Phụ huynh không nên làm gì với trẻ tự kỷ? 10 điều cha mẹ cần biết
Table of Contents
Không nên làm gì với trẻ tự kỷ? Đây là điều băn khoăn của nhiều phụ huynh khi đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành. Bởi mỗi trẻ tự kỷ đều có cách cảm nhận và tương tác với thế giới theo cách riêng. Hiểu đúng và tránh những điều không nên làm sẽ giúp cha mẹ hỗ trợ con tốt hơn, tạo môi trường tích cực để con phát triển toàn diện. Hãy cùng Mirai Care khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao cần hiểu đúng cách ứng xử với trẻ tự kỷ?
Hiểu đúng về cách ứng xử với trẻ tự kỷ là nền tảng quan trọng để tránh những hành vi không nên làm gì với trẻ tự kỷ, giúp trẻ phát triển tốt hơn trong môi trường yêu thương và tôn trọng.
1.1 Trẻ tự kỷ có cách cảm nhận và xử lý thông tin khác biệt
Trẻ tự kỷ thường tiếp nhận và xử lý thông tin theo cách không giống với trẻ bình thường. Những khác biệt này thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm giác quan, ngôn ngữ, tư duy và tương tác xã hội.
Khác biệt về cảm giác:Trẻ tự kỷ có thể có phản ứng quá mức hoặc dưới mức với các kích thích giác quan như âm thanh, ánh sáng, mùi vị, hoặc xúc giác.
- Một số trẻ có thể bị nhạy cảm quá mức với tiếng ồn, dễ bị kích động khi nghe âm thanh lớn.
- Một số trẻ khác lại tìm kiếm cảm giác mạnh, thích sờ chạm vào vật liệu có kết cấu đặc biệt hoặc đung đưa người để cảm nhận không gian.
Khác biệt trong xử lý thông tin ngôn ngữ:Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Một số trẻ có thể:
- Hiểu ngôn ngữ theo nghĩa đen, khó nắm bắt ý nghĩa ẩn dụ hoặc lời nói có tính biểu tượng.
- Gặp khó khăn trong việc sắp xếp ý tưởng và diễn đạt suy nghĩ.
- Sử dụng ngôn ngữ lặp đi lặp lại (echolalia), nhắc lại lời người khác mà không hoàn toàn hiểu nghĩa.
Khác biệt trong tư duy và học tập:Trẻ tự kỷ thường có xu hướng tư duy theo cách cụ thể và chi tiết hơn là tư duy tổng quát và linh hoạt
- Tập trung vào các chi tiết nhỏ mà bỏ qua bức tranh tổng thể.
- Khó thích nghi với sự thay đổi hoặc tình huống mới do cách xử lý thông tin mang tính cố định.
- Có khả năng đặc biệt trong một số lĩnh vực như ghi nhớ, toán học hoặc nghệ thuật, nhưng lại gặp khó khăn trong những kỹ năng khác như giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
Khác biệt trong tương tác xã hội:Do cách cảm nhận và xử lý thông tin khác biệt, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và tham gia vào các tương tác xã hội. Ví dụ:
- Khó hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, hoặc ngữ điệu giọng nói.
- Không chủ động giao tiếp hoặc khó duy trì hội thoại theo cách thông thường.
- Có thể thích chơi một mình hoặc tham gia vào các hoạt động theo cách riêng thay vì theo nhóm.
Trẻ tự kỷ có cách cảm nhận và xử lý thông tin khác biệt
1.2 Ảnh hưởng của hành vi cha mẹ đến quá trình phục hồi
Mỗi lời nói, hành động của cha mẹ đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của trẻ tự kỷ. Những phản ứng tiêu cực như quát mắng, so sánh hay gây áp lực có thể khiến trẻ thu mình và khó tiếp nhận can thiệp. Ngược lại, một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và hỗ trợ đúng cách sẽ giúp con cải thiện khả năng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc và hòa nhập tốt hơn.
