Làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ tại nhà? Chuyên gia chia sẻ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ? Câu hỏi này được các bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay. Trẻ tự kỷ thường không kiểm soát được hành vi, khó tập trung vào một vật hoặc sự việc. Để cải thiện khả năng tập trung, gia tăng sự chú ý cho trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mirai Care.
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểuchi phí cấy tế bào gốc cho trẻ tự kỷnhé
1. Tại sao cần tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ?
Chú ý được xem là nền tảng cơ bản của sự giao tiếp, học tập, tương tác với người xung quanh. Điều cơ bản trẻ tự kỷ thường gặp phải là mất đi sự chú ý chung, thường tập trung quá mức vào một đồ vật, không quan tâm đến người xung quanh.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường dễ bị phân tán kích thích xung quanh, có thính giác quá nhạy cảm với âm thanh xung quanh. Từ đó, khó tập trung vào tương tác xã hội, giao tiếp với người đối diện. Bên cạnh đó, phần lớn trẻ tự kỷ thường ưu tiên các hoạt động lặp đi lặp lại nên khó tập trung vào giao tiếp.
Trẻ tự kỷ thường dễ bị phân tâm bởi yếu tố xung quanh
Vì vậy, người đối diện cần sử dụng những phương pháp đặc thù nhằm tạo sự chú ý cho trẻ. Đây được xem là một kỹ năng thực hành, được thực hiện bởi lời nói, giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ nhằm tạo sự hứng thú, kích thích chú ý chung của trẻ tự kỷ.
2. Khi nào thực hiện tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ?
Bên cạnh câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ, nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến thời điểm thực hiện kỹ thuật này. Nên áp dụng các phương pháp tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ ngay từ khi phát hiện trẻ có một số dấu hiệu suy giảm chú ý, thực hiện trong khoảng thời gian 20 - 25 phút mỗi ngày.
Kỹ thuật này được thực hiện đồng thời với phát triển lồng ghép kết hợp các kỹ năng khác nhằm gia tăng khả năng tập trung của bé. Phương pháp đặc thù nhằm gia tăng sự chú ý được thực hiện với những đối tượng trẻ tự kỷ như:
- Áp dụng cho những trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ.
- Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có biểu hiện của tự kỷ không điển hình.
- Trẻ chậm phát triển, giao tiếp kém có biểu hiện tự kỷ không điển hình.
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không áp dụng biện pháp tăng sự chú ý cho những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ nặng hoặc mắc các bệnh lý cấp tính. Lý do bởi vì trẻ rối loạn phổ tự kỷ nặng thường có những hành vi thách thức mức độ nặng như: Làm đau bản thân và người xung quanh, kích động quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp,...
Nên thực hiện phương pháp tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ từ sớm
3. Làm gì để tạo chú ý cho trẻ tự kỷ?
Câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ được nhiều cha mẹ quan tâm. Tạo sự chú ý giúp trẻ tăng tương tác với xã hội, phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Dưới đây là những phương pháp đặc thù giúp cải thiện sự chú ý của bé:
3.1 Tạo môi trường học tập thuận lợi
Tạo môi trường học tập thuận lợi là một trong những câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ. Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Mai (Hà Nội) - cô Tạ Thị Kim Hoa chia sẻ quan điểm: “Chủ trương mới đây của Sở GD&ĐT cho phép các trường mầm non tạo điều kiện cho trẻ phổ tự kỷ hòa nhập môi trường bình thường là rất đúng đắn”.
Trong môi trường giáo dịch, học tập thuận lợi trẻ được rèn luyện nhiều kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Để cải thiện sự chú ý cho bé, môi trường giáo dục, học tập cần đảm bảo các yếu tố cơ bản:
- Môi trường học tập yên tĩnh, không có nhiều yếu tố gây xao nhãng.
- Tạo không gian học tập theo sở thích của bé, người dạy cần có sự kết nối với trẻ nhằm gia tăng sự chú ý.
- Kết hợp sử dụng những công cụ hỗ trợ thị giác, bao gồm: Thiết bị giao tiếp thay thế và tăng cường (AAC), bộ ghép hình, hộp nhạc, thẻ hình,... Những công cụ này giúp tăng cường và kích thích não bộ của trẻ, cải thiện các giác quan cách toàn diện.
Tạo môi trường học tập cho trẻ tự kỷ là điều cần thiết nhất
3.2 Sử dụng các kỹ thuật tăng cường
Áp dụng những kỹ thuật tăng cường là một trong những câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ. Để gia tăng sự chú ý cho trẻ, người dạy nên liên hệ giữa điều khen ngợi với các dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ đang làm. Bên cạnh đó, người giao tiếp cũng nên có hành động khen ngợi cho trẻ thông qua hành vi, ánh mắt, cảm xúc.
Khi trẻ chú ý và chấp nhận giao tiếp, trả lời những câu hỏi được đưa ra, người dạy nên có những hành động khen thưởng như: Cho trẻ những món đồ chơi yêu thích, thưởng bánh kẹo, đồ ăn nhẹ,...
Để gia tăng tính tập trung, khả năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ, nhiều Trung tâm thường áp dụng giảng dạy kết hợp với phương pháp PECS. PECS ( Picture Exchange Communication System) là biện pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ thông qua hình ảnh, biểu đồ. Cách giảng dạy bằng PECS giúp trẻ dễ dàng diễn đạt cảm xúc, nhận xét của bản thân đối với những điều bản thân nghe thấy, nhìn thấy.
Giáo viên và trường học nên áp dụng thêm các phương pháp tăng cường tính tập trung
3.3 Áp dụng các phương pháp dạy học đa giác quan
Áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy là một trong những câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ. Để giúp trẻ tự kỷ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn, việc kết hợp nhiều giác quan là một phương pháp vô cùng hữu ích.
Việc kết hợp nhiều giác quan (nhìn, nghe, chạm) giúp tăng sự hứng thú, giúp trẻ ghi nhớ thông tin nhanh chóng. Khi áp dụng những phương pháp dạy học đa giác quan, người dạy có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ như:
- Sử dụng những đồ vật thật nhằm giảng dạy về khái niệm trừu tượng. Chẳng hạn, sử dụng quả táo, quả lê, nho,... để dạy về màu sắc, hình dáng.
- Sử dụng những đồ chơi kích thích thị giác nhằm kích thích khả năng học tập của trẻ. Theo nghiên cứu cho thấy điểm mạnh của trẻ tự kỷ là học bằng thị giác. Vì thế, để gia tăng sự chú ý cho bé, người dạy có thể sử dụng những đồ chơi như: Chong chóng, bộ xếp hình, bóng xà phòng, vòng lò xo ngũ sắc, các loại đèn,...
- Sử dụng những bảng biểu có hình ảnh bắt mắt nhằm giảng dạy cho trẻ về quy tắc, hoạt động hàng ngày.
Người giảng dạy cần sử dụng phương pháp đa giác quan
3.4 Tăng cường giao tiếp
Tăng cường giao tiếp là một trong những câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ. Người giao tiếp với trẻ cần sử dụng đa dạng hành động, cử chỉ, ánh mắt,... nhằm thu hút sự chú ý. Bên cạnh đó, để kích thích sự chú ý của trẻ tự kỷ, cha mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp tăng cường giao tiếp như:
- Thường xuyên gọi tên trẻ: Tên gọi là một trong những yếu tố gia tăng sự chú ý của bé hiệu quả nhất. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết tên gọi của mình bằng cách thường xuyên gọi tên khi cho trẻ ăn, khi đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Sử dụng các câu lệnh ngắn gọn, rõ ràng: Những câu lệnh ngắn sẽ giúp trẻ dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng tone giọng phù hợp khi sử dụng những câu lệnh ngắn.
- Tạo các hoạt động tương tác: Những kỹ năng tương tác là một trong những yếu tố kích thích sự chú ý của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tốt nhất. Vì thế, khi giao tiếp, các bậc cha mẹ nên kết hợp những hoạt động tương tác như: Tương tác bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể (gật đầu, lắc đầu,...), biểu cảm khuôn mặt,...
Tăng cường giao tiếp trong quá trình giảng dạy
3.5 Khuyến khích các hoạt động vận động
Khuyến khích các hoạt động vận động là một trong những câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tăng sự chú ý của trẻ tự kỷ. Các hoạt động vận động giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội toàn diện, hỗ trợ giải phóng năng lượng, hạn chế tối đa tình trạng ù lì.
Các bậc phụ huynh có thể khuyến khích vận động bằng cách dạy cho trẻ những công việc tự chăm sóc bản thân như: Tập gấp quần áo, rửa tay, mang giày, tự phục vụ bữa ăn,... Bên cạnh đó, có thể gia tăng vận động bằng cách cho trẻ đi bộ hàng ngày. Để duy trì thói quen này, cha mẹ nên cho bé đi bộ mỗi ngày 10 - 15 phút vào một khung giờ, lặp lại liên tục trong 2 tuần. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt, cải thiện khả năng tập trung hiệu quả.
3.6 Chơi các trò chơi
Trong quá trình tương tác với trẻ, cần chú ý xem trẻ tự kỷ yêu thích và có hứng thú với món đồ chơi nào. Từ đó, đáp ứng đúng nhu cầu giải trí, chọn loại đồ chơi phù hợp với sở thích của trẻ.
Bên cạnh đó, người giảng dạy có thể tăng cường tương tác xã hội bằng cách chơi cùng trẻ, bàn luận về món đồ chơi trẻ thích. Sau một thời gian, có thể nghiên cứu ra nhiều trò chơi liên quan đến món đồ chơi đó nhằm gia tăng độ khó. Điều này giúp kích thích khả năng tập trung, tính kiên trì, vượt khó của trẻ.
Cho trẻ tự kỷ quyền lựa chọn món đồ chơi yêu thích
4. Một vài chú ý trong quá trình tạo sự chú ý cho trẻ
Để đảm bảo sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ khi áp dụng kỹ thuật đặc thù tăng sự chú ý, người dạy hoặc các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Nên hiểu rõ trẻ tự kỷ có nhu cầu và phương pháp học tập riêng biệt. Vì thế, người giảng dạy cần tìm hiểu nhu cầu và xây dựng liệu trình cải thiện khả năng chú ý phù hợp với trẻ.
- Cần chú ý đến thái độ, hành vi và cảm xúc an toàn của trẻ. Nếu bé có dấu hiệu bài xích, thu mình thì người giảng dạy nên thay đổi cách thức tiếp cận, giao tiếp với trẻ.
- Dừng lại mọi hoạt động nếu trẻ có những hành vi xung động. Lúc này, bạn cần cho bé có những khoảng thời gian yên lặng.
- Trong quá trình tạo sự chú ý, nếu nhận thấy trẻ có triệu chứng co giật, tím tái hoặc khó thở,... nên dừng lại và liên hệ nhân viên y tế sớm nhất có thể.
Bài viết trên Mirai Care đã chia sẻ cho bạn câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tạo sự chú ý cho trẻ tự kỷ. Việc kết hợp nhiều phương pháp cải thiện sự chú ý giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng tương tác xã hội hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh có thể nắm rõ kỹ thuật tăng sự chú ý cho trẻ cách nhanh nhất.
Bài viết phổ biến khác