Làm gì khi trẻ tự kỷ bị mất bình tĩnh, không thể kiểm soát hành vi?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Báo cáo mới nhất của CDC ghi nhận sự gia tăng về tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) với hơn 2,7% trẻ em 8 tuổi được chẩn đoán mắc chứng bệnh này vào năm 2020. Đây là mức tăng đáng kể so với tỷ lệ 2,2% trẻ em được báo cáo vào năm 2018. Với tỉ lệ trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng, việc phụ huynh trang bị cho bản thân các kiến thức hữu ích để ứng phó trước những biến động tâm lý bất thường ở trẻ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Mirai Care đi tìm giải pháp cho câu hỏi làm gì khi trẻ tự kỷ bị mất bình tĩnh và không thể kiểm soát hành vi.
Nội dung bài viết:
Tham khảo thêm:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miraicare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương pháp điều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương nhé!
1. Tìm hiểu về cơn bùng nổ cảm xúc ở trẻ tự kỷ
Hầu hết trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và duy trì trạng thái bình tĩnh. Khi trẻ tự kỷ trở nên thất vọng hoặc tức giận một cách bất thường, chúng thường hành động theo cách khiến những người xung quanh không lường tới được. Tuy rằng vào lúc cơn bùng nổ cảm xúc bộc phát, trẻ có thể nhận thức được bản thân đang hành xử theo cách không đúng nhưng cũng không thể diễn đạt bằng lời để giải toả hay tìm kiếm sự hỗ trợ.
Khi đó, trẻ có thể có những biểu hiện như:
- Suy sụp, khóc nhiều và la hét trong hoảng loạn
- Chạy trốn khỏi tình huống khó khăn, đôi khi tự đặt mình vào nguy hiểm
- Có hành vi hung hăng hoặc tự ngược đãi bản thân
- Phản ứng thái quá với tình huống và không thể tự bình tĩnh lại
- Trở nên tiêu cực và khó tiếp thu những lời trấn an từ gia đình
- Thực hiện hành vi tự kích thích (vỗ tay,...)
Trẻ tự kỷ khi gặp phải các yếu tố gây kích động có thể mất bình tĩnh và không kiểm soát hành vi
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ những biến động trong tâm lý trẻ do môi trường tác động hoặc bản thân đang gặp bất ổn, cụ thể như:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì đang xảy ra xung quanh mình, ví dụ như hiểu những gì người khác đang nói
- Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện mong muốn và nhu cầu của mình (bằng lời nói và cảm xúc)
- Trẻ có độ nhạy cảm về giác quan (tiếng ồn, ánh sáng,...)
- Trẻ đang đau đớn hoặc cảm thấy không khỏe và không thể bày tỏ được trạng thái này ra bên ngoài
- Trẻ muốn thoát khỏi những tình huống hoặc hoạt động căng thẳng
- Trẻ bị thay đổi thói quen hoặc kế hoạch đã được sắp xếp sẵn từ trước
Nếu bạn có thể hiểu được lý do tại sao trẻ mắc chứng tự kỷ lại có hành vi hung hăng hoặc tự làm đau mình, bạn có thể lập kế hoạch để tránh hành vi đó tái diễn trong tương lai. Tuy rằng sẽ rất khó khăn nhưng hãy học cách chấp nhận rằng cơn khủng hoảng là một phần của chứng tự kỷ. Cách tốt nhất để giúp đỡ con là học cách ứng phó khi tình huống diễn ra để giảm thiểu tối đa tổn thương cho trẻ và người xung quanh.
2. Các kỹ thuật giúp trẻ bình tĩnh lại
2.1 Phân tán sự chú ý của trẻ
Một trong những cách bạn có thể làm để ổn định cảm xúc của trẻ chính là phân tán sự chú ý. Bằng cách đưa ra 2-3 sự lựa chọn phù hợp, bạn có thể điều hướng sự chú ý của trẻ sang những vấn đề tích cực hơn. Ví dụ, gợi ý cho con lựa chọn một trong các hoạt động như đi dạo, ngậm một viên đá lạnh, chọn đồ chơi từ trong hộp,... Khi trẻ chịu thực hiện các hoạt động bạn đề ra, cảm xúc khi ấy sẽ có sự biến chuyển rõ rệt.
Phân tán sự chú ý của trẻ bằng các hoạt động tích cực sẽ giúp trẻ bình ổn trở lại
2.2 Giúp trẻ bình tĩnh bằng lời nói
Trong lúc trẻ đang mất bình tĩnh, đừng cố gắng nói quá nhiều và bảo con hãy bình tĩnh lại vì điều này chỉ khiến căng thẳng ngày một leo thang. Thay vào đó, hãy sử dụng hình ảnh, câu chữ trên giấy hoặc lời nói hết sức nhẹ nhàng để hướng dẫn con đến một nơi an toàn, yên tĩnh. Sau đó đưa ra gợi ý về các giải pháp giúp xoa dịu tâm trạng, trấn an rằng chúng an toàn và bạn luôn bên cạnh để hỗ trợ con bất kỳ lúc nào.
2.3 Đưa trẻ đến nơi yên tĩnh hơn
Khi đối diện với tình huống con trẻ đang thể hiện cảm xúc thái quá, trước tiên bạn cần kiểm tra xem môi trường hiện tại có phải là vấn đề khiến con tức giận hay không. Nếu môi trường đang có những yếu tố bất ổn, bạn sẽ thay đổi như thế nào để chúng ổn định cảm xúc hơn, ví dụ như đóng cửa, tắt đèn, tắt nhạc hoặc đưa trẻ đến một không gian yên tĩnh. Đối với trẻ đang muốn ở một mình trong không gian riêng, hãy tôn trọng điều đó và tạm lánh mặt một lát chờ đến khi con bình tĩnh lại.
Điều này không những giúp trẻ cân bằng lại cảm xúc mà còn giúp bạn phòng tránh được những thương tổn bất ngờ gây ra trong lúc trẻ hoảng loạn. Như đã nói ở trên, sự bùng nổ có thể vô tình làm tổn thương trẻ và những người xung quanh. Trẻ có thể ngã, đập đầu, đánh bạn hoặc cắn bạn. Vì vậy tốt nhất hãy tạo một vùng không gian đủ an toàn trong lúc chờ cơn thịnh nộ nguội dần.
2.4 Nói chuyện với trẻ về sự việc vừa xảy ra
Trao đổi, chia sẻ cùng con sau sự việc vừa xảy ra để thấu hiểu con nhiều hơn
Đừng cố lý luận với con bạn khi chúng đang nổi cơn thịnh nộ. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn đợi đến khi chúng ổn định lại. Khi cả hai đều cảm thấy bình tĩnh, hãy nói chuyện với con về hành vi đó và thử đặt câu hỏi để hiểu thêm góc nhìn của con về nguyên nhân gây ra điều này.
Nếu con bạn không thể nói rõ điều gì khiến chúng lo lắng hoặc bản thân chúng không hiểu, bạn có thể sử dụng nhật ký để tự mình ghi nhận hành vi của con. Điều này không những giúp bạn có thêm căn cứ để giúp trẻ khắc phục hành vi mất bình tĩnh mà còn là thông tin quý giá giúp bác sĩ dễ dàng điều trị cho bé sau này.
Bên cạnh đó, đừng quên dành lời khen ngợi cho con khi trẻ đã bình tĩnh trở lại và không còn thực hiện hành vi quá khích. Bằng cách sử dụng lời khen mang tính mô tả, bạn có thể giúp con nhận biết con đã làm tốt điều gì và con nên làm gì vào lần tới, ví dụ như: “Mẹ thích con chọn ra ngoài đi dạo cùng mẹ thay vì đập đầu khi con cảm thấy khó chịu”, “Con thật giỏi khi đã chọn theo mẹ vào phòng, giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi của con thay vì ngồi khóc thật to và la hét khiến mẹ lo lắng”.
Mẹ ơi, lưu ngay:
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Miraicare là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"
Hãy để Miraicare đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
3. Xây dựng môi trường sống phù hợp
3.1 Tạo lịch trình rõ ràng
Khi cha mẹ thiết lập nên một thói quen hay lịch trình nhất quán và có thể dự đoán được, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng an toàn, thoải mái với điều này. Cần hiểu rằng một trong những điều khiến trẻ trở nên mất bình tĩnh chính là cảm giác choáng ngợp với môi trường xung quanh. Do đó việc đưa ra những lịch trình định sẵn sẽ giúp trẻ hiểu và dự đoán được những gì sắp xảy ra, từ đó tự điều chỉnh cảm xúc bản thân, tăng tính độc lập và giảm thiểu sự bùng nổ trong hành vi.
Xây dựng thói quen đơn giản như ăn cơm đúng giờ cũng giúp trẻ giảm thiểu được tình trạng nổi nóng vô cớ
Không cần quá phức tạp, việc tạo lập thói quen có thể dựa trên việc:
- Chọn ăn các bữa trong ngày vào những mốc thời gian cố định
- Đặt thời gian chơi một số đồ chơi, trò chơi nhất định
- Thiết lập thời gian biểu cụ thể cho việc học tập
- Tạo một lịch trình xoay quanh các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đánh răng hoặc mang giày.