Chính vì thấu hiểu vai trò của cha mẹ nên Mirai Care luôn đề cao hướng tới cùng phụ huynh xây dựng liệu trình dành cho trẻ tự kỷ. Từ tư vấn sớm đến các phương pháp can thiệp tiên tiến như điều trị tế bào gốc Tokyo Nhật Bản, Mirai Care cam kết sẽ luôn tận tâm tư vấn và đồng hành cùng cha mẹ và trẻ. Mỗi trẻ tự kỷ đều có hành trình phát triển riêng, và việc thấu hiểu, ứng xử đúng cách chính là chìa khóa giúp con vững bước trong tương lai.
Ảnh hưởng của hành vi cha mẹ đến quá trình phục hồi
2. 10 điều phụ huynh không nên làm với trẻ tự kỷ
Chăm sóc và đồng hành cùng trẻ tự kỷ là một hành trình dài đầy thử thách nhưng cũng tràn ngập những khoảnh khắc ý nghĩa. Để giúp con phát triển một cách tốt nhất, cha mẹ cần tránh những điều không nên làm gì với trẻ tự kỷ sau.
2.1 Không so sánh con với trẻ bình thường
Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển riêng, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Khi cha mẹ so sánh con với bạn bè cùng trang lứa, điều đó có thể khiến con cảm thấy tự ti, thậm chí hình thành suy nghĩ tiêu cực rằng “mình không tốt bằng người khác”. Trẻ tự kỷ có những thế mạnh riêng, chỉ là cách con thể hiện chúng khác biệt so với những đứa trẻ khác.
Thay vì tập trung vào những điều con chưa làm được, cha mẹ hãy ghi nhận từng bước tiến của con, dù là nhỏ nhất. Nhìn nhận con như một cá thể đặc biệt với hành trình riêng không chỉ giúp con có động lực mà còn giúp cha mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong quá trình nuôi dạy.
2.2 Không la mắng hay trừng phạt khi con không hợp tác
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu của cha mẹ, đặc biệt là những lời nói mang tính mệnh lệnh. Khi con không nghe lời hoặc có những hành vi không phù hợp, nhiều cha mẹ có xu hướng cáu giận, trách mắng hoặc thậm chí phạt con. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến trẻ thêm lo âu, thu mình hơn và có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực.
Thay vào đó, cha mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao con không hợp tác. Có thể con chưa hiểu yêu cầu, cảm thấy bị quá tải, hoặc đơn giản là không thích cách cha mẹ yêu cầu. Hãy kiên nhẫn hướng dẫn con theo cách nhẹ nhàng hơn, sử dụng hình ảnh minh họa hoặc ngôn ngữ cơ thể để giúp con dễ hiểu.
Không la mắng hay trừng phạt khi con không hợp tác
2.3 Không ép con giao tiếp theo cách người lớn
Một trong những điều không nên làm gì với trẻ tự kỷ là không ép con giao tiếp theo cách người lớn. Bởi giao tiếp không chỉ là lời nói. Nhiều trẻ tự kỷ sử dụng ánh mắt, cử chỉ, tranh ảnh hoặc ký hiệu để thể hiện mong muốn của mình. Nếu cha mẹ chỉ tập trung vào việc yêu cầu con nói, mà không để ý đến những cách giao tiếp khác, con có thể cảm thấy bị áp lực hoặc không được thấu hiểu.
Hãy học cách “lắng nghe không lời” bằng cách quan sát biểu cảm, hành động của con. Nếu con sử dụng tranh ảnh hoặc ngôn ngữ ký hiệu, cha mẹ hãy phản hồi theo cách con có thể hiểu, từ đó dần dần khuyến khích con phát triển kỹ năng giao tiếp theo khả năng riêng của mình.
2.4 Không gọi con là “bị bệnh” trước mặt người khác
Ngôn từ có thể trở thành vũ khí vô hình làm tổn thương trẻ. Khi cha mẹ nói về con như một đứa trẻ “bị bệnh”, con có thể cảm nhận được ánh mắt thương hại hoặc kỳ thị từ mọi người xung quanh. Điều này có thể khiến con tự ti và hình thành suy nghĩ rằng mình là người có vấn đề.
Thay vào đó, hãy dùng những từ ngữ tích cực hơn như “con có cách phát triển riêng”, “con đang học cách làm quen với thế giới”. Điều quan trọng là con cần được tôn trọng và đối xử bình đẳng như bao đứa trẻ khác.
2.5 Không bao bọc quá mức khiến con mất tính tự lập
Một sai lầm phổ biến trong danh sách những điều không nên làm gì với trẻ tự kỷ là bao bọc quá mức khiến con mất tính tự lập. Vì lo lắng con gặp khó khăn, nhiều cha mẹ có thói quen làm giúp con mọi việc, từ ăn uống, mặc quần áo đến dọn dẹp đồ đạc. Tuy nhiên, nếu con không được rèn luyện kỹ năng tự lập, con sẽ ngày càng phụ thuộc và khó thích nghi với cuộc sống sau này.
Cha mẹ cần kiên nhẫn tạo điều kiện để con tự làm những việc phù hợp với khả năng. Hãy để con có cơ hội “tự làm – tự sai – tự sửa” trong một giới hạn an toàn, điều này giúp con tự tin hơn vào bản thân.
Không bao bọc quá mức khiến con mất tính tự lập
2.6 Không trì hoãn can thiệp sớm – thời gian là vàng
Một trong những sai lầm lớn nhất không nên làm gì với trẻ tự kỷ là chờ đợi quá lâu trước khi can thiệp. Giai đoạn từ 0–6 tuổi là “cửa sổ vàng” cho sự phát triển não bộ. Đây là thời điểm trẻ có khả năng học hỏi và thay đổi nhanh chóng. Nếu cha mẹ trì hoãn can thiệp, con có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp các mốc phát triển quan trọng.
Nhiều phụ huynh đã tiếc nuối vì đã “đợi thêm 1 năm” – và con tụt lại so với bạn. Theo thống kê tại Mirai Care, hơn 83% trẻ tự kỷ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đã có tiến bộ rõ rệt chỉ sau 3–6 tháng. Vì vậy, đừng chờ đợi – hãy hành động càng sớm càng tốt!
2.7 Không chạy theo nhiều phương pháp can thiệp cùng lúc
Việc áp dụng quá nhiều phương pháp can thiệp cùng lúc có thể khiến trẻ bị quá tải, mất đi sự nhất quán trong học tập và sinh hoạt. Một số cha mẹ liên tục thay đổi phương pháp khi không thấy hiệu quả ngay lập tức, nhưng điều này chỉ khiến con bối rối và không có nền tảng phát triển vững chắc.
Điều quan trọng là cá nhân hóa theo lộ trình, kiên trì thực hiện và dưới sự theo sát của chuyên gia để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
2.8 Không cô lập con khỏi môi trường xã hội
Một trong những điều không nên làm với trẻ tự kỷ là giữ con trong vòng an toàn của gia đình, vô tình tước đi cơ hội giúp con học hỏi và thích nghi với thế giới xung quanh. Dù có những khác biệt trong giao tiếp, trẻ tự kỷ vẫn cần được tương tác với bạn bè và môi trường xã hội để phát triển kỹ năng sống. Nếu cha mẹ ngần ngại, không cho con tiếp xúc với bên ngoài, con có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi hòa nhập sau này.
Hãy tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động phù hợp như chơi cùng bạn bè, tham gia lớp học kỹ năng hoặc các nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ. Điều này giúp con dần học được cách tương tác và hòa nhập với cộng đồng.
