Liệu Pháp Car-T: Phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic
Ngày 12/7/2017 Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ đã thông qua việc sử dụng liệu pháp điều trị ung thư mới dựa vào tế bào CAR-T. Đây được coi là một bước tiến lớn giúp các bệnh nhân mắc ung thư nặng có thể được điều trị khỏe mạnh trở lại. Vậy Liệu Pháp Car-T là gì, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Tế bào T là gì?
Tế bào T là một loại tế bào Lympho trong bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Trên thực tế, tế bào T được tạo ra từ trong tủy xương, sau đó di chuyển đến các cơ quan lymphoide để trưởng thành và hoạt động.
Người ta có thể phân loại tế bào T dựa vào đặc điểm và vai trò như sau:
- Tế bào T gây độc (còn được gọi là T CD8+): có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tế bào bất thường như: vi rút, ung thư,...
- Tế bào T hỗ trợ (còn được gọi là T CD4+): có chức năng kích hoạt sản xuất kháng thể và hỗ trợ hoạt hóa các tế bào khác trong hệ miễn dịch
- Tế bào T điều hòa: có vai trò kiểm soát hoạt động của hệ miễn dịch và chống lại các bệnh tự miễn.
- Tế bào T ghi nhớ: có thể tăng nhanh chóng để tạo ra lượng lớn các tế bào T hiệu ứng khi tiếp xúc lại với kháng nguyên.
- Tế bào giết tự nhiên T: có vai trò làm cầu nối để kết hợp hệ thống miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng làm việc hiệu quả.
2. Liệu pháp tế bào Car T là gì
Liệu pháp tế bào CAR-T (chimeric antigen receptor T-cell therapy) là một phương pháp điều trị hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực điều trị ung thư. Đây còn được coi là một hình thức của liệu pháp tế bào gốc hiệu chỉnh gene, trong đó tế bào T của bệnh nhân được thu thập và sửa đổi để có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
3. Cơ chế tác động của liệu pháp Car-T
Liệu pháp tế bào CAR-T được xây dựng dựa vào việc nâng cao khả năng phát hiện và diệt trừ tế bào ung thư của hệ thống miễn dịch. Để làm được điều này, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập tế bào của bệnh nhân và tiến hành nuôi cấy giúp cho tế bào khỏe mạnh, đủ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó đưa ngược trở lại cơ thể.
4. Những bệnh nhân nào đủ điều kiện để điều trị liệu pháp tế bào Car T
Liệu pháp Car-T trong điều trị bệnh là một phương pháp điều trị mới, không chỉ đòi hỏi yêu cầu cao về khoa học công nghệ và trình độ của các bác sĩ, chuyên gia mà còn có những yêu cầu khắt khe đối với cả bệnh nhân điều trị bệnh. Những bệnh nhân đủ điều kiện để điều trị liệu pháp tế bào Car T phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Bệnh nhân phải từ 2 tuổi trở nên mắc các bệnh ung thư nặng, khó điều trị như: ung thư bạch cầu lympho cấp tế bào B (ALL) kháng thuốc, ung thư tế bào T lymphoblastic cấp tính,....
- Bệnh nhân đã trải qua nhiều phương pháp điều trị trước đó nhưng không hiệu quả, bao gồm cả hóa trị, xạ trị, và sử dụng các loại thuốc mãn tính..
- Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt, tương đối ổn định và không có dấu hiệu chuyển biến bất thường
- Bệnh nhân có nguồn tế bào T phù hợp để thu thập và sử dụng trong quá trình thực hiện liệu pháp tế bào CAR-T.
Những nhóm bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện điều trị liệu pháp CAR-T:
- Bệnh nhân bị tăng huyết áp nội sọ hoặc mất ý thức
- Bệnh nhân suy hô hấp
- Bệnh nhân bị đông máu nội mạch lan tỏa
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm trùng hoạt động không kiểm soát
5. Quy trình điều trị bằng liệu pháp tế bào Car-T
Để có thể điều trị bằng liệu pháp Car-T bạn có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập tế bào T từ bệnh nhân bằng cách lấy từ máu hoặc từ tủy xương
- Bước 2: Tạo ra tế bào Car-T. Sau khi các tế bào T được tách ra sẽ được di chuyển đến phòng thí nghiệm và bắt đầu quá trình sửa đổi. Các bác sĩ sẽ tiến hành thêm gen thụ thể kháng nguyên CAR cụ thể vào các tế bào T. Sau đó, các tế bào Car T này sẽ được nuôi cấy và nhân lên số lượng lớn ở trong phòng thí nghiệm. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 tuần để sản sinh đủ lượng tế bào CAR-T cần thiết.
- Bước 3: Truyền tế bào Car-T trở lại cơ thể bệnh nhân. Trước khi truyền tế bào Car-T vào cơ thể, bệnh nhân sẽ được điều trị hóa trị để giảm số lượng các tế bào miễn dịch trong cơ thể và chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào CAR-T. Sau đó, các tế bào CAR T sẽ bắt đầu được liên kết và tiêu diệt với các tế bào ung thư trong cơ thể.
- Bước 4: Theo dõi và phục hồi sau điều trị: Trong khoảng gian này, bệnh nhân sẽ được theo dõi bởi các bác sĩ và chuyên gia để đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý khi xảy ra các phản ứng phụ. Thông thường, bệnh nhân sẽ mất khoảng 2-3 tháng để phục hồi và khỏe mạnh trở lại.
>>> Xem thêm về liệu pháp miễn dịch
6. Liệu pháp Car-T có tác dụng phụ không?
Mặc dù là một phương pháp điều trị mới, khoa học, tuy nhiên tham vấn từ Tiến sĩ Bác sĩ Takaaki Matsuoka liệu pháp miễn dịch Car T vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nếu điều trị không đúng phương pháp và liệu trình.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra ở người điều trị như sau:
- Hội chứng giải phóng cytokine (CRS) gây sốt cao, giảm huyết áp, khó thở, buồn nôn, suy giảm chức năng phổi và gan, chức năng hệ thần kinh trung ương,...
- Gây dị ứng trong cơ thể với các triệu chứng như: phát ban, mẩn ngứa, sưng tấy, khó thở,...
- Bị bệnh lý não (Encephalopathy) do tăng cường miễn dịch, dẫn tới những bất thường về tâm lý như loạn nhịp, mất trí, mất ý thức,..
Tổng kết
Liệu pháp Car-T là một phương pháp điều trị bệnh ung thư mới được nhiều người lựa chọn giúp điều trị và phục hồi nhanh chóng. Hy vọng với những chia sẻ này, Mirai Care đã giúp bạn có thêm kiến thức và sự tự tin để trải nghiệm liệu trình điều trị bằng liệu pháp mới này.
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về liệu pháp CAR T, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu hỏi thường gặp về liệu pháp car-t
Bài viết phổ biến khác