách chính xác, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, toán học.

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối các chi tiết lại với nhau hoặc nhìn nhận vấn đề từ góc độ tổng thể.

Trẻ có thể ghi nhớ rất chi tiết, kể cả những thông tin mà người khác dễ quên.

Trẻ gặp khó khăn khi phải thay đổi thói quen hoặc điều chỉnh cách giải quyết vấn đề khi tình huống thay đổi.

Trẻ làm việc một cách tỉ mỉ và kiên trì, đặc biệt trong các công việc yêu cầu sự chính xác cao.

Trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc bối rối khi gặp phải sự thay đổi hoặc không kiểm soát được tình huống.

Trẻ có những giải pháp sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, và công nghệ.

Trẻ không hiểu và không tham gia được vào các tương tác xã hội, thiếu kỹ năng nhận thức cảm xúc của người khác.

Trẻ có khả năng làm việc độc lập và đạt được thành tựu lớn trong học tập hoặc nghiên cứu.

Trẻ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, như ăn uống, mặc đồ, hoặc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Khả năng phân tích các tình huống và thông tin sâu sắc, giúp phát hiện ra các mối quan hệ hoặc xu hướng.

Trẻ thiếu khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân, dẫn đến phản ứng không phù hợp trong các tình huống cảm xúc.

3. Hội chứng tự kỷ thông minh có phải là điều “may mắn”?

Thật khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Hội chứng tự kỷ thông minh có phải là điều may mắn?”. Bởi dù có những khả năng vượt trội nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể: 

Mặt tích cực

Mặt thách thức

- Một số trẻ tự kỷ thông minh cao có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

- Khả năng tập trung cao độ vào một môn học có thể mang lại kết quả học tập ấn tượng

- Nhiều người mắc bệnh tự vẫn trở thành thiên tài như Kim Peek (thiên tài về trí nhớ), Temple Grandin (giáo sư, chuyên gia nổi tiếng về động vật học),....

- Đôi khi, phụ huynh thường tập trung vào “tài năng” mà quên mất cần can thiệp chuyên biệt. 

- Sự tập trung cao độ có thể khiến việc chuyển sang các hoạt động mới hoặc thay đổi thói quen trở nên chán nản, khó chịu. 

- Không ít trẻ bị gán mác thiên tài nhưng thực ra đang cần hỗ trợ tâm lý & phát triển kỹ năng sống. 

Dù có khả năng vượt trội nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách

Dù có khả năng vượt trội nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách

4. Vai trò của phát hiện sớm & can thiệp đúng với trẻ tự kỷ có tài năng

Phát hiện và can thiệp sớm, đúng cách giúp trẻ tự kỷ thông minh phát huy tối đa tài năng của mình. Từ đó, mở ra cơ hội hòa nhập cuộc sống và thông công trong học tập. 

4.1 Phát hiện đúng để nuôi dưỡng đúng

Việc điều chỉnh các biện pháp can thiệp cho những người mắc hội chứng tự kỷ thông minh là rất quan trọng. Mỗi người trong phổ tự kỷ đều có những điểm mạnh và thách thức riêng, nhấn mạnh nhu cầu về cáckế hoạch điều trị được cá nhân hóa. Các kế hoạch này thường liên quan đến nỗ lực hợp tác của các nhà tâm lý học, nhà giáo dục và nhà trị liệu để tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ.

Các chiến lược cá nhân hóa có thể cải thiện đáng kể cả sự phát triển về mặt xã hội và học thuật của những người mắc chứng Tự kỷ thông minh. Việc kết hợp các kỹ thuật thúc đẩy kỹ năng giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc có thể dẫn đến tương tác tốt hơn với bạn bè và hiệu suất tốt hơn trong môi trường học tập. Đáng chú ý, việc tập trung vào khả năng đặc biệt của họ cũng củng cố lòng tự trọng và khuyến khích phát triển kỹ năng hơn nữa.

4.2 Mirai Care đồng hành trong hành trình phát hiện và phát triển tiềm năng của trẻ

Mirai Care luôn đồng hành cùng các gia đình và trẻ em trong hành trình phát hiện và phát triển tiềm năng của trẻ tự kỷ, đặc biệt là những trẻ có tài năng tiềm ẩn. Mirai Care hiểu rằng mỗi trẻ là một cá thể độc đáo với những đặc điểm và khả năng riêng. Chúng tôi hướng đến áp dụng các phương pháp sàng lọc chuyên sâu, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc can thiệp và nuôi dưỡng tài năng. 

Nhằm cung cấp thông tin khoa học chính thống và hỗ trợ các gia đình có trẻ tự kỷ, Mirai Care phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc Tokyo (TSRI) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát hiện sớm và phương pháp trị liệu mới cho trẻ tự kỷ”. Chắc hẳn, với sự kết nối chặt chẽ giữa Mirai Care và TSRI, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh tự kỷ tại Việt Nam với liệu pháp tế bào gốc. Nhờ đó, trẻ sớm cải thiện chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Mirai Care đồng hành cùng các gia đình và trẻ em trong hành trình phát triển tiềm năng của trẻ tự kỷ

Mirai Care đồng hành cùng các gia đình và trẻ em trong hành trình phát triển tiềm năng của trẻ tự kỷ

5. Phụ huynh nên làm gì khi nghi ngờ con là “tự kỷ thông minh”?

Khi nghi ngờ con mắc hội chứng tự kỷ thông minh, phụ huynh không nên quá vui mừng. Thay vào đó, hãy làm những việc sau: 

5.1 Không nên thần thánh hóa – cũng không nên bỏ qua

Đầu tiên, thay vì thần thánh hóa tài năng của con, phụ huynh cần giữ thái độ tỉnh táo và thực tế. Việc thần thánh hóa trẻ, cho rằng trẻ có thể tự vượt qua mọi khó khăn mà không cần sự hỗ trợ vô tình khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội phát triển quan trọng. 

Ngược lại, việc bỏ qua các dấu hiệu sớm mà không can thiệp kịp thời cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn để đánh giá đúng mức độ và tiềm năng của con.

5.2 Hướng dẫn 3 bước cha mẹ có thể làm ngay

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 3 bước phụ huynh có thể làm ngay khi nghi ngờ con tự kỷ thông minh, tự kỷ có tài năng: 

  • Bước 1, quan sát và ghi lại các hành vi, khả năng của con

Cha mẹ nên chú ý đến những hành vi, thói quen hay sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội của trẻ để nhận diện sớm các dấu hiệu tự kỷ. Ghi lại những biểu hiện này sẽ giúp chuyên gia dễ dàng đánh giá và đưa ra phương án can thiệp phù hợp.

  • Bước 2, tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia

Nếu nghi ngờ con bị tự kỷ có tài năng thì cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám và sàng lọc bởi các bác sĩ, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia về tự kỷ. Từ đó, đưa ra được đánh giá chính xác và khoa học về tình trạng của trẻ.

  • Bước 3, xây dựng môi trường hỗ trợ và thúc đẩy trẻ phát triển

Bên cạnh việc can thiệp từ chuyên gia, cha mẹ cũng có thể tạo ra một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và khuyến khích con khám phá, học hỏi. Các hoạt động giúp phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp, và tư duy là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ tự kỷ thông minh.

Thay vì thần thánh hóa tài năng của con, phụ huynh cần giữ thái độ tỉnh táo

 Thay vì thần thánh hóa tài năng của con, phụ huynh cần giữ thái độ tỉnh táo 

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến hội chứng tự kỷ thông minh bao gồm định nghĩa, điểm mạnh, thách thức và cách phân biệt với tự kỷ thông thường. Ngay khi nghi ngờ con tự kỷ thông minh, cha mẹ không nên quá vui mừng, thay vào đó hãy chú ý quan sát biểu hiện hành vi của con và liên hệ với chuyên gia tìm kiếm sự hỗ trợ. Và đừng quên theo dõi Mirai Care thường xuyên để không bỏ lỡ những tin tức về trẻ tự kỷ vô cùng hữu ích mỗi ngày.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi