phone

Cách thúc đẩy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Cách thúc đẩy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác và xây dựng mối quan hệ với người khác, điều này có thể khiến các em cảm thấy cô lập và khó hòa nhập với cộng đồng. Chính vì thế, phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷđóng vai trò chủ chốt giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Bài viết này Mirai Care sẽ hỗ trợ phụ huynh lên chiến lược thúc đẩy phát triển các kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ hiệu quả.

1. Những khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều rào cản trong giao tiếp và tương tác xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em.

  • Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ, biểu hiện qua chậm nói hoặc thậm chí không nói. Một số trẻ có thể sử dụng từ ngữ nhưng không theo cách giao tiếp thông thường như lặp lại lời nói của người khác (echolalia) thay vì trả lời câu hỏi. 

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Autism and Developmental Disorders, có tới 25–30% trẻ tự kỷ không phát triển ngôn ngữ chức năng. Khả năng này không chỉ giới hạn ở việc phát âm hay lựa chọn từ ngữ mà còn bao gồm cả sự khó khăn trong việc hiểu nghĩa của lời nói, đặc biệt là các câu trừu tượng hoặc ngụ ý. Điều này khiến trẻ khó tham gia vào các cuộc trò chuyện thông thường và dễ rơi vào tình trạng bị cô lập.

Phần lớn trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp

Phần lớn trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp

  • Khó khăn trong hiểu và thể hiện cảm xúc

Trẻ tự kỷ thường không biết cách tương tác xã hội một cách tự nhiên. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm tránh tiếp xúc mắt, không phản ứng khi được gọi tên hoặc khi người khác nói chuyện, đồng thời không biết cách thể hiện cảm xúc hay chia sẻ sở thích.

Ví dụ, trẻ có thể không nhận ra một nụ cười là biểu hiện của sự vui vẻ, dẫn đến phản ứng không phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Điều này cản trở việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, từ đó làm giảm cơ hội hòa nhập của trẻ trong môi trường gia đình và cộng đồng.

  • Khó khăn trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ

Một trong những đặc điểm phổ biến của trẻ tự kỷ là không duy trì được sự tương tác xã hội liên tục. Ví dụ cụ thể rằng trẻ có thể không biết cách lắng nghe hoặc đáp lại một cách phù hợp khi người khác nói chuyện. Điều này xuất phát từ việc các em thường tập trung quá mức vào sở thích hoặc suy nghĩ cá nhân và ít để ý đến nhu cầu hoặc phản ứng của người khác. 

Những khó khăn trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ không chỉ khiến trẻ tự kỷ cảm thấy cô lập mà còn cản trở sự phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Việc không có cơ hội học hỏi và thực hành các tương tác xã hội trong môi trường bạn bè và cộng đồng khiến trẻ ngày càng bị tách biệt, làm giảm khả năng hòa nhập về sau.

2. Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ

Những kỹ năng xã hội cần thiết cho sự phát triển của trẻ tự kỷ:

Kỹ năng giao tiếp

Trẻ tự kỷ cần học cách sử dụng ngôn ngữ hoặc các công cụ giao tiếp thay thế như hình ảnh, cử chỉ hoặc thiết bị hỗ trợ để thể hiện nhu cầu và suy nghĩ của mình. Đồng thời, trẻ cũng cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe và hiểu được những gì người khác đang nói. Ví dụ, phụ huynh cần dạy trẻ cách chào hỏi, cảm ơn và trả lời các câu hỏi cơ bản sẽ giúp trẻ tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội.

Kỹ năng ứng xử

Rèn luyện cách ứng xử phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau cho trẻ tự kỷ, từ giao tiếp với bạn bè, gia đình đến những người lạ. Điều này bao gồm việc hiểu và tuân thủ các quy tắc xã hội như xếp hàng, chờ đến lượt hoặc biết cách nói "xin lỗi" khi cần thiết. Rèn luyện kỹ năng này giúp trẻ tránh những hiểu lầm hoặc xung đột không đáng có trong các tương tác hàng ngày.