Để chuyển tải điều này đến trẻ một cách trực quan, dễ hiểu và dễ ghi nhớ nhất, ba mẹ có thể diễn tả bằng hình ảnh, sơ đồ, văn bản. Điều này giúp trẻ nhận thức được đâu là những gì cần làm và đâu là những gì đang được ba mẹ mong đợi trẻ sẽ làm trong ngày. Về phía ba mẹ, cần cố gắng duy trì lịch trình đều đặn, tránh việc thay đổi một cách đột ngột dễ khiến trẻ bộc phát giận dữ bất ngờ.
3.2 Tạo không gian sống an toàn
Trẻ tự kỷ rất dễ nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và các kích thích giác quan khác. Do đó, hãy cố gắng tìm nguyên nhân và giúp trẻ giảm/ tránh xa các nguồn gây căng thẳng, cụ thể như:
- Cho trẻ ở không gian riêng tư, yên tĩnh khi trẻ mất bình tĩnh
- Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động thư giãn như tô màu
- Chuẩn bị sẵn các đồ vật như gấu bông hoặc chăn (có trọng lượng phù hợp) để trẻ cầm, nắm, tự điều chỉnh cảm xúc.
- Tránh các hoạt động gây ồn ào trong nhà, tránh nghe nhạc lớn
- Chuẩn bị tai nghe chống ồn và giúp trẻ đeo vào khi cần thiết
- Tránh ánh sáng chói, gắt trong nhà
Không gian sống an toàn giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ổn định cảm xúc
Bằng cách tìm ra các yếu tố khiến trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn, ba mẹ có thể chủ động tạo nên một không gian sống phù hợp, cân bằng giữa nhu cầu sinh hoạt chung của cả nhà lẫn nhu cầu sinh hoạt riêng của trẻ tự kỷ. Có như vậy, việc ổn định cảm xúc trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn, phụ huynh cũng cảm thấy đơn giản hơn trong việc nỗ lực cùng con vượt qua chướng ngại tâm lý.
3.3 Sử dụng hình ảnh, đồ vật hỗ trợ
Theo nhà sư phạm và nhà tâm lý học Beatriz Zeppelini: “Nhiều người mắc chứng tự kỷ khi có thể diễn đạt bằng lời nói đã chia sẻ với tôi rằng họ học được nhiều hơn khi thông tin được trình bày ở dạng trực quan. Lý giải cho vấn đề này, tôi cho rằng vì vùng não chịu trách nhiệm về phần thị giác ở những người mắc chứng tự kỷ có xu hướng hoạt động tốt hơn, thế nên họ ghi nhớ hình ảnh tốt hơn các hình thức khác”.
Do đó với trẻ tự kỷ, ba mẹ có thể sử dụng hình ảnh, đồ vật trực quan để con dễ dàng tiếp nhận. Việc chỉ vào các hình tượng đại diện cho cảm xúc, hành động hoặc đồ vật có thể giúp trẻ thể hiện mong muốn hoặc nhu cầu của mình. Hoạt động này mang hiệu quả giảm căng thẳng, tăng tính độc lập và hòa nhập cho trẻ.
Như Albert Einstein đã từng nói: “Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời tin rằng mình thật ngu ngốc”. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ đều có những điểm mạnh riêng, ngay cả khi chúng mắc bệnh tự kỷ. Vì vậy bằng tất cả yêu thương, cảm thông, sẻ chia và nỗ lực trang bị kiến thức, ba mẹ có thể cùng con vượt qua những cảm xúc tiêu cực nhất mà không phải đắn đo “làm gì khi trẻ tự kỷ bị mất bình tĩnh”.
Tài liệu tham khảo:
Help Your Autistic Child Manage Emotions - https://www-verywellhealth-com.translate.goog/helping-children-with-autism-handle-emotions-260146?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
Aggressive behaviour and self-injury in autistic children and teenagers: what is it? - https://raisingchildren-net-au.translate.goog/autism/behaviour/common-concerns/aggressive-behaviour-asd?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
About meltdowns: autistic children and teenagers - https://raisingchildren-net-au.translate.goog/autism/behaviour/common-concerns/meltdowns-autistic-children-teenagers?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
Creating a Supportive Home Environment for Children with Autism - https://autismassessmentcentre-ie.translate.goog/creating-a-supportive-home-environment-for-children-with-autism/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
How do visual supports help autistic students? - https://www.jadend.tech/how-do-visual-supports-help-autistic-students#:~:text=Visual%20supports%20are%20essential%20to,and%20increases%20independence%20and%20inclusion
Bài viết phổ biến khác