[Giải đáp] Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ, đúng hay sai?
Table of Contents
Trong một vài trường hợp, khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ, một căn bệnh đe dọa tính mạng và để lại hậu quả nặng nề. Đột quỵ xảy ra khi máu không được cung cấp đủ đến một phần não, dẫn đến tổn thương mô não. Dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ cho bạn những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngất xỉu và mối liên hệ giữa 2 vấn đề này.
1. Ngất xỉu và đột quỵ có mối liên hệ nguy hiểm
Ngất xỉu và đột quỵ có mối liên hệ nguy hiểm vì trong một số trường hợp, khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ sắp xảy ra. Khi máu không được cung cấp đầy đủ cho não bộ trong thời gian ngắn, ngất xỉu có thể là phản ứng của cơ thể để bảo vệ não khỏi sự thiếu hụt oxy. Tình trạng này không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ gây đột quỵ. Bên cạnh đó, ngất xỉu do đột quỵ còn cảnh báo não bộ đang chịu tổn thương. Việc nhận diện không kịp thời các triệu chứng này có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Giữa ngất xỉu bình thường và ngất xỉu cảnh báo đột quỵ có sự khác nhau về triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như thời gian phục hồi.
- Triệu chứng
Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ thường đi kèm một vài triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, mất khả năng nói, khả năng vận động cũng bị mất (ít nhất một bên cơ thể). Vài trường hợp, người bệnh có thể tỉnh lại nhưng các triệu chứng thần kinh kéo dài, khó biến mất. Trong khi đó, ngất xỉu thông thường xảy ra nhanh chóng, không để lại di chứng lâu dài, phục hồi và không bị tổn thương não sau ngất.
- Nguyên nhân
Ngất xỉu thông thường xảy ra do sự giảm lượng máu cung cấp cho não tạm thời do mệt mỏi, căng thẳng hoặc thay đổi tư thế đột ngột gây ra. Trong khi đó, ngất xỉu do đột quỵ xảy ra khi máu ngừng cho một phần não đột ngột do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não.
- Mức độ nguy hiểm
Ngất xỉu thông thường thường không nguy hiểm và không gây hậu quả lâu dài nếu được xử lý đúng cách. Còn khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Cần phải cấp cứu ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương não.
Ngất xỉu có thể cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ sắp xảy ra
2. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngất xỉu
Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ được nhận biết như thế nào? Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi bị ngất xỉu phổ biến nhất:
2.1 Ngất xỉu kèm theo rối loạn ý thức kéo dài
Ngất xỉu đột ngột là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt là khi tình trạng này đi kèm rối loạn ý thức trong thời gian dài hơn bình thường. Triệu chứng của đột quỵ thường bao gồm ngất xỉu, rối loạn ý thức kéo dài hoặc mất ý thức tạm thời khiến người bệnh không phản ứng với tác động từ môi trường. Ngoài ra, nếu bạn bị ngất xỉu và không tỉnh lại ngay sau khi ngất thì nguy cơ cảnh báo đột quỵ rất cao.
2.2 Mất khả năng cử động hoặc tê liệt một bên cơ thể
Sau khi ngất xỉu, nếu bạn cảm thấy tê liệt hoặc một bên cơ thể không thể cử động thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến không đủ máu nuôi não. Ngay cả khi đã tỉnh sau ngất xỉu mà triệu chứng này kéo dài, bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ tổn thương não và cải thiện cơ hội phục hồi.
2.3 Rối loạn giọng nói và thị giác
Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ nếu bạn bị rối loạn giọng nói và thị giác sau khi tỉnh. Điều này thể hiện rõ trong việc bạn nói khó khăn và không hiểu lời người khác hoặc thị giác bị mờ, thậm chí một bên mắt bị mù. Những triệu chứng này cho thấy một phần não bộ tổn thương và không hoạt động bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức và cảm giác.
Sau ngất xỉu, bạn bị rối loạn giọng nói hoặc thị giác thì có nguy cơ bị đột quỵ
2.4 Đau đầu dữ dội và chóng mặt bất thường
Nếu sau khi ngất xỉu, bạn xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột, dữ dội, chưa từng gặp trước đây hay bị hoa mắt, mất thăng bằng, khó giữ tư thế thì đó có thể là lời cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt, khi cơn đau đầu khác thường xuất hiện đột ngột, kéo dài cùng cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, bạn cần xem xét đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức.
2.5 Nhịp tim bất thường và khó thở
Đột quỵ có thể gây ra ngất xỉu cùng với nhịp tim bất thường và khó thở. Điều này xảy ra khi một phần của não bị thiếu máu do tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, khó thở hoặc ngất xỉu.
Bên cạnh đó, đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, dẫn đến việc thiếu oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não. Lúc này, một số vùng não có thể không còn hoạt động đúng cách, dẫn đến sự mất kiểm soát các chức năng cơ thể như nhịp tim và hô hấp. Điều này có thể gây ra các vấn đề như nhịp tim bất thường và khó thở.
Đột quỵ có thể gây ra ngất xỉu cùng với nhịp tim bất thường và khó thở
3. Làm gì khi bị ngất xỉu nghi ngờ đột quỵ?
Bạn nghi ngờ khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ, việc hành động nhanh chóng và đúng cách rất quan trọng. Dưới đây là các bước cần thực hiện ngay lập tức:
- Gọi cấp cứu
Nếu nghi ngờ người đó bị đột quỵ, gọi ngay số điện thoại cấp cứu (115) để được hỗ trợ y tế khẩn cấp. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về các triệu chứng như ngất xỉu, khó thở, mất cảm giác, yếu cơ, khó nói cùng thời gian chúng bắt đầu xuất hiện và kéo dài.
- Kiểm tra các triệu chứng của đột quỵ
Bạn có thể sử dụng phương pháp FAST để xác định các dấu hiệu của đột quỵ. Trong đó:
- F - Face (Mặt): Yêu cầu người bệnh cười hay làm bất cứ biểu cảm nào trên mặt. Nếu một bên mặt bị xệ hoặc không cử động được thì đó là dấu hiệu đột quỵ.
- A - Arm (Tay): Hãy yêu cầu người bệnh dơ tay lên, trường hợp không nâng lên hoặc tay bị yếu đi thì nguy cơ đột quỵ cao.
- S - Speech (Nói): Tiếp đến, bạn hãy yêu cầu người bệnh nói một câu ngắn, đơn giản. Nếu người đó không nói được hoặc khó khăn khi nói thì rất có thể bị đột quỵ.
- T - Time (Thời gian): Việc ghi lại thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rất quan trọng. Bạn cần báo lại chi tiết với nhân viên y tế để đảm bảo bắt đúng bệnh, điều trị đúng phương pháp.
- Giữ người bệnh an toàn
Khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ, bạn hãy đặt người bị ngất xuống nơi an toàn, đặt đầu thấp và nghiêng người để tránh bị nghẹt thở. Lưu ý, không cho người bệnh uống nước, ăn thức ăn hoặc uống thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giữ người bệnh bình tĩnh
Bạn đừng để người bệnh cố gắng đứng dậy hoặc di chuyển khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn cần trấn an để người bệnh bình tĩnh, tránh làm lo lắng.
- Theo dõi thêm các dấu hiệu
Nếu người bệnh tỉnh lại sau khi ngất xỉu, bạn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thay đổi trong tình trạng của họ. Hãy chú ý đến việc có xuất hiện thêm các triệu chứng như rối loạn nhịp thở, co giật, mất ý thức hoặc thay đổi trong khả năng nói và cử động. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khó thở hoặc mất ý thức lần nữa, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế.
Nếu nghi ngờ đột quỵ khi ngất xỉu thì phải liên hệ cơ sở y tế sớm
4. Phòng ngừa đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc Nhật Bản
Trong những năm gần đây, liệu pháp tế bào gốc đang thu hút sự chú ý vì khả năng điều trị một số bệnh lý thần kinh, trong đó có đột quỵ.Tế bào gốc có thể có khả năng giảm thiểu chấn thương và thúc đẩy phục hồi sau đột quỵ.
Các tế bào gốc cấy ghép đã được chứng minhtrong các mô hình động vật là di chuyển đến vùng bị thương, tiết ra các hợp chất dinh dưỡng thần kinh, thúc đẩy tái thông mạch, tăng cường tính dẻo và điều chỉnh phản ứng viêm, do đó giảm thiểu chấn thương. Các tế bào gốc thần kinh nội sinh cũng có xu hướng phản ứng đáng kể với chấn thương.
Với cơ chế trên, sử dụng tế bào gốc trong điều trị đột quỵ hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh là điều hoàn toàn có thể, giúp người bệnh cải thiện các vấn đề như mất khả năng di chuyển, nói khó khăn và nhận thức kém. Đồng thời, tế bào gốc cũng tăng khả năng kích thích quá trình tái tạo mạch máu, đảm bảo cung cấp oxy và dưỡng chất cho vùng tổn thương, ngăn ngừa đột quỵ tiến triển.
Sử dụng tế bào gốc trong điều trị đột quỵ hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh
Nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng đến nghiên cứu và phát triển tế bào gốc gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Đức, Hàn Quốc, Úc, Canada, Singapore,.... Nổi bật trong số đó phải kể đến Nhật Bản, quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc áp dụng liệu pháp này trong điều trị các bệnh lý, đặc biệt là trong việc phục hồi chức năng thần kinh và chữa trị các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ.
Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị hợp tác với trung tâm Tế bào gốc Helene Clinic, cơ sở có nhiều giấy phép trị liệu tế bào gốc nhất. Helene còn là cơ sở đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản, được cố vấn bởi ngài Hosokawa Ritsuo – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Trung tâm Helene là đối tác thân thiết trong nhiều năm qua của Mirai Care, cùng hướng đến mục tiêu đem đến cho người Việt cơ hội tiếp cận thật nhiều lợi ích từ liệu pháp tế bào gốc.
Mirai Care hợp tác cùng trung tâm Tế bào gốc HELENE
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc phòng ngừa đột quỵ ngay từ đầu thay vì chỉ dựa vào liệu pháp tế bào gốc sau khi bệnh đã xảy ra. Bởi, đột quỵ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, thậm chí tử vong. Việc để bệnh xảy ra vừa tốn kém chi phí y tế vừa ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống cá nhân và gia đình.
Tóm lại, khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu bị đột quỵ như lời cảnh báo không thể coi nhẹ. Việc nhận diện và hiểu rõ các dấu hiệu của đột quỵ giúp người bệnh chủ động trong việc tìm kiếm hỗ trợ y tế kịp thời, giảm nguy cơ tổn thương nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hy vọng qua bài viết trên của Mirai Care, bạn sẽ hiểu hơn về mối quan hệ giữa ngất xỉu và đột quỵ. Đừng quên, theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều tin tức về sức khỏe hữu ích hơn.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Bài viết phổ biến khác