Không cô lập con khỏi môi trường xã hội
2.9 Không quên chăm sóc sức khỏe tinh thần của cha mẹ
Việc nuôi dạy một đứa trẻ đặc biệt có thể khiến cha mẹ căng thẳng, mệt mỏi. Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần của bản thân, cha mẹ sẽ khó có thể duy trì sự kiên nhẫn và năng lượng tích cực để đồng hành cùng con.
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, chia sẻ với người thân, tham gia các nhóm phụ huynh có con tự kỷ để tìm sự đồng cảm và hỗ trợ. Một tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp cha mẹ có đủ sức mạnh để đi cùng con trên chặng đường dài phía trước.
2.10 Không đánh mất hy vọng – vì con còn rất nhiều cơ hội
Có rất nhiều trẻ tự kỷ đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc như: đã nói, đã học, đã tự lập,… nhờ vào sự kiên trì của gia đình và phương pháp can thiệp đúng đắn. Dù hiện tại con có gặp khó khăn, nhưng nếu cha mẹ không ngừng tin tưởng và đồng hành, con sẽ có cơ hội phát triển theo cách riêng của mình.
Hãy luôn giữ vững niềm tin, bởi sự kiên trì và tình yêu thương của cha mẹ chính là chìa khóa giúp con vươn lên và trưởng thành.
3. Mirai Care – Đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình phục hồi của trẻ tự kỷ
Mirai Care tự hào là đơn vị kết nối tư vấn độc quyền với Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) tại Việt Nam – một phương pháp tiên tiến mang lại cơ hội cải thiện đáng kể cho trẻ tự kỷ. Liệu pháp này không chỉ đảm bảo tính an toàn, mà còn tuân thủ các tiêu chuẩn y khoa nghiêm ngặt, giúp trẻ phát triển tốt hơn về nhận thức, giao tiếp và hành vi.
Với mong muốn mang đến giải pháp hiệu quả và an toàn, Mirai Care đã đồng hành cùng hơn 1.500 gia đình có con mắc chứng tự kỷ tại Việt Nam. Sự tin tưởng này đến từ những kết quả thực tế mà trẻ đạt được sau điều trị, giúp các bậc phụ huynh có thêm hy vọng và niềm tin vào hành trình phục hồi của con.
Mirai Care – Đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình phục hồi của trẻ tự kỷ
Một trong những câu chuyện tiêu biểu là hành trình của bé T – một minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của phương pháp này. Khi hơn một tuổi, bé T bắt đầu có những dấu hiệu khác thường. Bé ít quay đầu lại khi được gọi tên, tương tác mắt kém hơn so với những đứa trẻ khác, thường chạy lăng xăng trong nhà và không phản ứng với tiếng gọi của ba mẹ. Giấc ngủ của bé cũng không ổn định, khó vào giấc và thường xuyên trằn trọc, tỉnh giấc giữa đêm. Những biểu hiện này khiến gia đình vô cùng lo lắng, phải tạm gác công việc để tập trung chăm sóc con.
Tuy nhiên, sau 3 tháng được tư vấn và điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc tại TSRI, bé T đã có những thay đổi tích cực rõ rệt. Trước tiên, bé ăn uống tốt hơn, giấc ngủ cũng cải thiện đáng kể, ngủ sâu hơn, không còn trằn trọc hay thức giấc giữa đêm. Điều đáng mừng nhất là sự thay đổi trong hành vi và khả năng tương tác. Bé bắt đầu biết lắng nghe, tiếp thu tốt hơn và có sự tiến bộ rõ rệt trong ngôn ngữ. Từ chỗ chưa thể nói, giờ bé đã có thể phát âm nhiều hơn, thậm chí nói được một vài từ.
Khi chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, phụ huynh không chỉ cần biết không nên làm gì với trẻ tự kỷ còn phải hiểu rõ những điều nên làm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hiểu đúng – Hành động đúng chính là chìa khóa giúp trẻ tiến bộ mỗi ngày. Đừng quên theo dõi Mirai Care để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ.
Bài viết phổ biến khác