Kỹ năng tự lập

Kỹ năng tự lập là yếu tố quan trọng để trẻ tự kỷ có thể sống một cách độc lập, tự chăm sóc bản thân. Khi đó trẻ cần được hướng dẫn cách thực hiện các hoạt động cơ bản như tự ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Việc phát triển kỹ năng tự lập không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình và người chăm sóc.

Kỹ năng sinh tồn

Kỹ năng sinh tồn bao gồm việc nhận biết và phản ứng phù hợp với các tình huống nguy hiểm hoặc bất ngờ. Trẻ tự kỷ cần học cách xác định các mối nguy hiểm như xe cộ, lửa hoặc người lạ, cũng như biết cách xử lý khi bị lạc. Các bài học thực hành thực tế như học cách gọi người lớn giúp đỡ hoặc ghi nhớ thông tin liên lạc của gia đình sẽ giúp trẻ đối phó với những tình huống khẩn cấp này.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề bất ngờ hoặc thay đổi đột ngột trong thói quen. Dạy trẻ cách phân tích vấn đề, tìm kiếm giải pháp và đưa ra quyết định phù hợp là kỹ năng quan trọng để trẻ tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống phức tạp. Ví dụ, trẻ có thể được dạy cách ứng phó khi một món đồ chơi bị hỏng hoặc khi không tìm thấy đồ vật mình cần.

Kỹ năng tương tác

Kỹ năng tương tác giúp trẻ biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. Điều này bao gồm việc học cách chơi cùng bạn bè, chia sẻ đồ chơi và làm việc nhóm. Việc thực hành kỹ năng tương tác trong môi trường vui chơi hoặc các lớp học kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và tăng cường sự kết nối với mọi người.

Kỹ năng cảm xúc

Trẻ tự kỷ cần học cách nhận biết và quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như hiểu và phản hồi với cảm xúc của người khác. Dạy trẻ nhận diện các trạng thái cảm xúc như vui, buồn, giận dữ thông qua hình ảnh hoặc câu chuyện là một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn trẻ cách xử lý các cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người lớn sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn.

Các kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ cần thiết

Các kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ

3. Các chiến lược giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội

3.1. Tập chơi

Trẻ có thể bắt đầu bằng các trò chơi đơn giản một mình như xếp hình, rút gỗ,... sau đó dần dần tham gia vào các hoạt động nhóm. Điều này giúp trẻ học cách chia sẻ và hợp tác với bạn bè.

3.2. Khen ngợi

Khi trẻ thực hiện đúng các hành vi xã hội như chào hỏi, chia sẻ đồ chơi hoặc lắng nghe người khác, việc khen ngợi sẽ giúp củng cố hành vi tích cực và tạo động lực cho trẻ. Phản hồi tích cực giúp trẻ nhận biết được những hành vi nào là phù hợp và có thể cải thiện kỹ năng xã hội.

3.3. Đóng vai

Đóng vai là một phương pháp giúp trẻ tự kỷ học cách xử lý các tình huống xã hội qua các tình huống giả định. Ví dụ, trẻ có thể đóng vai như đang mua hàng tại cửa hàng, hoặc đóng vai bạn bè trong một buổi trò chuyện. Thông qua việc tái tạo các tình huống xã hội, trẻ học cách ứng xử trong các tình huống thực tế và cải thiện khả năng phản ứng xã hội.

Dạy kỷ kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỉ từ cơ bản để trẻ hòa nhập với cộng đồng

Dạy kỷ kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỉ từ cơ bản để trẻ hòa nhập với cộng đồng

3.4. Đào tạo kỹ năng xã hội

Đào tạo kỹ năng xã hội là quá trình trực tiếp dạy trẻ tự kỷ các kỹ năng giao tiếp cơ bản chẳng hạn như làm quen, trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện. Đây có thể là các bài học cụ thể về cách duy trì cuộc trò chuyện, cách sử dụng biểu cảm khuôn mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cảm xúc.

3.5. Kể chuyện chứa kỹ năng xã hội

Kể chuyện là một phương pháp gián tiếp giúp trẻ tự kỷ hiểu các tình huống xã hội và các kỹ năng tương tác thông qua các câu chuyện. Những câu chuyện này có thể được xây dựng xung quanh các tình huống giao tiếp thông thường như làm quen với bạn mới, tham gia vào trò chơi hoặc biết cách nói lời cảm ơn. Việc kể chuyện sẽ giúp trẻ dễ dàng hiểu được các quy tắc xã hội và cách ứng xử trong những hoàn cảnh cụ thể.

3.6. Hỗ trợ trực quan

Hỗ trợ trực quan bằng cách sử dụng các hình ảnh, biểu đồ,... Ví dụ, thẻ hình ảnh có thể mô tả các hành vi xã hội như "chào hỏi," "cảm ơn",... giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và thực hiện những hành vi này trong các tình huống cụ thể.

Dạy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ qua hình ảnh trực quan

Dạy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ qua hình ảnh trực quan

4. Vai trò của gia đình, nhà trường và cộng đồng

Việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay một tổ chức mà là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Mỗi yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội.

4.1. Vai trò của gia đình

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi để trẻ tự kỷ thực hành kỹ năng xã hội hàng ngày. Xây dựng một không gian sống giúp trẻ tự kỷ dễ dàng thực hành kỹ năng xã hội trong các tình huống hàng ngày như giao tiếp với thành viên trong gia đình, tham gia vào các hoạt động gia đình hoặc thực hiện các công việc tự lập.

Một yếu tố quan trọng nữa chính là sự nhận thức và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Gia đình cần tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp điều trị có thể cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ.

Trong đó, liệu pháp tế bào gốc tủy xương đã được nghiên cứu và chứng minh có thể mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các chức năng thần kinh và xã hội của trẻ tự kỷ. Nhiều nghiên cứu cho thấy liệu pháp này giúp kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh mới, cải thiện khả năng giao tiếp và giảm bớt các hành vi lặp lại của trẻ. Việc kết hợp liệu pháp tế bào gốc với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp hành vi hoặc liệu pháp ngôn ngữ có thể mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ tự kỷ.

Cha mẹ cần tạo cho trẻ tự kỷ sự an toàn để chúng tự tin phát triển

Cha mẹ cần tạo cho trẻ tự kỷ sự an toàn để chúng tự tin phát triển

4.2. Vai trò của nhà trường

Nhà trường cần thiết kế các chương trình học không chỉ chú trọng đến kiến thức mà còn phải bao gồm các hoạt động xã hội giúp trẻ phát triển khả năng tương tác với bạn bè. Những hoạt động này có thể bao gồm các trò chơi nhóm, buổi thảo luận nhóm và các tình huống mô phỏng để trẻ học cách giải quyết mâu thuẫn, chia sẻ ý tưởng và tham gia vào các hoạt động hợp tác.

4.3 Vai trò của cộng đồng

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tự kỷ và các nhu cầu đặc biệt của trẻ tự kỷ sẽ giúp giảm bớt tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử. Các chiến dịch giáo dục cộng đồng có thể giúp mọi người hiểu rằng trẻ tự kỷ cũng có khả năng phát triển và hòa nhập nếu được hỗ trợ đúng cách.

Cộng đồng cần tạo ra các cơ hội để trẻ tự kỷ có thể tham gia vào các hoạt động chung, từ các chương trình giải trí đến các hoạt động công cộng như hội thảo, sự kiện thể thao hoặc các hoạt động tình nguyện. Điều này không chỉ giúp trẻ tự kỷ cảm thấy được chấp nhận mà còn giúp các thành viên khác trong cộng đồng học cách tôn trọng và hiểu sự khác biệt.

Việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và hỗ trợ từ nhiều phía. Mỗi trẻ tự kỷ có một đặc điểm riêng, do đó, cần phải áp dụng các phương pháp can thiệp và hỗ trợ phù hợp để trẻ phát triển khả năng giao tiếp, tương tác, hòa nhập xã hội một cách nhanh chóng nhất. Mirai Care hy vọng rằng với các chiến lược trong bài đã giúp ích cho quý phụ huynh hoàn thiện kế hoạch hỗ trợ trẻ tự kỷ một cách tốt hơn.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi